Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG GẮN VỚI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÁI NGUYÊN, 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG GẮN VỚI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60.31.0501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Quỳnh Phƣơng
THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Dương Quỳnh Phương -
Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lý, tổ bộ
môn Địa lý kinh tế - xã hội và các thầy cô khoa Sau Đại học, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, dạy bảo, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành và
nhân dân tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc
nghiên cứu thực tế, cung cấp số liệu, tài liệu và nhiều thông tin hữu ích liên
quan đến luận văn
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và người thân,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả có
thể hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng,
song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các thầy
giáo, cô giáo và các bạn quan tâm góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan........................................................................................................i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Mục lục...............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................iv
Danh mục các bảng ............................................................................................ v
Danh mục các hình ............................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................7
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................8
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .....................................................8
6. Những đóng góp của luận văn ..................................................................11
7. Cấu trúc đề tài ...........................................................................................11
NỘI DUNG ………………………………………………………………… 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢM NGHÈO .......... 12
1.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................12
1.1.1. Rừng và phát triển lâm nghiệp........................................................12
1.1.2. Nghèo và giảm nghèo .....................................................................22
1.1.3. Mối quan hệ giữa phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo .........25
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................29
1.2.1. Tổng quan về phát triển tài nguyên rừng và vai trò trong việc
giảm nghèo của Việt Nam.........................................................................29
1.2.2. Tổng quan phát triển tài nguyên rừng và vai trò đối với giảm
nghèo của đồng bào các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc ...................37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
Tiểu kết chương 1..........................................................................................39
Chƣơng 2: PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ VAI TRÕ ĐỐI VỚI
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG ...................... 40
2.1. Khái quát chung về huyện Vị Xuyên.....................................................40
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ......................................................40
2.1.2. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ..............42
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................44
2.2. Thực trạng nghèo ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.............................45
2.3. Tài nguyên rừng và vai trò đối với việc giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên....49
2.3.1. Thực trạng tài nguyên rừng của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang...49
2.3.3.Vai trò của tài nguyên rừng đối với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên....65
2.4. Phong tục tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lí, bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng ở Vị Xuyên .........................................................85
2.4.1. Phong tục tập quán của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác
và bảo vệ rừng...........................................................................................85
2.4.2. Kiến thức bản địa của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác
và bảo vệ rừng...........................................................................................89
2.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển tài
nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên...................................91
2.5.1. Điểm mạnh(Strengths)....................................................................91
2.5.2. Điểm yếu (Weaknesses)..................................................................92
2.5.3. Cơ hội (Opportunities)....................................................................93
2.5.4.Thách thức (Threats)........................................................................94
Tiểu kết chương 2..........................................................................................95
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN
RỪNG VÀ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG .. 96
3.1. Quan điểm, định hướng chung...............................................................96
3.1.1. Quan điểm.......................................................................................96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.1.2. Định hướng chung...........................................................................96
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân ở huyện Vị Xuyên .......................97
3.2.1. Phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lí và phát triển tài
nguyên rừng...............................................................................................97
3.2.2. Giải pháp về đất đai và thực hiện chính sách giao đất, giao rừng
cho thôn bản và từng hộ gia đình quản lí..................................................99
3.2.3. Tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát
triển tài nguyên rừng ...............................................................................101
3.2.4. Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nghèo tham
gia trồng và bảo vệ rừng..........................................................................103
3.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm....................................104
3.2.7. Giải pháp về tuyên truyền .............................................................106
3.2.8. Giải pháp xây dựng, phát triển mô hình giảm nghèo từ tài nguyên rừng107
3.2.9. Giải pháp khuyến lâm cho hộ nghèo.............................................108
3.2.10. Các giải pháp khác ......................................................................109
Tiểu kết chương 3........................................................................................110
KẾT LUẬN.................................................................................................... 111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 114
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa
135 Chương trình xóa đói giảm nghèo
661 Chương trình 5 triệu ha rừng
CIFOR Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
DFID Phòng Phát triển Quốc tế
ESCAP
Hội nghị về xóa đói giảm nghèo khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương
FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc
FSSP Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp
ICRAF Tổ chức nghiên cứu Nông Lâm thế giới
KTXH Kinh tế xã hội
LĐ&TBXH Lao động và thương binh xã hội
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích rừng của Việt Nam tính đến ngày 31/12/2011 ................ 29
Bảng 1.2. Diện tích rừng trồng tập trung của Việt Nam giai đoạn 1990-201031
Bảng 1.3. Sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam giai đoạn 2000-2010........... 31
Bảng 1.4. Diện tích rừng của Việt Nam theo loại chủ quản lý tính đến ngày
31/12/2011....................................................................................... 32
Bảng 1.5. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ở nước ta giai đoạn 2000-
2009 ................................................................................................ 33
Bảng 1.6. Diện tích rừng, tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2011...................................................................... 36
Bảng 1.7. Diện tích rừng trồng tập trung ở Trung du miền núi phía Bắc và tỉ
lệ so với cả nước giai đoạn 2000 - 2010 ......................................... 37
Bảng 1.8. Sản lượng gỗ khai thác của Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn
2000-2010........................................................................................ 38
Bảng 2.1. Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo phân theo xã, thị trấn của huyện Vị
Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2012 ..................................................... 46
Bảng 2.2. Thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân lương thực trên
đầu người của huyện Vị Xuyên so với cả nước .............................. 47
Bảng 2.4. Biến động diện tích rừng đặc dụng của huyện Vị Xuyên giai đoạn
2007 - 2012...................................................................................... 53
Bảng 2.5. Kết quả nghiên cứu sơ lược về đa dạng sinh học một số khu bảo tồn
huyện Vị Xuyên năm 2007 ............................................................. 54
Bảng 2.6. Biến động diện tích rừng sản xuất của huyện Vị Xuyên giai đoạn
2007 - 2012...................................................................................... 55
Bảng 2.7. Diện tích rừng trồng tập trung của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2000
- 2011............................................................................................... 56
Bảng 2.8. Số lượng cây trồng phân tán của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2000-
2011................................................................................................. 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
Bảng 2.9. Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại ở huyện Vị Xuyên giai đoạn
2009 - 2012 ................................................................................... 59
Bảng 2.10. Diện tích đất lâm nghiệp và tỉ lệ so với diện tích đất tự nhiên phân
theo các xã, TT huyện Vị Xuyên năm 2012 ................................... 63
Bảng 2.11. Đối tượng thu hái LSNG theo công dụng...................................... 71
Bảng 2.12. Lịch mùa vụ của một số loài LSNG được người dân khai thác .... 73
Bảng 2.13. Một số loài cây thuốc quý có giá trị trên thị trường...................... 74
Bảng 2.15. Thu nhập LSNG theo nhóm kinh tế hộ ......................................... 76
Bảng 2.16. Tỉ trọng cơ cấu thu nhập từ rừng của các nhóm hộ...................... .83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ..........................41
Hình 2.2. Bản đồ độ che phủ rừng huyện Vị Xuyên năm 2012........................50
Hình 2.3. Diện tích rừng phòng hộ phân theo đơn vị hành chính của huyện Vị
Xuyên năm 2012 ...............................................................................52
Hình 2.4. Diện tích rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính của huyện Vị
Xuyên năm 2012................................................................................53
Hình 2.5. Diện tích rừng sản xuất phân theo đơn vị hành chính của huyện Vị
Xuyên năm 2012................................................................................55
Hình 2.6. Bản đồ tỷ lệ hộ nghèo và diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở huyện
Vị Xuyên năm 2012...........................................................................64
Hình 2.7. Tỉ trọng thu nhập của các nhóm hộ (%)............................................79
Hình 2.8. Tỉ trọng thu nhập từ LSNG so với tổng thu nhập từ rừng ................80
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và tỉ lệ hộ nghèo
huyện Vị Xuyên giai đoạn 2005 - 2010.............................................83
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế
giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển đều phải quan
tâm và tìm cách giải quyết. Đối với Việt Nam, xóa đói giảm nghèo đã trở thành
nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của đất nước, trở thành chương trình mục tiêu
quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đây là nhiệm vụ cấp thiết,
thường xuyên và lâu dài.
Trong số các tài nguyên thiên nhiên, rừng là tài nguyên quý giá và có vai
trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Rừng là lá phổi
xanh của toàn xã hội và bảo vệ rừng là bảo vệ mái nhà chung cho cả nhân loại.
Không chỉ là cỗ máy điều hòa khí hậu, bên cạnh đó rừng còn là cơ sở để phát
triển kinh tế, xã hội đất nước.
Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các
thức ăn, chất đốt vật liệu phục vụ cuộc sống. Rừng được coi là chiếc nôi sinh ra
và là môi trường sống của con người. Ngày nay trong công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phát triển tài nguyên rừng
là một trong những chiến lược quan trọng, vừa có tác dụng thúc đẩy kinh tế đất
nước, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời góp phần quan trọng vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Vị Xuyên là huyện miền núi biên giới nằm bao quanh thành phố Hà Giang
thuộc tỉnh Hà Giang. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đất lâm nghiệp
có rừng chiếm hơn nửa diện tích tự nhiên, Vị Xuyên có tiềm năng phát triển tài
nguyên rừng và kinh tế rừng khá lớn. Hơn nữa, trong cộng đồng 20 dân tộc sinh
sống ở nơi đây có không ít dân tộc thiểu số do điều kiện khó khăn họ đã và đang
sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Bao đời nay, rừng là nguồn sinh kế của họ.
Bởi vậy việc phát triển tài nguyên rừng gắn với công cuộc giảm nghèo nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
2
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển
tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Vào khoảng những năm 1960 các tổ chức phát triển trên thế giới đã có
những nghiên cứu về tiềm năng sử dụng tài nguyên rừng nhằm thúc đẩy quá
trình giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên những nghiên cứu này
còn nhiều hạn chế.
Bước sang thiên niên kỉ mới vấn đề này càng được quan tâm, đặc biệt
trong những năm gần đây ngày càng có nhiều tài liệu xem xét tiềm năng giảm
nghèo dựa vào rừng, một số tài liệu đáng chú ý là của Byron và Arnold (What
futures for the people of the tropical forests? – Tương lai nào cho người dân
của các rừng nhiệt đới, 1999); Schmidt (Forests to fight poverty: Creating
national strategies – Rừng chống lại nghèo: Xây dựng những chiến lược
quốc gia, 1999); Arnold (Forestry, Poverty and Aid - Lâm nghiệp, Nghèo,
Trợ giúp, 2001); FAO và DFID (How forests can reduce poverty - Rừng có
thể giảm nghèo như thế nào, 2001); Gutnam (Forests conservation and the
Rural poor: A call to broaden the conservation agenda - Bảo tồn rừng và
người nghèo nông thôn: Kêu gọi mở rộng chương trình bảo tồn, 2001);
Wunder (Poverty alleviation and tropical Forests – What scope for
synergies - Giảm nghèo và rừng nhiệt đới - mức độ phối hợp, 2001);
Algelsen & Wunder (Exploring the poverty – Forest link: Key, Concepts,
Issues and Research Implications - Khai thác mối liên hệ nghèo đói - Rừng:
Các khái niệm, vấn đề và ngụ ý nghiên cứu, 2003)…
Với vấn đề này, tiến sĩ William D.Sunderlin đã thực hiện nghiên cứu về
Giảm nghèo ở các cộng đồng vùng cao khu vực Mê Kông thông qua cải thiện
công nghiệp rừng và lâm nghiệp cộng đồng. Trường đại học Humbold (Berlin,
CHLB Đức) phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc
3
Lắc tiến hành nghiên cứu phát triển các công cụ đánh giá tác động sinh thái và
giảm nghèo thông qua giao đất giao rừng.
Ngoài ra có nghiên cứu Why Forests Are Important for Global Poverty
Alleviation: a Spatial Explanation- Tại sao rừng là quan trọng cho xóa đói
giảm nghèo toàn cầu: Giải thích không gian của Sunderlin, WD, S. Dewi, A.
Puntodewo, D. Müller, A. Angelsen, và M. Epprecht (Năm 2008); Xây dựng
bản đồ đói nghèo và rừng khu vực sông Mê Kông Của Trung tâm Lâm nghiệp
quốc tế CIFOR …
2.2. Ở Việt Nam
Trong những thập kỉ gần đây, do sức ép về dân số và phát triển kinh tế,
nhiều nguồn tài nguyên trên Trái đất đã và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt,
chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy vấn đề quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững là nhiệm vụ chung của toàn
nhân loại. Ở Việt Nam, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đã được
nghiên cứu với rất nhiều công trình được công bố rộng khắp. Đặc biệt đối với
khu vực miền núi Việt Nam vừa là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân
tộc thiểu số, đồng thời lại là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị. Có
thể điểm qua một số công trình nghiên cứu cụ thể như: Điều tra nghiên cứu
kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng (Đỗ Đình Sâm chủ
biên - 2002) đề tài này đã đánh giá được các kiến thức bản địa về quản lý, bảo
vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng dân tộc thiểu
số khu vực miền núi phía Bắc; Đề án Nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế
đến sinh kế và quản lý rừng của người dân địa phương miền núi ở Việt Nam:
Trường hợp nghiên cứu điển hình ở Đắc Lắc, Quảng Nam và Hà Giang (Viện
chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - 2008). Nội dung
của đề án đề cập tới những tác động của tiến trình hội nhập kinh tế đến vấn đề
quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và các hoạt động sinh kế được tạo ra từ kinh
tế rừng ở các cộng đồng dân cư miền núi Việt Nam. Ngoài ra còn cuốn sách tài