Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình.
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1519

Phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

------------------

Đề tài:

PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO

4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TRONG DẠY HỌC TẠO HÌNH

Đà Nẵng, tháng 5/2015

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thùy

Lớp : 11SMN2

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Mai Thị Cẩm Nhung

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................8

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................8

5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................9

6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................9

7. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................9

8. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9

9. Những đóng góp của đề tài ................................................................................10

10. Cấu trúc của đề tài ...........................................................................................10

NỘI DUNG ..........................................................................................................11

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THẨM

MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNGTRẢI

NGHIỆM TRONG DẠY HỌC TẠO HÌNH.......................................................11

1.1. Phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình ...11

1.1.1. Khái niệm tri giácthẩm mĩ ...........................................................................11

1.1.2. Phân loại tri giác..........................................................................................14

1.1.3. Các quy luật cơ bản của tri giác ...................................................................16

1.1.4. Đặc điểm khả năng tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt

động tạo hình.........................................................................................................18

1.1.5. Mối quan hệ giữa tri giác thẩm mĩ và các yếu tố tâm lý khác trong hoạt động

tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi ......................................................................................26

1.1.6. Nội dung phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo

hình .......................................................................................................................28

1.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình nhằm phát triển tri

giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non............................29

1.2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm.................................................................29

1.2.2. Giáo dục trải nghiệm và phương pháp dạy trẻ học qua trải nghiệm..............32

1.2.3. Các đặc điểm nổi bật của phương pháp dạy trẻ học qua trải nghiệm.............33

1.2.4. Bản chất của quá trình dạy học qua trải nghiệm ...........................................33

1.2.5. Ý nghĩa của việc dạy học qua trải nghiệm đối với sự phát triển khả năng tri

giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình ........................34

1.2.6. Quy trình dạy trẻ học qua trải nghiệm trong hoạt động tạo hình nhằm phát

triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non ....................................40

1.2.7. Các yêu cầu cần phải đảm bảo khi dạy trẻ học qua trải nghiệm trong hoạt

động tạo hình nhằm phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi...........................44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................45

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THẨM MĨ

CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TRONGDẠY HỌC TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON ..............................47

2.1. Mục đích nghiên cứu của thực trạng ...........................................................47

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................47

2.3. Thời gian khảo sát thực trạng......................................................................47

2.4. Nội dung điều tra ..........................................................................................47

2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................48

2.5.1. Quan sát sư phạm.........................................................................................48

2.5.2. Đàm thoại ....................................................................................................48

2.5.3. Điều tra bằng Anket.....................................................................................49

2.5.4. Thu thập, nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình..........50

2.5.5. Xử lý số liệu bằng toán thống kê..................................................................50

2.6. Kết quả khảo sát...........................................................................................50

2.6.1. Vài nét về trường mầm non..........................................................................50

2.6.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm

trong dạy học tạo hình nhằm phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường

mầm non ...............................................................................................................55

2.6.3. Thực trạng các biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo

hình phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non.....................59

2.6.4. Thực trạng mức độ phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải

nghiệm trong dạy học tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi ...................................................63

2.6.5. Những điểm yếu và tồn tại...........................................................................73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................76

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC THẨM MĨ CHO TRẺ 4-

5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC

TẠO HÌNH VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................77

3.1. Khái niệm biện pháp phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5

tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình..........................77

3.2. Cơ sở xây dựng biện pháp phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi

thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình .................................78

3.3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình

phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi........................................................81

3.3.1. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tạo hình với các nguyên vật liệu khác nhau giúp

trẻ nắm bắt đặc điểm, thuộc tính của đối tượng......................................................81

3.3.2. Tổ chức cho trẻ làm một số thí nghiệm với các chất liệu tạo hình giúp trẻ phát hiện ra

những mối quan hệ có tính quy luật và các thuộc tính của vật liệu tạo hình....................84

3.3.3. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm dưới hình thức trò chơi tạo hình để rèn luyện sự

tinh nhạy của trẻ trong việc phát hiện ra những đặc điểm khó nhận thấy................86

3.3.4. Xây dựng môi trường cho trẻ tự trải nghiệm để phát triển cảm xúc thẩm mĩ và

hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình..............................................................88

3.3.5. Phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ khi tham gia các hoạt động trải

nghiệm ngoài giờ học ............................................................................................90

3.4. Thực nghiệm sư phạm..................................................................................92

3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm .............................................................92

3.4.2. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ..........................................92

3.4.3. Tiến trình thực nghiệm.................................................................................93

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm .....................................................................95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................116

KẾT LUẬN........................................................................................................118

1. Kết luận...........................................................................................................118

2. Kiến nghị sư phạm...........................................................................................119

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................120

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm của trẻ mẫu giáo ................................55

Bảng 2.2. Khái niệm tri giác thẩm mĩ: ...................................................................56

Bảng 2.3. Tầm quan trọng của việc phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4 –

5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình .............57

Bảng 2.4. Mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình...............57

Bảng 2.5. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình nhằm

phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ..........................................................58

Bảng 2.6. Các biểu hiện của trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm trong dạy học

tạo hình.................................................................................................58

Bảng 2.7. Khả năng phát triển tri giác của trẻ ........................................................59

Bảng 2.9. Những biện pháp thường sử dụng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong

dạy học tạo hình....................................................................................60

Bảng 2.10. Mục đích của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm Thông qua trò chơi...61

Bảng 2.11. Ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm trong tạo hình cho trẻ

..............................................................................................................62

Bảng 2.12. Các yêu cầu và điều kiện phải đảm bảo khi tổ chức hoạt động trải

nghiệm trong dạy học tạo hình của trẻ...................................................62

Bảng 2.13: Kết quả về thực trạng mức độ phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu

giáo 4 – 5 tuổi .......................................................................................67

Bảng 2.14. Thực trạng mức độ PTTGTM của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiqua từng tiêu

chí.........................................................................................................68

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ ở nhóm ĐC

và TN trước thực nghiệm ......................................................................95

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ ở nhóm ĐC

và TN trước thực nghiệm qua từng tiêu chí ...........................................97

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ ở nhóm ĐC

và TN sau thực nghiệm .......................................................................100

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ ở nhóm ĐC

và TN sau thực nghiệm qua từng tiêu chí ............................................102

Bảng 3.5. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ ở nhóm ĐC TTN và STN.......107

Bảng 3.6. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua

hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở nhóm ĐC TTN và STN

qua từng tiêu chí .................................................................................108

Bảng 3.7. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ ở nhóm TN TTN và STN.....109

Bảng 3.8. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua

hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở nhóm TN TTN và STN

qua từng tiêu chí .................................................................................111

Bảng 3.9. Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ

của trẻ ở nhóm ĐC trước và sau TN tác động......................................114

Bảng 3.10. Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ

của trẻ ở nhóm TN trước và sau TN tác động......................................115

Bảng 3.11. Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ

của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm tác động...........................115

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Thực trạng mức độ phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5

tuổi qua tiêu chí 1 ............................................................................69

Biểu đồ 2.2. Thực trạng mức độ PTTGTM của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua tiêu chí 2......70

Biểu đồ 2.3. Thực trạng mức độ PTTGTM của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua tiêu chí.........71

Biểu đồ 2.4. Thực trạng mức độ PTTGTM của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua tiêu chí 4......72

Biểu đồ 2.5. Thực trạng mức độ PTTGTM của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua tiêu chí 5......73

Biểu đồ 3.1: Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐC và

TN trước thực nghiệm......................................................................96

Biểu đồ 3.2: Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐC và

TN sau thực nghiệm.......................................................................101

Biểu đồ 3.3. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐCvà

TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 1.................................................103

Biểu đồ 3.4. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐC và

TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 2.................................................103

Biểu đồ 3.5. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐC và

TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 3.................................................104

Biểu đồ 3.6. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐC và

TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 4.................................................105

Biểu đồ 3.7. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở hai nhóm ĐC và

TN sau thực nghiệm qua tiêu chí 5.................................................106

Biểu đồ 3.8. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua

hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình ở nhóm ĐC TTN và ST..107

Biểu đồ 3.9. Khả năng phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua

hoạt động trải nghiệm trong dạy họctạo hình ở nhóm TN TTN và STN. 110

Biểu đồ 3.10. Khả năng nắm bắt các đặc điểm, các thuộc tính của đối tượng trong khoảng

thời gian nhất định (hình màu, kích thước, quan hệ không gian…) và tốc độ

nắm bắt đối tượng mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở nhóm TN TTN và STN ...........112

Biểu đồ 3.11. Sự tinh nhạy của trẻ trong việc phát hiện ra những đặc điểm khó nhận

thấy và biểu lộ thái độ và xúc cảm thẫm mĩ trong quá trình tri giác

mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở nhóm TN TTN vàSTN.................................112

Biểu đồ 3.12. Khả năng phân biệt các bộ phận chính và chi tiết, thứ yếu trong cấu trúc đối

tượng tri giác của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở nhóm TN TTN và STN. .....113

Biểu đồ 3.13. : Khả năng xác định những điểm giống, khác nhau để từ đó phân

nhóm các sự vật theo các dấu hiệu chung và riêng của trẻ mẫu giáo 4

– 5 tuổi ở nhóm TN TTN và STN. .................................................113

Biểu đồ 3.14. Khả năng phát hiện ra những mối quan hệ có tính quy luật và các đặc

điểm bên ngoài với chức năng, ý nghĩa của các chi tiết trong một sự

vật và giữa các sự vật trong một hiện tượng của trẻ mẫu giáo 4 – 5

tuổi ở nhóm TN TTN và STN. .......................................................114

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Con người nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp thì bản thân con

người, một mặt trong lao động của mình hình thành những thước đo cho cái đẹp;

mặt khác, những tri thức thẩm mĩlại luôn luôn cổ vũ con người sáng tạo” (C.Mác).

Con người muốn vươn tới đỉnh cao của cái đẹp trong lao động hoạt động sáng tạo

thì bước đầu tiên của mỗi người là cần phải trau dồi những tri thức thẩm mĩ.

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển thẩm mĩ là một trong năm lĩnh vực

giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Nó sẽ hình thành trong tâm thức của trẻ những

năng khiếu nghệ thuật. Vì vậy, giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi

mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.

Bồi dưỡng kiến thức thẩm mĩ cho trẻ mầm non là một việc làm thiết thực và

rất cần thiết đối với mỗi trẻ. Những kiến thức về thẩm mĩ bồi đắpthêm trong tâm

hồn trẻ những tình cảm sâu lắng, những ý nghĩ trong sáng, hồn nhiên hơn về cuộc

sống bởi trong tư tưởng của các em sẽ mở ra một thế giới đầy màu sắc và luôn

hướng tới cái đẹp. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩlà phải tạo ra khả năng sản xuất

ra cái đẹp, không chỉ phản ánh đúng cái đẹp của cuộc sống, thế giới mà những tâm

hồn trẻ thơ ấy khi lớn dần sẽ còn sáng tạo thêm cho cuộc sống, thế giới những cái

đẹp mới.

Ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi, trải nghiệm sẽ giúp phát triển

tri giác thẩm mĩ cho trẻ vì ở lứa tuổi này trẻ thể hiện tính tự lực, tự do và chủ động.

Lúc này trẻ đã biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn. Mặt

khác, ghi nhớ có chủ định của trẻ cũng bắt đầu phát triển trẻ có thể tái hiện lại các

hoạt động một cách chi tiết và chính xác. Ngoài ra khả năng quan sát của trẻ cũng

rất khá nên trẻ có thể nhớ và thực hiện lại các hành động tương đối chính xác. Hơn

thế nữa, trong sự phát triển tri giác của trẻ thì tính chủ định phát triển rất cao khi trẻ

tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh. Nhờ vào tính chủ định này nên trí

nhớ có chủ định của trẻ cũng tốt hơn, dung lượng nhớ tăng, khả năng nhớ lâu hơn

2

và bền hơn. Những hình ảnh mà trẻ tiếp thuđược cũng đủ cơ sở để tư duy trực quan

hình ảnh phát triển hiệu quả. Những yếu tố này là cơ sở quan trọng trong hoạt động

trải nghiệm của trẻ.

Nội dung hoạt động trải nghiệm phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

đặc biệt là mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non là một hoạt động pháttriển tri giác

thẩm mĩ cho trẻ rất hiệu quả. Bởi trong những buổi học có các hoạt động trải

nghiệm trẻ sẽ rất vui thích, kích thích sự ham muốn tham gia vào các hoạt động

chơi và học, làm cho trẻ phát triển tư duy, thẩm mĩ một cách mạnh mẽ. Như vậy

muốn trẻ phát triển tri giác thẩm mĩ tốt chúng ta cần nâng cao chất lượng hoạt động

trải nghiệm.Thông qua hoạt động trải nghiệm, giáo viên sẽ giúp trẻ phát triển các

chức năng tâm lýnhư khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, cách cảm

nhận cái đẹp, hướng bản thân mình tới những giá trị chân – thiện – mĩ. Từ đó buộc

trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra

cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách cho

trẻ. Cần có những nghiên cứu cụ thể để trẻ phát triển tối ưu tri giác thẩm mĩ của

mình. Đây chính là lí do chúng tôi chọn đề tài “Phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình” để

nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Trên thế giới

Trong số các hoạt động phong phú của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thì hoạt

động tạo hình là một trong những hoạt động thu hút được nhiều sự chú ý nhất của

các nhà tâm lý học, giáo dục học.

Mối quan tâm về tranh vẽ của trẻ em xuất hiện ngay từ những năm 80 của

thế kỉ XIX: các nhà tâm lý học muốn qua tranh vẽ của trẻ mà tìm kiếm khả năng

thâm nhập vào bên trong tâm lý rất đặc thù của trẻ; các nhà giáo dục học thì tranh

luận về những vấn đề tổ chức hướng dẫn hoạt động vẽ của trẻvà tìm ra những con

đường dạy học tối ưu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tri giác thẩm

mĩ, phát triển nghệ thuật của trẻ.

3

Những công trình nghiên cứu đầu tiên đã xem xét bản chất tranh vẽ của trẻ

ở góc độ sinh học và đưa ra nhiều vấn đề mà cho tới ngày nay vẫn chưa giải quyết được

đến cùng. Một trong những đại diện của trường phái ưu sinh là G.KerchEnsteiner (Đức)

cho rằng “đứa trẻ vẽ những gì nó biết”. Theo tác giả này, quy luật phát triển tranh

vẽ của cá thể cũng giống như của cả chủng loài. Đồng tình với G.KerchEnsteiner,

W.Stern coi “hoạt động tạo hình như một quá trình tự phát , là sự kế thừa một cách

tự nhiên những tiềm năng sẵn có của loài người”. [tr 10; 22]

Các nhà tâm lí học hành vi thì ngược lại, đánh giá quá cao vai trò của những

ảnh hưởng ngoại giới mà coi thường hoạt động của thế giới bên trong, coi thường

yếu tố tự nhiên – một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khả năng nghệ

thuật. Sự tiến bộ ở quan điểm này là nó đã khẳng định rằng người ta có thể điều

khiển được sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế khi xem con

người như chiếc máy sinh học, xem kết quả của của hoạt động sáng tạo như kết quả

có sẵn mang tính tiền định, được bật ra trước những kích thích ngoại giới. Song như

chúng ta đã biết, việc “dạy học chương trình hóa” không để đem lại kết quả tích cực

trong việc giáo dục thẩm mĩ và phát triển tính sáng tạo nghệ thuật. [tr 11; 22]

Các nhà tâm lí học cấu trúc (Gestalt) (R.Arnheim, V.Kohler, K.Koffka,

M.Werthermer,…) cũng là những người quan tâm tới hoạt động tạo hình của trẻ

em.Trước câu hỏi “trẻ vẽ gì”? Họ khẳng định: Đứa trẻ vẽ những gì nó nhìn thấy.

Câu trả lời này đã đặt nền móng cho sự hiểu biết hiện đại về tri giác, thị giác. Các

quy luật lí thú về tri giác và tư duy mà các nhà tâm lí học Gestalt đưa ra đã có ảnh

hưởng tích cực tới sự thay đổi phương pháp tổ chức “tri giác từng thành tố” của

những người trong tâm lí học. Các nhà tâm lí học cấu trúc cho rằng, phần lớn hiện

tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên không thể miêu tả một cách chính xác nếu

chỉ được xem xét theo từng phần riêng rẽ, một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ

có thể tạo nên hay thậm chí được ý thức trong đầu một cách rõ nét nếu nó không

được tiếp thu và được nhận thức rõ ràng như một cấu trúc liên kết trọn vẹn.

[tr 11 - 12; 22]

4

Dù là giải thích bằng cách này hay cách khác các quan điểm trên đều gặp

nhau ở một điểm: họ chỉ dừng lại ở sự phát triển tự phát của trẻ trong hoạt động tạo

hình mà không chịu thừa nhận rằng hoạt động tạo hình của trẻ em là kết quả hoạt

động tích cực của chủ thể trên cơ sở sự lĩnh hội và vận dụng sáng tạo các kinh

nghiệm xã hội, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Vào những năm 40 -50, ảnh hưởng của nền tâm lí học Mác – xít đã làm thay

đổicăn bản về cách nhìn nhận sự phát triển hoạt động tạo hình ở trẻ em. Các công

trình gần như bị lãng quên lúc đó tuy nhiên các công trình củaL.X.Vưgôtxki (nhà

tâm lí học Xô – viết lỗi lạc, người có công đầu học thuyết Mác – xít trong tâm lí

học) đã đem lại sức sống cho công việc của các nhà nghiên cứu ở Liên Xô (cũ).

[tr 14- 16; 22]

Hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non được các tác giả xem xét dựa

trên lí luận về sự phát triển tâm lí trẻ mà cơ sở của nó là học thuyết Mác – xít về sự

kế thừa mang tính xã hội các tính chất tâm lí, các năng lực tâm lí, về sự lĩnh hội của

cá thể nền văn hóa vật chất và tinh thần được đúc kết trong sự phát triển nhân loại.

Mô – đun do Bernard Cox, Margaret và John Fien viết cho UNESCO, trong

đó có sử dụng tài liệu soạn thảo bởi Mary Law trong chương trình học tập vì một

môi trường bền vững, UNESCO – ACEID. Giới thiệu phương pháp giáo dục trải

nghiệm (experiential education), đây là một phương pháp tiếp cận (approach) chính

cho việc học tập vì một tương lai bền vững lấy học sinh làm trung tâm (student￾centred learning). Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt

động tư duy phản biện , giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh

cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các em tổng

kết (debrief) và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản

hồi, phân tích, chiêm nghiệm cũng như ứng dụngnhững ý tưởng và kĩ năng đã tiếp

thu trong những tình huống mới. [tr 450;5]

Tại Anh, năm 1907, một Trung tướng trong quân đội Anh đã tổ chức một

cuộc cắm trại hướng đạo đầu tiên. Hoạt động này sau phát triển thành phong trào

Hướng đạo sinh rộng khắp toàn cầu. Hướng đạo là một loại hình “Giáo dục trải

5

nghiệm”, chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm: cắm trại,

kỹ năng sống trong rừng, kỹ năng sinh tồn, lửa trại, các trò chơi tập thể và các môn

thể thao. Cho đến năm 1977, với sự thành lập của “Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm”

(Association for Experiential Education – AEE), “Giáo dục trải nghiệm” đã chính

thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi. “Giáo dục trải

nghiệm” bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào năm 2002, tại Hội nghị

thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững, chương trình “Dạy và học vì

một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua, trong đó có học phần quan

trọng về “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng.

[36]

J.Watson đã đưa ra nhận định: “ Con người tự xây dựng bản thân chứ không

phải vốn sinh ra con người đã là con người. Nhân cách con người là sự sáng tạo

của chính con người con người chứ không phải sự ban ơn của thượng đế”. Nhận

định trên của J.Watson đã nói lên con người muốn phát triển thẩm mĩ, phát triển

nhân cách thì phải tự mình thao tác, phải có những trải nghiệm thì tri giác thẩm mĩ ,

nhân cách mới được hình thành và phát triển. [tr 11; 22]

Ngày nay, “Giáo dục trải nghiệm” đang tiếp tục phát triển và hình thành

mạng lưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn thế giới

ứng dụng. UNESCO cũng nhìn nhận Giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng

tươi lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỷ tới. [36]

2.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc tổ chức hoạt

động tạo hình cho trẻ mầm non nói chung và việc phát triển tri giác thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học tạo hình nói

riêng:

Với kết quả công trình nghiên cứu của mình (trên trẻ 3 - 4 tuổi), tác giả

Phan Việt Hoa đã chứng minh rằng việc tiếp xúc với cuộc sốngxung quanh chính là

con đường làm giàu cảm xúc tạo hình ở trẻ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!