Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1025

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN VĂN NHUẬN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO

Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI.

Ngành: Chính trị học

Mã số: 8310201

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Thùy

LỜI NÓI ĐẦU

Sau 02 năm học tập, nghiên cứu tôi trân trọng cảm ơn những tình cảm

chân thành, quý báu và sâu sắc của quý Thầy giáo, Cô giáo Trƣờng Đại học

Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân tham gia và hoàn thành

tốt khóa học, đồng thời đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích, giúp tôi

có đƣợc hành trang hữu ích trong công tác và cuộc sống.

Trong quá trình học tập, mặc dù bản thân rất tích cực trong nghiên cứu

lý luận, thực tiễn, các tài liệu, văn bản, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật Nhà

nƣớc và các nội dung liên quan đến chuyên ngành. Tuy nhiên, trong quá trình

viết Luận văn, với kiến thức, khả năng, kinh nghiệm có giới hạn, nên không

tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Song, với sự giúp đỡ của quý

Thầy giáo, Cô giáo Khoa Lý luận chính trị - Luât và Quản lý Nhà nƣớc

Trƣờng Đại học Quy Nhơn, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tâm, tận tình của TS.

Nguyễn Thị Ngọc Thùy đã hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài: “Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.” làm luận

văn Thạc sĩ của mình.

Với tinh thần cầu thị, bản thân rất mong đƣợc quý Thầy giáo, Cô giáo

góp ý để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo!

Bình Định, tháng 7 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nhuận

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Văn Nhuận, học viên cao học chuyên ngành Chính trị

học khóa 22 (2019-2021) của Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực,

chính xác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nhuận

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 6

6. Những đóng góp mới của luận văn........................................................... 6

7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn..................................................... 6

8. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƢỢNG CAO ................................................................................................... 8

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................... 8

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .................................................................. 8

1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao ......................................... 9

1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công...... 11

1.2. Quan niệm, nội dung và vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng

cao trong khu vực công ở thị xã An Khê ........................................................ 14

1.2.1. Quan niệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu

vực công ở thị xã An Khê ........................................................................... 14

1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực

công ở thị xã An Khê .................................................................................. 16

1.2.3. Vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong

khu vực công ở thị xã An Khê .................................................................... 21

1.2.4. Bài học rút ra cho thị xã An Khê ...................................................... 24

Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 29

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƢỢNG CAO TRONG KHU VỰC CÔNG Ở THỊ XÃ AN KHÊ,

TỈNH GIA LAI................................................................................................ 30

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ......................................... 30

2.1.1. Nhân tố khách quan........................................................................... 30

2.1.2. Nhân tố chủ quan .............................................................................. 37

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị

xã An Khê, tỉnh Gia Lai .................................................................................. 40

2.2.1. Chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công...... 40

2.2.2. Về số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công .... 48

2.3. Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác phát triển nguồn nhân lực

chất lƣợng cao ở thị xã An khê, tỉnh Gia Lai.................................................. 49

2.3.1. Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ở thị xã........................................................................................ 49

2.3.2. Cơ chế, chính sách đãi ngộ để tạo động lực phát triển nguồn nhân

lực chất lƣợng cao trong khu vực công....................................................... 56

2.3.3. Hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch nguồn nhân lực chất

lƣợng cao ở thị xã An Khê .......................................................................... 60

2.3.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở

thị xã An Khê .............................................................................................. 65

2.4. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong phát triển

nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê ............ 66

2.4.1. Những hạn chế, tồn tại ...................................................................... 67

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 75

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 81

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG KHU VỰC CÔNG Ở THỊ

XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI........................................................................ 82

3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở

thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai............................................................................. 82

3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................ 82

3.1.2. Định hƣớng ...................................................................................... 84

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao

trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ......................................... 87

3.2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh giáo dục, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao

trình độ nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã ........ 87

3.2.2. Nhóm giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu

hút, giữ gìn và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực

công ở thị xã An Khê .................................................................................. 94

3.2.3. Một số đề xuất đối với các nhóm đối tƣợng cơ bản trong quá trình

phát triển NNLCLC ở thị xã An Khê........................................................... 98

Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 107

KẾT LUẬN.................................................................................................. 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 109

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

2 Hội đồng nhân dân HĐND

3 Kinh tế - xã hội KT - XH

5 Nguồn nhân lực NNL

6 Nguồn nhân lực chất lƣợng cao NNLCLC

7 Quan hệ sản xuất QHSX

8 Xã hội chủ nghĩa XHCN

9 Ủy ban nhân dân UBND

10 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBMTTQVN

11 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đoàn TNCSHCM

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

hiệu

Tên bảng

Trang

2.1

Thống kê trình độ chuyên môn và lý luận chính trị lãnh đạo,

quản lý cấp thị xã tính đến ngày 15/12/2020

42

2.2

So sánh số lƣợng của cán bộ, công viên chức về trình độ ngọai

ngữ, tin học cấp huyện ở thị xã An Khê năm 2020

44

2.3

Thống kê kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức từ

năm 2017 đến tháng 12 năm 2020 54

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên bảng Trang

2.1

Số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên trong

khu vực công ở thị xã An Khê giai đoạn 2010 - 2017

40

2.2

Sự phát triển về trình độ học vấn của NNLCLC trong khu

vực công ở thị xã An Khê giai đoạn 2010 - 2017

69

2.3

Sự phát triển NNLCLC về chất lƣợng theo chức danh

chuyên môn trong khu vực công ở thị xã An Khê giai đoạn

2010 – 2017

71

1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC là nguồn lực có vai trò quan trọng đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nhận thức sâu sắc vai trò

NNLCLC, Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định tiếp tục thực hiện có hiệu

quả 3 đột phá chiến lƣợc (do Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam

thông qua), trong đó có đột phá chiến lƣợc: đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng

cao. Thực hiện chủ trƣơng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực

chất lƣợng cao của Đảng, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phƣơng nƣớc ta,

trong đó khu vực công phải đẩy mạnh phát triển NNL, đặc biệt là NNLCLC.

Thị xã An Khê nằm ở cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh Gia Lai là một

trong 02 thị xã có tầm quan trọng đối với tỉnh Gia Lai cả về kinh tế lẫn chính

trị, đồng thời là một trong những địa phƣơng có vai trò chiến lƣợc trong sự

phát triển của tỉnh. Để thực hiện đƣợc mục tiêu nhằm đƣa thị xã trở thành đô

thị loại III trong thời gian tới thì thị xã An Khê phải giải quyết nhiều vấn đề,

trong đó đặc biệt là vấn đề phát triển NNL, nhất là NNLCLC trong khu vực

công ở thị xã. Đồng thời, thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, quy

định của Nhà nƣớc về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong

khu vực công có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm

vụ đƣợc giao, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức,

lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi

hỏi cơ quan nhà nƣớc các cấp ở thị xã An Khê phải chú trọng phát triển nguồn

nhân lực toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác. Đặc

biệt là, trƣớc tác động của hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tƣ (4.0), để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản

lý nhà nƣớc, nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trong các nhiệm vụ phát triển

2

kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội… tham mƣu, đề xuất với cấp ủy, chính

quyền các cấp của thị xã An Khê về chủ trƣơng, kế hoạch, biện pháp phát

triển nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC.

Nhận thức đƣợc sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là

NNLCLC trong khu vực công, trong thời gian qua thị xã An Khê đã chú trọng

phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã. Cụ thể UBND thị xã đã xây

dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật về tuyển dụng, bồi dƣỡng, bổ

nhiệm, quy hoạch, luân chuyển, điều động, đánh giá, nâng lƣơng, nâng ngạch

đối với cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công ở các cấp. Tuy

nhiên, NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê còn nhiều hạn chế cả về

số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Số lƣợng cán bộ, công chức về thể lực, phẩm

chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác trong khu vực công còn ít và chƣa

đáp ứng yêu cầu; năng lực công tác, trình độ thực tế của một bộ phận đội ngũ

cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công chƣa tƣơng xứng với bằng

cấp đại học và sau đại học mà họ đã đƣợc cấp và chƣa đáp ứng vị trí công tác,

chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; cơ cấu về trình độ chuyên môn, giới tính, lứa

tuổi của NNLCLC còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý.

Để giải quyết những vấn đề trên rất cần có sự nghiên cứu công phu,

nghiêm túc cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay

chƣa có công trình nào nghiên cứu, luận giải một cách hệ thống những vấn đề

đó. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao nói chung và phát triển

nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công nói riêng trong giai đoạn

hiện nay là một trong những vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của

nhiều nhà khoa học, những năm gần đây, ở các tỉnh cũng nhƣ trong cả nƣớc

3

đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này ở nhiều góc độ, phạm

vi rộng, hẹp khác nhau tiêu biểu nhƣ:

Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao:

Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hƣng (2002), „„Phát triển giáo dục và

đào tạo nhân tài ‟‟[41]. Các tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử giáo dục

Việt Nam và những vấn đề đặt ra, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong thế

kỷ thử XXI. Các tác giả cũng đề cập nhiều nội dung quan trọng về phát hiện,

đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài.

Vũ Thị Phƣơng Mai (2004), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

qua thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước” [42]. Bài viết phân

tích những kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở một số nƣớc Mỹ, Nhật và một số

nƣớc công nghiệp hóa mới Đông Á. Những kinh nghiệm đáng chú ý nhƣ: Coi

trọng giáo dục - đào tạo theo nhu cầu xã hội; tạo môi trƣờng thuận lợi và có cơ

chế đãi ngộ thỏa đáng…

Nguyễn Thị Giáng Hƣơng (2013), „„Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay’’ [43]. Luận án luận giải vai trò, tầm

quan trọng của NNL nữ chất lƣợng cao; những điều kiện khách quan, nhân tố

chủ quan cơ bản tác động đến phát triển NNL nữ chất lƣợng cao ở Việt Nam

hiện nay. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và một

số vấn đề đặt ra trong phát triển NNL nữ chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL nữ

chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay.

Trịnh Ngọc Thạch (2008), „„Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam ‟‟[44]. Dƣới góc

độ tiếp cận của giáo dục, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình

quản lý đào tạo NNLCLC ở một số trƣờng đại học trọng điểm của Việt Nam,

trong đó tập trung nghiên cứu về mô hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!