Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực tại các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ LAN PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ LAN PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS.PHẠM THỊ NGỌC VÂN
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Thị Lan Phương
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, các giảng viên
của chuyên ngành Quản lý kinh tế đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành liên quan
đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện, đóng góp nhiều ý kiến
cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị
Ngọc Vân, người đã tận tình bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương
pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn
này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, trao đổi của thầy cô, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận
văn được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Thị Lan Phương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực tại NHTM ............................. 5
1.1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực................................................................. 5
1.1.2. Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại..... 9
1.1.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại.......... 13
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của ngân
hàng thương mại.............................................................................................. 23
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực .......................................... 28
1.2.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông FPT ... 28
1.2.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Vingroup................................................... 29
1.2.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank)................................................................................ 30
1.2.4. Kinh nghiệm của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới.............. 31
iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
2.2.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................ 34
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 35
2.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................... 35
2.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp................................................. 35
2.2.3. Xác định quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................... 37
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 40
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực .................. 46
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN............................ 49
3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM
Thái Nguyên.................................................................................................... 49
3.1.1. Lịch sử hình thành................................................................................. 49
3.1.2. Hệ thống mạng lưới các ngân hàng thương mại ................................... 50
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 51
3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở các chi nhánh NHTM tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................................... 52
3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở các chi nhánh NHTM ............................ 52
3.2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực về số lượng và cơ cấu............... 56
3.2.3. Thực trạng phát triển chất lượng nguồn nhân lực................................. 63
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ở các chi nhánh
NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................................ 72
3.3.1. Phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy của thang đo......................... 72
3.3.2. Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
trên tới phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 75
v
3.4. Đánh giá chung về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ở các
NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................................ 81
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 81
3.4.2. Tồn tại ................................................................................................... 82
3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 83
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................... 84
4.1. Quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực ở các NHTM trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 84
4.1.1.Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở các NHTM trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................................... 84
4.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của hệ thống các NHTM trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020............................................ 87
4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ở các NHTM
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......................................................................... 88
4.2.1 Nhóm giải pháp đối với các chi nhánh NHTM...................................... 88
4.2.2. Nhóm giải pháp đối với NHNN.......................................................... 102
4.2.3 Nhóm giải pháp đối với các cơ sở đào tạo........................................... 103
4.3. Kiến nghị................................................................................................ 105
4.3.1. Đối với NHNN.................................................................................... 105
4.3.2. Đối với các cơ sở đào tạo.................................................................... 106
4.3.3. Đối với các NHTM ............................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 110
PHỤ LỤC..................................................................................................... 113
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBNV : Cán bộ nhân viên
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sỹ
GS.TS : Giáo sư, tiến sỹ
LTPL : Tiền lương, phúc lợi
CLPT : Chiến lược phát triển
VHXH : Văn hóa, xã hội
ĐGCV : Đánh giá công việc
CSHT : Cơ sở hạ tầng
ĐTPT : Đào tạo, phát triển
TDLĐ : Tuyển dụng lao động
TTLĐ : Thị trường lao động
CLLĐ : Chất lượng lao động
TN : Thái Nguyên
VN : Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................ 51
Bảng 3.2 Số lượng nhân lực làm việc tại các chi nhánh NHTM trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên...................................................................... 53
Bảng 3.3 Số lượng cán bộ được tuyển dụng mới tại một số chi nhánh
NHTM............................................................................................. 60
Bảng 3.4 Số lượng cán bộ, nhân viên được đào tạo (giai đoạn 2014 - 2016).... 69
Bảng 3.5 Kết quả các hệ số hồi quy................................................................ 77
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy của mô hình........................................................... 79
Bảng 3.7: Phân tích phương sai ANOVA....................................................... 80
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Nhu cầu nhân lực trong 3 năm tới.............................................. 54
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động phân theo giới tính .......................................... 55
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn............................... 55
Biểu đồ 3.4 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực bằng văn bản...... 56
Biểu đồ 3.5. Đánh giá về chiến lược phát triển nguồn nhân lực..................... 57
Biểu đồ 3.6. Các loại kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh...... 59
Biểu đồ 3.7. Đánh giá về công tác tuyển dụng nhân sự.................................. 62
Biểu đồ 3.8: Đánh giá về việc bố trí, sử dụng lao động.................................. 63
Biểu đồ 3.9. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc để đánh giá
nhu cầu đào tạo ............................................................................. 64
Biểu đồ 3.10 Bản mô tả công việc ở các chi nhánh........................................ 65
Biểu đồ 3.11 Đánh giá công tác phân tích và đánh giá công việc .................. 66
Biểu đồ 3.12. Đánh giá về công tác lập kế hoạch đào tạo .............................. 67
Biểu đồ 3.13 Tình hình thực hiện đào tạo tại chi nhánh................................. 68
Biểu đồ 3.14 Đánh giá về tổ chức thực hiện đào tạo ...................................... 71
Biểu đồ 3.15 Đánh giá về chất lượng hoạt động đào tạo................................ 71
Biểu đồ 3.16 Sự nâng cao năng lực thực hiện công việc của nhân viên
sau khi đào tạo .............................................................................. 72
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh
tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng. Với Việt Nam nói chung và với địa bàn tỉnh Thái Nguyên
nói riêng để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải thật sự có các chính sách đổi mới
công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong một ngành kinh tế
phát triển nhờ qui mô và tri thức như ngân hàng thì nguồn nhân lực lại càng
đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay, trên cả nước đã có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chínhngân hàng, nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của
ngành ngân hàng. Song khách quan mà nói, chất lượng nguồn nhân lực được
đào tạo còn thấp, không ít sinh viên sau khi ra trường còn “hổng” về kiến thức
và cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Các NHTM đang thiếu nguồn nhân
lực chất lượng cao và thực tế cho thấy nhu cầu tuyển dụng đối với nguồn
nhân lực này vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở một số lĩnh vực chuyên sâu như:
xây dựng chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc
tế. Do khó tìm được ứng cử viên phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc,
nhiều NHTM phải thuê các chuyên gia nước ngoài để phục vụ hoạt động kinh
doanh của mình
Ở tỉnh Thái Nguyên, qua 20 năm đổi mới mô hình tổ chức, hệ thống các
chi nhánh NHTM của tỉnh đã không ngừng hoàn thiện với mạng lưới ngày
càng được mở rộng trên cơ sở tăng cường phục vụ cho quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Cùng với sự phát triển của ngành, số lượng lao
động làm việc tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng tăng lên. Tuy
nhiên, cùng chung với thực trạng nguồn nhân lực của ngành ngân hàng cả
nước, lao động ở các chi nhánh NHTM của tỉnh Thái Nguyện hiện nay vừa
2
thiếu vừa yếu. Bên cạnh những kiến thức kinh tế, ngân hàng, giao tiếp của nhân
viên còn hạn chế thì kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) của nhân viên cũng
chưa cao. Nhiều chi nhánh ngân hàng thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh
đạo có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập
xử lý các vấn đề thực tế. Trình độ chuyên môn, khả năng lập dự án, tầm nhìn
chiến lược của đội ngũ giám đốc chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế trong
công tác nhân sự ở các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì
vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh
hiện nay là xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng đáp ứng các yêu cầu phát
triển của hệ thống ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, tôi chọn
đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực tại các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các NHTM
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016. Qua đó, đề xuất những
giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Thái nguyên trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, phát
triển nguồn nhân lực tại các Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và hoạt động phát triển nguồn
nhân lực tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014
đến 2016. Từ đó, đưa ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại
và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nguồn nhân
lực tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3
- Đề xuất một số định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phát triển nguồn nhân lực.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực
tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu dựa trên việc tiếp cận,
nghiên cứu, đánh giá số lượng, cơ cấu và đánh giá công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực của các NHTM trên địa bàn.
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Chi nhánh các NHTM
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể bao gồm: Ngân hàng Công thương -
Chi nhánh Thái Nguyên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -
Chi nhánh Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Thái Nguyên, Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh tại Thái Nguyên,
Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng - Chi nhánh tại Thái Nguyên, Ngân hàng
Hàng hải - Chi nhánh tại Thái Nguyên, Ngân hàng Quốc dân - Chi nhánh Thái
Nguyên, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh tại Thái Nguyên, Ngân hàng
TMCP Kỹ thương - Chi nhánh tại Thái Nguyên.
- Về thời gian: số liệu trong luận văn lấy từ năm 2014 - 2016.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực tại các Ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” có một số đóng góp mới sau:
Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn
nhân lực, phát triển nguồn nhân lực tại các NHTM. Từ cơ sở lý luận, đề tài
cũng đánh giá được về thực trạng nguồn nhân lực cũng như công tác phát
triển nguồn nhân lực tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả
nghiên cứu sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát một số nội dung về công tác phát
4
triển nguồn nhân lực và những yếu tố ảnh hưởng tới công tác phát triển nguồn
nhân lực từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
làm việc tại các NHTM trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.
Đề tài cũng cung cấp cho lãnh đạo ở các NHTM trên địa bàn tỉnh nhận
thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực tại các NHTM.
Từ đó, nghiên cứu cung cấp thông tin giúp nhà quản lý xây dựng các chính
sách để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược quy hoạch
nguồn nhân lực và các chương trình đào tạp, phát triển nguồn nhân lực một
cách hợp lý, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành tài chính nói riêng
và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực tại
các NHTM.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các NHTM trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực tại NHTM
1.1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đến
chất lượng và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội. Trong lý thuyết về
tăng trưởng kinh tế, con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc
đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững thậm chí con người được coi là
nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển - vốn nhân lực.
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX với sự thay đổi căn bản về phương thức
quản lý hiện đại, lấy con người làm trung tâm thì thuật ngữ “nguồn nhân lực” bắt
đầu được sử dụng rộng rãi, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự
nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Nội hàm nguồn
nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng
hơn. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực.
Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa “Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”.
Theo Theo David Begg (2008, tr.282): “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá
trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm
năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất,
nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu
nhập trong tương lai”.
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003, tr.5): “Nguồn nhân lực được xem
xét dưới hai góc độ năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ