Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế
MIỄN PHÍ
Số trang
62
Kích thước
322.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1400

Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Rừng và tầm quan trọng của rừng từ lâu đã được con người coi là một

mắt xích quan trọng trong mối quan hệ hữu cơ giữa 4 yếu tố: Rừng - Đất -

Nước – Con người. Mối quan hệ giữa 4 yếu tố này ở Việt Nam rất chặt chẽ và

có tác động lẫn nhau, sự suy thoái của rừng dẫn đất bị xói mòn, rửa trôi, độ

phì ngày càng thấp, nguồn nước cạn kiệt hay bị ô nhiểm làm đời sống của con

người gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên đã

giảm 2,8 triệu ha. Tình trạng mất rừng diễn ra trầm trọng tại một số vùng như

Tây Nguyên (mất 440.000 ha), Đông Nam Bộ (mất 308.000 ha), Khu vực các

tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế (mất 243.000 ha), khu vự Trung Tâm

Bắc Bộ (mất 242.500 ha) [1].

Diện tích rừng tự nhiên còn rất ít, lại phân bố phân tán, vùng thượng

nguồn các con sông lớn phần nhiều là đồi trọc, đã bị xói mòn, rữa trôi, thoái

hoá. Diện tích rừng trồng hiện nay cũng rất ít, khả năng khai thác gỗ thấp,

phần nhiều chỉ có giá trị phủ xanh, chưa có khả năng cung cấp gổ, trong lúc

có nhu cầu gỗ về gia dụng, củi đun, lâm sản hàng năm rất lớn, vượt khả năng

cung cấp của rừng. sự suy giảm cả diện tích và chất lượng đã kéo theo sự suy

giảm về môi trường, đa dạng sinh học và ngày càng gây khó khăn cho đời

sống của người dân sống trên địa bàn lâm nghiệp.

Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình dự án phát triển

tập trung cho miền núi nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển rừng như:

Chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 135 cho các xã

miền núi đặc biệt khó khăn… Quyết đinh 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ ra

ngày 29 tháng 7 năm 1998 và Quyết định 245/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính

1

phủ ra ngày 21 tháng 12 năm 1998 đã thể hiện quan điểm, chủ trương, chính

sách, biện pháp của Chính phủ về lâm nghiệp. Hai văn bản này và các văn bản

khác của Chính phủ đã thể hiện rõ hơn về chiến lược phát triển mới phát triển

kinh tế xã hội miền núi. Tinh thần cơ bản là nhân dân là lực lượng chủ yêú để

trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng và dược hưởng lợi ích từ nghề rừng,

phân cấp mạnh cho cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý đất đai, quản lý bảo

vệ rừng. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân,

hộ gia đình tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Phát triển và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng phải dựa trên

cơ sở khoa học, đảm bảo nguyên tắc con người sống hài hoà với thiên nhiên.

Trên cơ sở phân loại rừng thành 3 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và

rừng sản xuất sẽ xác định các chính sách, cơ chế quản lý phù hợp với chức

năng nhiệm vụ của từng loại rừng.

Việc trồng rừng thương mại trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề

mang tính thời sự được mọi người quan tâm hưởng ứng rất sôi nổi trên phạm

vi toàn tỉnh nói chung đặc biệt là ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phú Lộc là một huyện có nhiều lợi thế trong việc trồng rừng thương

mại, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, diện tích đất còn có thể

phát triển trồng rừng thương mại.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi chọn đề tài “ Phát triển trồng

rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế “ để làm luận văn

thạc sỹ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp, kinh tế và xã

hội của huyện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu các chương trình trồng

rừng Quốc gia (661), phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn miền núi, xoá đói

giảm nghèo ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đề tài này nhưng tác giả nghiên

cứu ở địa phương khác và trên một khía cạnh khác như đề tài của tác giả Lê thị

Mai Hoa nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng

sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững ở tỉnh Hoà Bình” đề tài này được làm

luận văn thạc sỹ của trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai – Hà Nội

Nhưng chưa một tác giả nào nghiên cứu về vấn đề trồng rừng thương

mại ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài này

để làm luận văn thạc sỹ của mình phần nào thúc đẩy việc phát triển trồng rừng

thương mại ở địa bàn huyện Phú Lộc ngày càng mạnh hơn .

1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc phát triển trồng rừng

thương mại, đề tài nhằm nghiên cứu việc trồng rừng thương mại trên địa bàn

huyện Phú Lộc. Nhằm tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công tác xoá

đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện

1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Đề tài trình bày lý luận về trồng rừng thương mại, phân tích thực trạng

việc trổng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, đề tài đã đưa ra những giải pháp

khả thi để phát triển trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên

Huế

1.4. Đối tượng, Phạm vi

* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc trồng rừng

thương mại trong những năm qua trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên

Huế.

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa

Thiên Huế trong thời gian từ năm 1986 đến nay.

3

1.5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Do điều kiện về thời gian và điều kiện nghiên cứu của đề tài nên về nội

dung nghiên cứu đề tài giới hạn như sau:

Đề tài không nghiên cứu trồng rừng chung chung như trồng rừng phòng

hộ, trồng rừng đặc dụng mà đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các mô hình trồng

rừng mang tính thương mại cao, một số cây trồng chủ yếu mang lại hiệu quả

kinh tế, thời gian thu hoạch sớm cho người trồng rừng ở huyện Phú Lộc tỉnh

Thừa Thiên Huế.

1.6. Một số đóng góp của đề tài

Đề tài khảo sát được việc trồng rừng thương mại trên địa bàn huyện

Phú Lộc góp phần làm tăng thu nhập từ sản phẩm rừng trồng của người dân,

từ đó cải thiện được đời sống xã hội của người dân ở đây ngày càng tốt hơn.

Đề tài đưa ra một số chính sách và một số giải pháp, kiến nghị phù hợp

với điều kiện thực tế của địa bàn, để việc trồng rừng thương mại ngày càng có

hiệu quả hơn đối với người dân huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.7. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận, 04 chương và 10 bảng biểu

4

CHUƠNG 1

VAI TRÒ CỦA TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT

TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.1.Vai trò của sản phẩm lâm nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội

1.1.1. Một số khái niệm về sản phẩm lâm nghiệp và rừng thương mại

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân

có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng nhằm

cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, khai thác và vận

chuyển lâm sản. [1]

Sản phẩm lâm nghiệp là một loại nguyên liệu được loài người sử dụng

rộng rãi và lâu đời nhất, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế

quốc dân, sản phẩm lâm nghiệp được sử dụng trong công nghiệp và nông

nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, khai thác mỏ và một số ngành khác.

Sản phẩm lâm nghiệp là rừng do con người và tự nhiên tạo ra

Rừng thương mại là loại rừng mà một số tổ chức sản xuất lâm nghiệp

và người dân bỏ vốn của mình ra để đầu tư trồng rừng với mục đích đáp ứng

nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và gỗ gia dụng của nhân dân nhằm thu lợi

nhuận sau một chu kỳ trồng rừng; đồng thời khuyến khích phát triển hệ thống

cây trồng đa mục đích.

Rừng thương mại được hiểu là trồng rừng để bán và mục đích của trồng

rừng thương mại là nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

Rừng thương mại cũng được hiểu như rừng trồng sản xuất góp phần

vào cải tạo môi trường và bảo vệ môi trường sống của con người, phủ xanh

thảm thực vật.

Rừng thương mại là loại rừng mà do cá nhân, và một số tổ chức ngoài

quốc doanh, các lâm trường làm chủ sở hữu và có quyền khai thác, bán sản

phẩm ra thị trường, trên diện tích rừng mà mình đã trồng đứng thời điểm.

5

Sản phẩm lâm nghiệp và rừng thương mại là hai yếu tố liên quan mật

thiết với nhau, rừng thương mại là một sản phẩm của lâm nghiệp do con

người tạo ra.

1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ

đổi mới

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và

nông thôn, không những có vai trò bảo đảm cho nông nghiệp và nông thôn

phát triển ổn định và bền vững mà còn góp phần giữ vững sự phát triển bền

vững và ổn định kinh tế xã hội nói chung.

Chính từ vị trí và vai trò quan trọng đó nên từ khi thành lập nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát

triển ngành lâm nghiệp.

Ngành lâm nghiệp Việt Nam XHCN đã trải qua hàng chục năm xây

dựng, trưởng thành và phát triển, là cả quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn

Đảng, toàn dân, toàn quân cùng với cán bộ công nhân viên chức trong ngành

xây dựng lực lượng sản xuất lâm nghiệp, tổ chức, thể chế, khoa học kỹ thuật

trồng rừng… nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài

nguyên của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại phá hoại rừng,

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo từng giai đoạn, trong những bối cảnh lịch

sử kinh tế xã hội có nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước có

chiến tranh, rừng đã có vị trí cực kỳ quan trọng: Là những khu căn cứ cho

hoạt động của Đảng, Nhà nước ta, như Chiến Khu Việt Bắc… thời chống giặc

ngoại xâm đã trở thành huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của

đất nước.

Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, cùng với nhịp độ phát triển chung của

đất nước, Lâm nghiệp nước ta cũng đang từng bước đổi mới, đang trong quá

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!