Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1789

Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ VÂN

PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ VÂN

PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong

sản xuất kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu

độc lập của riêng tôi, không sao chép bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của các

tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài này là trung thực, các tài liệu tham

khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ

của nhiều tổ chức, cá nhân, của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin bày lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:

PGS.TS. Trần Chí Thiện - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh, Bộ phận Quản lý Đào tạo Sau Đại học - Phòng Đào tạo, các Thầy Cô giáo

Khoa Quản lý - Luật Kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh

Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh

Thái Nguyên, UBND, Liên minh Hợp tác xã Thái Nguyên, các cán bộ của Tổ hợp

tác, Hợp tác xã và các hộ dân thuộc Thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho

tôi tiến hành nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích

lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ .................................................................................vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài .................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3

5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn ..........................................................3

6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

Chương 1. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT

TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT

KINH DOANH CHÈ......................................................................................5

1.1. Lý luận về phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã .................................................5

1.1.1. Lý luận về tổ hợp tác và hợp tác xã .................................................................5

1.1.2. Khái niệm và vai trò của phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản

xuất kinh doanh chè........................................................................................13

1.1.3. Nội dung phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè.........19

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản

xuất kinh doanh chè........................................................................................22

1.2. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển hợp tác xã trong sản

xuất kinh doanh ..............................................................................................25

1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản

xuất kinh doanh trên thế giới..........................................................................25

1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh

ở Việt Nam .....................................................................................................29

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm đối với TP Thái Nguyên...................................35

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................39

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................39

2.2. Phương pháp tiếp cận .....................................................................................39

2.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống ......................................................................39

2.2.2. Phương pháp tiếp cận từ dưới lên ..................................................................39

2.2.3. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống ..............................................................39

2.2.4. Phương pháp tiếp cận liên kết theo chiều ngang............................................39

2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................40

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................40

2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu, xử lý số liệu..................................................41

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................41

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sự phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã

trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên .......................................45

2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của tổ hợp tác, hợp tác xã ............45

2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã ...........45

2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã .........46

2.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tổ hợp

tác, hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên...............48

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TẠI TP THÁI NGUYÊN............49

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ..................49

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................49

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên.............................................52

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng chè TP Thái Nguyên.......................58

3.2. Tình hình phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh

chè tại TP Thái Nguyên..................................................................................59

3.2.1. Khái quát quá trình phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất kinh

doanh chè tại Thái Nguyên.............................................................................59

3.2.2. Sự phát triển của tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè

được điều tra tại TP Thái Nguyên..................................................................62

v

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tổ hợp

tác, HTX.........................................................................................................77

3.4. Đánh giá chung về phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất

kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên...............................................................80

3.4.1. Những thành tựu đạt được..............................................................................80

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế...............................................................................82

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................................83

Chương 4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ

HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TẠI TP

THÁI NGUYÊN ...........................................................................................85

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xă

trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên .......................................85

4.1.1. Quan điểm, định hướng về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã chè tại TP

Thái Nguyên...................................................................................................85

4.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................87

4.1.3. Mục tiêu phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong thời gian tới........................88

4.2. Giải pháp để phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh

doanh chè tại TP Thái Nguyên.......................................................................89

4.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động cán bộ và các hộ sản xuất kinh

doanh chè tham gia phát triển HTX ...............................................................89

4.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã............89

4.2.3. Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ .....................................................90

4.2.4. Giải pháp quản lý tài chính hợp tác xã tại các vùng chè................................91

4.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý

THT, HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các thành viên, tổ viên

THT, hợp tác xã tại các vùng chè trên địa bàn Thành phố ............................91

4.3. Một số đề xuất và kiến nghị ...........................................................................92

4.3.1. Đối với trung ương.........................................................................................92

4.3.2. Đối với địa phương ........................................................................................92

KẾT LUẬN..............................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................................100

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Dạng viết tắt Dạng đầy đủ

ĐVT : Đơn vị tính

TP : Thành phố

THT : Tổ hợp tác

HTX : Hợp tác xã

UBND : Uỷ ban nhân dân

VietGAP : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam

Global GAP : Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

UTZ : Chương trình phát triển bền vững cho Cà phê, Cacao

và Chè, hợp tác cùng các thương hiệu hiện có

CPNL : Chi phí nguyên liệu

TDTT : Thể dục thể thao

TC,CĐ : Trung cấp, Cao đẳng

ĐH : Đại học

BQ : Bình quân

KH, CN : Khoa học, Công nghệ

SXKD : Sản xuất kinh doanh

vii

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ

Bảng:

Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD ...................43

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp diện tích chè của các xã thuộc TP Thái Nguyên ........58

Bảng 3.2. Số lượng THT, HTX chè trên địa bàn TP Thái Nguyên .....................62

Biểu 3.3. Số lượng và trình độ của các hộ thành viên (xã viên), tổ viên tham

gia THT, HTX năm 2016 ....................................................................63

Bảng 3.4. Diện tích chè của THT, HTX trên địa bàn TP Thái Nguyên ..............64

Bảng 3.5. Số lượng và giá trị tài sản sử dụng cho sản xuất chè của THT,

HTX chè TP Thái Nguyên ..................................................................66

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng lao động tại các THT, HTX chè năm 2016...........67

Bảng 3.7. Quy mô vốn của hộ thành viên tham gia THT, HTX trên địa bàn

TP Thái Nguyên ..................................................................................68

Biểu 3.8. Năng suất chè búp tươi của hộ tham gia THT, HTX .........................69

Biểu 3.9. Sản lượng chè búp tươi của THT, HTX trên địa bàn TP Thái Nguyên ...70

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD của THT, HTX chè của

TP Thái Nguyên năm 2016 .................................................................71

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu khác phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các

hộ tổ viên THT và hộ thành viên HTX chè ở TP Thái Nguyên (%)...73

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của THT,

HTX chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên..................................75

Bảng 3.13. Kết quả chạy mô hình hàm sản xuất COBB-DOUGLAS...................78

Đồ thị:

Đồ thị 3.1. Diện tích chè theo giống chè của các tổ viên THT và các thành

viên HTX...............................................................................................65

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,

mang nặng tính tự cung tự cấp. Trong nông nghiệp, các đơn vị kinh tế phần lớn là

các hộ nông dân nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, năng lực cạnh tranh yếu kém, nhất là

trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế. Phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã của

những người sản xuất kinh doanh riêng lẻ là xu thế tất yếu khách quan không chỉ

nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản

xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mà thông qua hợp tác xã, nhà

nước còn có thể dễ dàng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông

thôn thực hiện giảm nghèo, công bằng và tiến bộ xã hội, doanh nghiệp còn có thể dễ

dàng hợp tác với người sản xuất nhỏ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả

kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Từ khi Luật Hợp tác xã ra đời, đặc biệt là sự đổi mới của Luật Hợp tác xã năm

2012, với hệ thống hành lang pháp lý rõ ràng hơn trước, đã làm cho bản chất hợp

tác xã thay đổi theo hướng tích cực, nhờ đó tạo điều kiện cho các loại hình hợp tác

xã ngày càng phát triển. Xuất phát từ đặc thù của từng địa phương, sự vận dụng

sáng tạo đường lối đổi mới các tổ hợp tác, hợp tác xã của chính quyền các cấp, việc

chuyển đổi các tổ hợp tác, hợp tác xã đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú.

Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác xã hoạt động rất hiệu quả, đáp

ứng nguyện vọng và lợi ích của các thành viên.

Ở các vùng chè trong cả nước, nhất là các vùng chè trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên, do đặc trưng của sản phẩm chè mang tính hàng hóa rất cao, để đáp ứng các

đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế, các tổ hợp tác, hợp

tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ đã ra đời và phát huy ngày càng tốt

hơn vai trò của mình. Các tổ hợp tác, hợp tác xã đã trở thành nòng cốt trong xây

dựng nông thôn mới ở các xã vùng chè. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các tổ

hợp tác, hợp tác xã ở các vùng chè tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất

cập như: quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ kỹ thuật, máy móc

thiết bị còn lạc hậu, nguồn vốn còn hạn hẹp, sản phẩm hàng hóa chưa phong phú đa

2

dạng, chất lượng chưa cao, chưa thực sự đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Những hạn chế, yếu kém đó tồn tại do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó

có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động đến sự phát triển của các tổ

hợp tác, hợp tác xã.

Việc tìm ra nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của THT, HTX và

cách khắc phục để THT và HTX ngày càng phát triển là một yêu cầu cấp thiết hiện

nay. THT và HTX phát triển sẽ tác động đến sự phát triển cả về đời sống kinh tế và

xã hội của người dân trên địa bàn.

Đã có một số công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế hợp tác xã trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên và cũng có một số công trình đưa ra giải pháp hỗ trợ phát triển tổ hợp

tác, hợp tác xã của huyện Đồng Hỷ; nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phát

triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên.

Vì vậy, “Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè

tại TP Thái Nguyên” là một đề tài Luận văn Thạc sỹ có tính cấp thiết cao, có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Cung cấp những bằng chứng khoa học về hiệu quả của phát triển THT, HTX

trong sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn TP Thái Nguyên để THT, HTX ngày

càng được quan tâm và phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất kinh

doanh chè tại các vùng chè.

- Phân tích thực trạng phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh

doanh chè tại TP Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2016.

- Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển tổ hợp tác và hợp tác

xã trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên.

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất

kinh doanh tại TP Thái Nguyên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!