Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa việt nam   trung quốc trong giai đoạn hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
369.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1714

Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa việt nam trung quốc trong giai đoạn hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt

Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Thủy

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Điệp

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Khái quát những vấn đề lý luận về phát triển quan hệ thương mại quốc tế

(TMQT), tổng kết kinh nghiệm phát triển quan hệ TMHH quốc tế của một số quốc

gia. Phân tích thực trạng phát triển TMHH giữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm

2000 đến 2011. Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển quan hệ

thương mại hàng hoá giữa Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới.

Keywords. Thương mại quốc tế; Quan hệ thương mại; Thương mại hàng hóa;

Thương mại quốc tế; Việt Nam; Trung Quốc

Content

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Từ xa xưa, trao đổi hàng giữa các quốc gia đã trở thành nhu cầu tất yếu nhằm góp

phần phát triển hoạt động TMQT nói chung và phát triển kinh tế của từng quốc gia nói riêng.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ TMHH giữa các quốc gia ngày

càng trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Nó

giúp các quốc gia khai thác tối đa lợi thế riêng trong sản xuất hàng hoá, đồng thời khai thác

những lợi thế sản xuất hàng hoá của các quốc gia khác để gia tăng hiệu quả kinh tế trong nền

kinh tế thị trường.

Việt Nam là một nước phát triển trung bình ở mức thấp. Để đạt được mục tiêu “về cơ

bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020, Việt Nam cần phải

tận dụng mọi cơ hội để phát triển, trong đó có cơ hội do bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá

kinh tế mang lại. Việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm

2007 đã giúp Việt Nam có một vị thế mới trong quan hệ TMQT. Với vị thế này, Việt Nam

một mặt mở rộng quan hệ TMQT với các quốc gia mới là thành viên của WTO, mặt khác tiếp

tục củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại với các quốc gia truyền thống, đặc biệt

là các quốc gia láng giềng. Việc củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại với các

quốc gia láng giềng, không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn giúp ổn định chính trị và tạo

lập mối quan hệ láng giềng hữu hảo.

Trung Quốc là quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” và có nhiều nét

tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán…với Việt Nam. Quan hệ ngoại giao,

kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc đã hình thành từ lâu như một tất yếu khách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!