Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Sinh Kế Bền Vững Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Mai Châu Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ CÔNG TOÀN
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được bảo vệ một học vị nào trước đây.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Mai Châu, ngày 12 tháng 10 năm 2021
Người cam đoan
Hà Công Toàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn của mình tới TS. Phạm Thị Tân đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh và phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cơ quan Huyện ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban Nhân dân, chi cục thống kê huyện Mai Châu, Ủy ban nhân dân
các xã: Mai Hịch, Tòng Đậu, Nà Phòn đã cung cấp thông tin, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù, luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, đó chính là sự giúp đỡ
quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình
nghiên cứu và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Mai Châu, ngày 12 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn
Hà Công Toàn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SINH
KẾ BỀN VỮNG............................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững.....................................................4
1.1.1 Sinh kế và sinh kế bền vững........................................................................4
1.1.2. Phát triển sinh kế bền vững .....................................................................16
1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho đồng DTTS.....22
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào
DTTS.....................................................................................................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS...........29
1.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương về phát triển sinh kế bền vững......29
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mai Châu ............................................31
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU33
2.1. Đặc điểm huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình ......................................................33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................34
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện ....................................................................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................40
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ..................................40
iv
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin................................42
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 45
3.1. Thực trạng phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS huyện Mai
Châu, tỉnh Hòa Bình.................................................................................................45
3.1.1. Thực trạng hoạt động sinh kế của hộ gia đình DTTS ...........................45
3.1.2. Hoạt động phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS huyện Mai
Châu .....................................................................................................................64
3.2. Đánh giá mức độ bền vững trong phát triển sinh kế của đồng bào DTTS
huyện Mai Châu........................................................................................................92
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS
huyện Mai Châu........................................................................................................95
3.3.1. Cơ chế chính sách của địa phương, nhà nước ......................................95
3.3.2. Nguồn vốn sinh kế.....................................................................................96
3.3.3. Kinh nghiệm sản xuất và tri thức bản địa ..............................................97
3.3.4. Phong tục tập quán...................................................................................98
3.3.5. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................99
3.4. Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.......................................................................................100
3.4.1. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp.........................................................100
3.4.2. Giải pháp đề xuất....................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ..................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BHXH bảo hiểm xã hội
BHYT bảo hiểm y tế
BQ Bình quân
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐB DTTS Đồng bào dân tộc thiểu số
DT Dân tộc
DTBQ diện tích bình quân
ĐVT Đơn vị tính
HTX Hợp tác xã
KD Kinh doanh
KTXH Kinh tế xã hội
LĐ Lao động
LĐNT Lao động nông thôn
LĐTB&XH Lao động Thương binh và xã hội
NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
NSBQ Năng suất bình quân
NSTW Ngân sách Trung ương
QĐ quyết định
SXTTCN Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
VAC vườn ao chuồng
VACR Vườn ao chuồng rừng
XDCB Xây dựng cơ bản
CSXH Chính sách xã hội
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Châu đến thời
điểm 31/12/2020.............................................................................................. 34
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Mai Châu giai đoạn 2018-2020 ........... 35
Bảng 2.3. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn
2018-2020........................................................................................................ 37
Bảng 2.4. Phương pháp thu thập thông tin...................................................... 42
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của huyện Mai Châu .. 49
Bảng 3.2. Số lượng gia súc - gia cầm huyện Mai Châu.................................. 51
Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 54
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của các hộ năm 2020
(BQ/hộ khảo sát) ............................................................................................. 56
Bảng 3.5. Thực trạng chăn nuôi của các hộ năm 2020 (BQ/hộ khảo sát) ...... 59
Bảng 3.6. Hiện trạng nhóm hộ tham gia sản xuất TTCN huyện Mai Châu năm
2020................................................................................................................. 63
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện chương trình đầu tư CSHT giai đoạn 2017 -2020 65
Bảng 3.8. Phát triển mạng lưới y tế cộng đồng trên địa bàn huyện Mai Châu
tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 67
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện chương hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành
nghề (2018 -2020)........................................................................................... 69
Bảng 3.10: Phát triển lực lượng lao động và đào tạo nghề tại huyện Mai Châu ..73
Bảng 3.11. Thực hiện chính sách tín dụng phát triển sinh kế huyện Mai Châu
năm 2020 ......................................................................................................... 76
Bảng 3.12. Nhà ở các hộ nông dân huyện Mai Châu...................................... 79
Bảng 3.13. Tài sản sinh kế (nguồn vốn vật chất) của hộ DTTS huyện Mai
Châu................................................................................................................. 80
Bảng 3.14. Hơp tác và trao đổi kinh nghiệm của người dân .......................... 81
vii
ĐB DTTS huyện Mai Châu (%) ..................................................................... 81
Bảng 3.15. Tham gia các tổ chức xã hôi của hộ ĐB DTTS huyện Mai Châu 82
Bảng 3.16. Tình hình vốn bình quân của các nhóm hộ điều tra năm 2020 ... 84
Bảng 3.17: Phân tích SWOT để hình thành các chiến lược sinh kế cho đồng
bào DTTS huyện Mai Châu ............................................................................ 86
Bảng 3.18. Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của các yếu tố đến
hoạt động sinh kế -%....................................................................................... 96
Bảng 3.19. Đánh giá mức độ thường xuyên cập nhật kiến thức sản xuất-%.. 98
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững, DIFID, 2003 ............................................ 7
Hình 3.1. Khung tổng hợp sinh kế bền vững huyện Mai Châu .................... 101
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ giá trị sản xuất của huyện Mai Châu giai đoạn 2018-
2020................................................................................................................. 36
Biểu đồ 3.1. Thực trạng kinh doanh dịch vụ du lịch của nhóm hộ khảo sát,
2020................................................................................................................. 62
Biểu đồ 3.2a. Cơ cấu lao động của các nhóm hô ̣DTTS huyện Mai Châu %. 78
Biểu đồ 3.2b. Trình độ lao động của các nhóm hô ̣DTTS huyện Mai Châu % ....78
Biểu đồ 3.3. Diện tích đất sản xuất của hộ ĐB DTTS huyện Mai Châu (ha/
hộ).................................................................................................................... 83
Biều đồ 3.4. Đánh giá về kinh nghiệm sản xuất truyền thống của người dân %...97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế bền vững là một trong những điều kiện quan trọng cho quá trình
phát triển đời sống của người dân. Mỗi địa phương gắn liền với những hoạt
động sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau. Sinh kế bền
vững với mục tiêu giảm nghèo, phát triển bền vững và sinh kế chủ yếu trong
phát triển nông thôn cho nông dân. Mục tiêu của nông dân là tăng thu nhập, bất
cứ từ hoạt động kinh tế nào, do đó họ đa dạng hóa hoạt động kinh tế. Hộ nông
dân có nhiều người có khả năng lao động khác nhau, muốn có thu nhập cao
mỗi thành viên của gia đình phải làm việc thích hợp nhất. Sinh kế bền vững
giúp con người có thể đối phó và phục hồi những áp lực và các cú sốc đồng
thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong
tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân
tộc Kinh chiếm đại đa số, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số cũng có vị trí vô
cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Hòa Bình có
dân số 1.216.773 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng
sâu, vùng xa chiếm khoảng 12%, điều kiện kinh tế - xã hội ở những nơi này
còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí, đời sống kinh tế và hiểu biết pháp luật
của bà con còn thấp. Với đặc điểm như vậy cho nên cuộc sống của bà con dân
tộc nơi đây bị hạn chế về nhiều mặt. Ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn, cơ sở vật chất kinh tế, kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn
cho nên bà con dân tộc ở đây ít có cơ hội để tiếp xúc với những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, trình độ nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế.
Mai Châu là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, với thành phần
dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập của người dân nơi đây
chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp. Với nguồn thu nhập như vậy Mai Châu
còn nhiều hộ nghèo, cuộc sống sinh hoạt rất khó khăn. Điều kiện cơ sở vật
2
chất kinh tế, kỹ thuật hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, đồng bào ở đây
ít có cơ hội để tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trình độ nhận
thức của bà con còn nhiều hạn chế. Điều này càng khiến cho họ khó thoát
nghèo. Vấn đề đặt ra ở đây là “làm thế nào để nâng cao và cải thiện mức sống
của họ?”. Để trả lời được câu hỏi nay cần có sự hợp tác đồng bộ giữa các cơ
quan ban ngành, các tổ chức và người dân để có những chính sách, hoạt động
nhằm hộ trợ, giúp đỡ họ thoát cành nghèo đói, cải thiện cuộc sống.
Để đảm bảo và phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Mai Châu các cơ quan ban ngành, các tổ chức cần
hướng dẫn người dân khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực sẵn có,
giúp họ thấy được nguyên nhân chính gây ra cái nghèo, tránh đầu tư sai lầm
trong sản xuất kinh doanh, bảo quản nguồn vốn tốt. Bên cạnh đó cần xây
dựng giúp họ chiến lược sinh kế lâu dài đồng thời hướng dẫn họ thực hiện các
hoạt động. Việc giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động sinh kế của
người dân cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình giúp người dân phát
triển sinh kế bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài " Phát
triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu, tỉnh
Hòa Bình " làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Mai Châu những năm gần đây, đề xuất giải pháp phát triển
sinh kế bền vững đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu những năm tới.
b. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững
- Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
Huyện Mai Châu.
3
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế tại điểm nghiên
cứu - Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc
thiểu số Huyện Mai Châu những năm tới
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn lực và hình thức sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại
huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (2018-2020).
+ Dữ liệu sơ cấp khảo sát chuyên sâu năm 2021
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu
4. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững;
- Thực trạng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số Huyện
Mai Châu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu;
- Đề xuất các giải pháp pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào
dân tộc thiểu số Huyện Mai Châu những năm tới.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế bền vững
1.1.1 Sinh kế và sinh kế bền vững
1.1.1.1. Khái niệm
Sinh kế: Hiện nay có nhiều quan điểm về thuật ngữ sinh kế, có ý kiến
cho rằng sinh kế là phương tiện hay cách thức để kiếm sống (Nguyễn Duy
Thắng 2007). Cũng có các ý kiến xem sinh kế của một hộ gia đình hay của
một cộng đồng được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống của con
người (Nguyễn Văn Sửu (2014). Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các
hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người (Chambers &cs).
Các hộ gia đình đều có cách kiếm sống (hoạt động sinh kế) dựa vào những
nguồn lực sinh kế có sẵn trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở
địa phương. Tuy nhiên, việc kiếm sống có đáp ứng với nhu cầu, có hiệu quả
hay không còn này chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt, các
tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình
dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các
yếu tố này. Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực
và khả năng con người có bao gồm kỹ năng, học thức, sức khỏe, năng lực lao
động, đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, thu nhập tiền mặt, tiết
kiệm, tài sản gia đình, công cụ sản xuất, những mạng lưới hỗ trợ từ gia đình,
xã hội.
Như vậy, có thể hiểu sinh kế là việc làm hay phương tiện kiếm sống
của từng người hay một nhóm người. Hay: sinh kế là toàn bộ hoạt động của
con người làm ra cái ăn, mặc, ở để duy trì cuộc sống của mình. Tùy theo hoạt
động sinh kế của mỗi cá nhân hoặc nhóm người mà có thu nhập khác nhau, từ
đó, có chất lượng cuộc sống khác nhau. Sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt
động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có