Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1850

Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HOÀNG NAM

PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ

TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HOÀNG NAM

PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ

TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn: “Phát triển tổ hợp tác

và hợp tác xã trong sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” hoàn

toàn được hình thanh và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Chí Thiện. Các số liệu và kết quả có

được trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.

Thái Nguyên, ngày tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Nam

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học

Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận

tình chỉ bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Chí Thiện đã dành

nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận

văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè động nghiệp đã

động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt khóa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Nam

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................ii

MỤC LỤC.................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT...................................................... vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................vii

MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3

4. Giới hạn của đề tài ................................................................................ 3

5. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 3

6. Bố cục luận văn..................................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TỔ HỢP

TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT CHÈ................................. 5

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất chè 5

1.1.1. Khái niệm, vai trò, chức năng của tổ hợp tác và hợp tác xã ........... 5

1.1.2. Khái niệm phát triển THT và HTX trong sản xuất chè ................ 10

1.1.3. Đặc điểm của tổ hợp tác trong sản xuất chè, Hợp tác xã trong sản

xuất chè ......................................................................................... 11

1.1.4. Vai trò của phát triển THT và HTX trong sản xuất chè ............... 13

1.1.5. Nội dung phát triển THT và HTX trong sản xuất chè .................. 15

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển THT và HTX trong sản xuất

chè............................................................................................................ 16

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển THT và HTX trong sản xuất chè 20

1.2.1. Bài học từ huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái..................................... 20

1.2.2.Bài học từ huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang .......................... 22

1.2.3. Bài học từ thành phố Thái Nguyên ............................................... 24

iv

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Đồng Hỷ............................................... 26

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 28

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 28

2.2.1. Phương pháp tiếp cận.................................................................... 28

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 29

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin................................................... 32

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 32

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................... 35

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của tổ hợp tác, hợp tác

xã ............................................................................................................. 35

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác,

hợp tác xã .................................................................................... 36

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC

XÃ TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ...................... 40

3.1. Đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Đồng Hỷ ................. 40

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Đồng Hỷ .............................................. 40

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Đồng Hỷ .................................... 43

3.2. Phân tích thực trạng phát triển THT và HTX trong sản xuất chè của

huyện Đồng Hỷ ............................................................................. 46

3.2.1. Phát triển số lượng tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất chè... 46

3.2.2. Phát triển quy mô bình quân của tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản

xuất chè ......................................................................................... 47

3.2.3. Phát triển sản xuất kinh doanh của THT và HTX trong sản xuất chè 56

3.2.4. Phát triển về xã hội của THT và HTX trong sản xuất chè............ 63

3.2.5. Bảo vệ môi trường tại các THT và HTX trong sản xuất chè........ 68

3.2.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các THT, HTX trong sản xuất chè

huyện Đồng Hỷ ............................................................................ 70

v

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển THT và HTX trong sản

xuất chè của huyện Đồng Hỷ...................................................... 76

3.4. Những kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển THT và HTX

trong sản xuất chè huyện Đồng Hỷ............................................. 82

3.4.1. Những kết quả đạt được về phát triển THT và HTX trong sản xuất

chè huyện Đồng Hỷ .................................................................... 82

3.4.2. Những hạn chế trong phát triển THT và HTX trong sản xuất chè

huyện Đồng Hỷ........................................................................... 84

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ

HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT CHÈ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ .... 86

4.1. Phương hướng tăng cường phát triển THT và HTX trong sản xuất chè

của huyện Đồng Hỷ .................................................................... 86

4.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 86

4.1.2. Định hướng.................................................................................... 87

4.2. Các giải pháp phát triển THT và HTX trong sản xuất chè của huyện

Đồng Hỷ...................................................................................... 87

4.2.1. Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực

sản xuất chè tại các THT và HTX............................................... 87

4.2.2. Hỗ trợ tín dụng cho các thành viên cũng như vốn sản xuất của các

THT và HTX............................................................................... 90

4.2.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho các HTX và THT............... 91

4.2.4. Giải pháp mở rộng phạm vi và quy mô của các THT và HTX..... 93

KẾT LUẬN.............................................................................................. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 97

PHỤ LỤC ................................................................................................ 99

vi

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

HTX : Hợp tác xã

SXKD : Sản xuất kinh doanh

THT : Tổ hợp tác

vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng

Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm Binary Logistic

để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng tham gia

THT, HTX của các hộ dân trồng chè trên địa bàn huyện Đồng

Hỷ................................................................................................ 34

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016.... 43

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016......... 45

Bảng 3.3. Số lượng THT, HTX trong sản xuất chè trên địa bàn huyện

Đồng Hỷ...................................................................................... 46

Bảng 3.4. Diện tích chè của các hộ dân trồng chè trên địa bàn huyện

Đồng Hỷ...................................................................................... 47

Bảng 3.5. Quy mô lao động tại các THT, HTX trong sản xuất chè huyện

Đồng Hỷ năm 2016..................................................................... 49

Bảng 3.6. Quy mô vốn của các hộ thành viên THT, HTX và hộ chưa

tham gia THT, HTX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ..................... 51

Bảng 3.7. Diện tích chè của các THT, HTX trong sản xuất chè huyện

Đồng Hỷ...................................................................................... 52

Bảng 3.8. Số lượng và giá trị tài sản sử dụng cho sản xuất chè của các hộ

tham gia THT, HTX trong sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ....... 55

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu phát triển SXKD của THT, HTX trong sản

xuất chè của huyện Đồng Hỷ...................................................... 56

Bảng 3.10. Hỗ trợ sản xuất cho các thành viên trong THT và HTX ............ 58

Bảng 3.11. Tình hình xây dựng thương hiệu cho các THT và HTX ............ 59

Bảng 3.12. Tình hình tiêu thụ chè của các hộ trong THT và HTX............... 60

Bảng 3.13. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của THT và HTX.......................... 62

Bảng 3.14. Thu nhập của các hộ sản xuất chè .............................................. 64

Bảng 3.15. Tình hình đào tạo cho các hộ trong THT và HTX ..................... 66

viii

Bảng 3.16. Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở các hộ

tham THT, HTX trong sản xuất chè và các hộ chưa tham gia

THT, HTX trong sản xuất chè huyện Đồng Hỷ ......................... 68

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của

THT và HTX trong sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ...... 70

Bảng 3.18. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các THT, HTX trong

sản xuất chè huyện Đồng Hỷ...................................................... 74

Bảng 3.19. Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình................... 77

Bảng 3.20. Phân loại dự báo.......................................................................... 77

Bảng 3.21. Kết quả hồi quy........................................................................... 78

Bảng 3.22. Mô phỏng xác suất tham gia THT, HTX của các hộ dân sản

xuất và kinh doanh chè huyện Đồng Hỷ..................................... 79

Biểu

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo giới tính tại các THT, HTX trong sản xuất

chè huyện Đồng Hỷ.................................................................. 50

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, diện tích chè toàn tỉnh

là 21.361 ha, năng suất 120 tạ/ha. Xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn,

những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn

diện cho phát triển chè, đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất,

chất lượng sản phẩm chè, xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý từ khâu

sản xuất, chế biến đến tiêu thụ chè.

Huyện Đồng Hỷ là một trong cái nôi của cây chè Thái Nguyên - Cây chè

Việt. Sản xuất chè là ngành có thế mạnh của huyện do những lợi thế về điều

kiện đất đỏ vàng trên nền phiến thạch sét và khí hậu vùng đồi núi trung du miền

núi của huyện.

Đồng Hỷ là huyện có diện tích chè đứng thứ 3 của tỉnh với diện tích

3.285 ha chè, trên địa bàn có 16/18 xã, thị trấn đều có diện tích chè. Phát triển

cây chè đã thu hút được lực lượng lao động đáng kể, không chỉ ở khâu sản xuất

mà cả trong khâu chế biến và tiêu thụ. Do vậy, phát triển cây chè ngoài ý nghĩa

kinh tế, còn góp phần ổn định đời sống và định cư do người dân sử dụng nhiều

lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Cây

chè không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà hiện đang là cây làm giàu cho

nhiều hộ nông dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ.

Tuy nhiên, hiện nay các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên nói chung và trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói riêng phần lớn sản xuất

theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, người nông dân chủ yếu dựa vào canh tác thủ

công, kỹ thuật lạc hậu. Trong tình hình hội nhập, các sản phẩm của các hộ nông

dân rất khó cạnh tranh với các sản phẩm ở địa phương khác, khó áp dụng công

nghệ khoa học vào sản xuất. Chính vì điều này, có một sự đòi hỏi các hộ nông

dân cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo sức mạnh trong sản xuất cũng

như tiêu thụ sản phẩm chè của mình. Hình thức liên kết chủ yếu của các hộ dân

2

ở huyện Đồng Hỷ là hình thức liên kết ngang giữa các hộ dân hình thành nên

các tổ hợp tác (THT) và các hợp tác xã (HTX), điều này góp phần khắc phục

tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân. Với sự hỗ trợ của các tổ

hợp tác, hợp tác xã người dân trồng chè sẽ có những sự giúp đỡ nhất định như:

cung ứng vật tư nông nghiệp, cung cấp vốn, cung cấp kỹ thuật, thu mua chè

nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, hỗ trợ nhau về công lao động, vốn, công

nghệ,... Qua đó, giúp hộ dân giảm được chi phí sản xuất, sản phẩm làm ra có

thị trường tiêu thụ, đặc biệt là không còn bị các thương lái ép giá ngay trên

chính địa bàn của mình và góp phần nâng cao thu nhập người dân trồng chè

trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển THT, HTX của các hộ thành

viên HTX và tổ viên THT nhằm đưa ra những giải pháp tích cực trong việc liên

kết giữa tổ hợp tác và hợp tác xã với các hộ nông dân trồng chè để đảm bảo lợi

ích của người dân cũng như lợi ích của các bên liên quan, góp phần xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Chính vì điều này tác giả lựa chọn

đề tài “Phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất chè của huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” là đề tài thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp phát triển tổ hợp tác và

hợp tác xã trong sản xuất chè của huyện Đồng Hỷ, qua đó, góp phần giảm

nghèo, nâng cao thu nhập cho hộ trồng chè, phát triển bền vững kinh tế nông

thôn vùng chè của huyện Đồng Hỷ.

2.2. Mục tiêu cụ thể

-Hệ thống hóa được lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển tổ hợp

tác và hợp tác xã trong sản xuất chè.

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản

xuất chè của huyện Đồng Hỷ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!