Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1544

Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

XI MĂNG QUANG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

XI MĂNG QUANG SƠN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 06.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thương

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để

bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã

được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tùng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty

TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp

đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc

nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ

tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng

cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Thương.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các

đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng

nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tùng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống để thực

hiện đề tài ....................................................................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................4

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................4

6. Kết cấu luận văn......................................................................................................5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP...............................................................6

1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triền nguồn nhân lực...........................6

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực .....................................6

1.1.2. Mục tiêu, vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .............11

1.1.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp....................................13

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ....................................22

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ....................................................29

1.2.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước ........................................29

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng cho Công ty TNHH MTV xi măng

Quang Sơn.................................................................................................................33

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................35

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết...............................................................35

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................35

iv

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................36

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................36

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................37

2.3.1. Các chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH một

thành viên xi măng Quang Sơn .................................................................................37

2.3.2. Các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của

Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn................................................37

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG

TY TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN..........................................................39

3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn...................39

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên xi

măng Quang Sơn.......................................................................................................39

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH

một thành viên xi măng Quang Sơn..........................................................................40

3.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên xi măng

Quang Sơn.................................................................................................................43

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên xi

măng Quang Sơn.......................................................................................................45

3.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH một

thành viên xi măng Quang Sơn .................................................................................45

3.2.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty MTV xi măng

Quang Sơn.................................................................................................................48

3.2.3. Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Công ty xi măng

Quang Sơn.................................................................................................................61

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực tại Công ty xi măng

Quang Sơn.................................................................................................................74

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ..............................................................74

3.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp...............................................................76

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty xi măng

Quang Sơn.................................................................................................................80

3.4.1. Những thành tựu đã đạt được..........................................................................80

v

3.4.2. Những hạn chế bất cập và nguyên nhân .........................................................82

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN ..............87

4.1. Định hướng và quan điểm phát triển nguồn nhân lực của công ty ....................87

4.1.1. Định hướng phát triển của công ty..................................................................87

4.1.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực .............................................................89

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực .................................90

4.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực công ty................................90

4.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển trí lực ...............................................................92

4.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển tâm lực và thể lực ............................................96

4.2.4. Nhóm giải pháp về tuyển dụng nhân lực ........................................................99

4.2.5. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng môi trường làm

việc hiệu quả ...........................................................................................................101

4.2.6. Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực công ty ...................103

4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................105

4.3.1. Đối với nhà nước...........................................................................................105

4.3.2. Kiến nghị đối với ngành................................................................................106

4.3.3. Kiến nghị đối với địa phương .......................................................................106

4.3.4. Đối với Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn ......................107

KẾT LUẬN............................................................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AT : An toàn

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

CĐ : Cao đẳng

CN : Công nhân

ĐH : Đại học

ĐT & XD : Đầu tư và xây dựng

KD : Kinh doanh

KT : Kinh tế

LĐ : Lao động

NLĐ : Người lao động

NNL : Nguồn nhân lực

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

SX : Sản xuất

TH.S : Thạc sĩ

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TS : Tiến sĩ

TW : Trung ương

VSLĐ : Vệ sinh lao động

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu qua các năm.....................44

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động phân chia theo tính chất năm 2014 - 2016 ...............45

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2014 - 2016................................46

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2014 - 2016 ..................................46

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2014 - 2016 ............47

Bảng 3.6: Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, công nhân viên của Công ty xi

măng Quang Sơn .................................................................................49

Bảng 3.7: Khảo sát về kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực tại công ty .....51

Bảng 3.8: Phát triển nguồn nhân lực của Công ty theo trình độ lý luận chính trị...... 52

Bảng 3.9: Phát triển nguồn nhân lực của Công ty theo trình độ ngoại ngữ,

tin học....................................................................................... 52

Bảng 3.10: Kết quả điều tra về ý thức kỷ luật, tác phong của CBNV công ty ......54

Bảng 3.11. Mức độ quan tâm đến nguyện vọng gắn bó lâu dài với Công ty ........56

Bảng 3.12. Mức độ quan tâm đến tác phong làm việc của người lao động tại

Công ty ..................................................................................... 57

Bảng 3.13: Tình hình sức khỏe của người lao động tại Công ty TNHH MTV xi

măng Quang Sơn .................................................................................58

Bảng 3.14. Phân loại bệnh của CBCNV đi khám của Công ty .............................60

Bảng 3.15. Chiều cao, cân nặng của CBCNV Công ty .........................................60

Bảng 3.17: Quy hoạch chức danh cán bộ quản lý tại Công ty giai đoạn 2015 - 2020...62

Bảng 3.18. Các tiêu chuẩn tuyển dụng chung của Công ty...................................64

Bảng 3.19. Tiền lương của CBNV công ty giai đoạn 2013 - 2016 .......................66

Bảng 3.21: Tiền thưởng của công ty giai đoạn 2014 - 2016 .................................69

Bảng 3.22: Khảo sát về mức tiền thưởng tại Công ty............................................70

Bảng 3.23: Khảo sát về điều kiện tham gia các hoạt động phúc lợi đãi ngộ của

Công ty ................................................................................................70

Bảng 3.24. Số lao động được cử đi đào tạo phân theo đối tượng đào tạo của công ty..71

Bảng 3.25. Cơ cấu đào tạo tính theo nội dung đào tạo của Công ty 2014 - 2016 .72

Bảng 3.26. Bình xét thi đua của Công ty giai đoạn năm 2014 - 2016...................78

Bảng 3.27. Tình hình bố trí, sử dụng lao động trong công ty................................79

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn...........................40

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng

cao tương xứng với cấp bậc và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công tác

trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay đang

là đòi hỏi bức thiết cho mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công ty TNHH Một thành viên xi măng Quang Sơn thời gian qua đã có sự

phát triển đáng mừng về nhiều mặt, trong đó có nội dung về nguồn nhân lực. Đội

ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty đã và đang không ngừng tăng lên cả về số

lượng và chất lượng. Có được những kết quả như vậy là do Công ty đã có những

bước đi, giải pháp khá phù hợp trong phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực

trạng cũng cho thấy nguồn nhân lực và hoạt động nguồn nhân lực của Công ty vẫn

đang đặt ra những khó khăn, hạn chế và thách thức cần phải quan tâm giải quyết.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa

quyết định tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị và các tổ chức. Đặc biệt,

đối với doanh nghiệp xi măng thì nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng có vai trò

quan trọng. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực

của doanh nghiệp cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng

lực, kỹ năng tác nghiệp và nhận thức về môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được

yêu cầu của nhiệm vụ mới. Chỉ khi có sự chuyển biến cơ bản cả về lượng và chất

của đội ngũ nhân lực thì doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh

nghiệp nào cũng sở hữu được đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng và sử dụng

hiệu quả nguồn nhân lực đó. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp muốn tạo dựng, duy trì

và phát triển một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và tốt về chất lượng thì việc phát

triển nguồn nhân lực là một công tác cần quan tâm hàng đầu.

Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn là đơn vị có năng lực tốt

nhất trong tỉnh Thái Nguyên về lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng và clinker.

2

Một trong các yếu tố năng lực của đơn vị chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên

của Công ty. Thời gian qua chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động phát triển

nguồn nhân lực được cải thiện và nâng cao, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm

năng và yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu thực tế

công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty, mặc dù công ty đã thực hiện một số

giải pháp phát triển nguồn nhân lực như tuyển dụng người lao động có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, mở lớp tập huấn kiến thức kỹ thuật, tổ chức khám sức khỏe

định kỳ cho toàn thể người lao động…, nhưng công ty vẫn còn một số điểm bất cập

như chính sách đãi ngộ người lao động chưa tốt làm ảnh hưởng đến động lực làm

việc của họ, việc phân công phân quyền trong bố trí sử dụng lao động còn chưa rõ

ràng, thiếu tính hợp lý ảnh hưởng đến quá trình lao động tại công ty,…làm hạn chế

sự phát triển của chính Công ty.

Chỉ khi có được một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng thì Công ty mới

có được nguồn lực chính để phát huy sức mạnh to lớn đưa Công ty đi đến phát triển

bền vững. Xuất phát từ đó việc lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại

Công ty TNHH một thành viên xi măng Quang Sơn” với mục đích góp thêm một

phần lý luận và đưa ra các giải pháp trong việc hoàn thiện công tác phát triển nguồn

nhân lực tại đơn vị.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống để

thực hiện đề tài

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) trong doanh nghiệp (DN) đã có rất

nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể các

công trình nghiên cứu có liên quan như sau:

Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Mỹ Linh - Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân (2010) “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

trong quá trình hội nhập kinh tế” đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến

đào tạo, PTNNL nói chung và vấn đề đào tạo, PTNNL trong DN nhỏ và vừa nói

riêng. Luận án đã đánh giá tổng thể hoạt động đào tạo, PTNNL trong DN nhỏ và

vừa từ đó đề xuất và tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp PTNNL nhỏ và

vừa. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể xem là một tài liệu tham khảo hữu ích

về PTNNL cho đại bộ phận các DN Việt Nam hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!