Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9- 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
ĐINH THANH TUYẾN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI
THÔNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Văn và Tiếng Việt
Mã số: 62.14.10.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê A
HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
ĐINH THANH TUYẾN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI
THÔNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Văn và Tiếng Việt
Mã số: 62.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê A
HÀ NỘI, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu
nào khác.
Nghiên cứu sinh
Đinh Thanh Tuyến
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
GS. TS. Lê A - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Thầy luôn là người động
viên và khích lệ tôi trong những lúc gặp khó khăn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các quý thầy, cô, anh chị và bạn bè
đồng nghiệp trong Khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Sư phạm Hà Nội đã bố
trí thời gian và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể triển khai, thực
hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người luôn động
viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi. Đó là nguồn động lực chủ yếu giúp tôi
vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả
Đinh Thanh Tuyến
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
PTNN Phát triển ngôn ngữ
GVMN Giáo viên mầm non
GDMN Giáo dục mầm non
TTMT Tương tác mẫu tính
LASS Language Acquisiton Support System
CDS Child Directed Speech
TB Trung bình
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm
NXB Nhà xuất bản
STT Số thứ tự
TTC CĐ Tính tích cực chủ động
DH TC CĐ Dạy học tích cực chủ động
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1a: Nhận thức của người mẹ về mục đích của tương tác mẫu tính ............................75
Bảng 1b: Các kiểu nhận thức của người mẹ về mục đích của tương tác mẫu tín................75
Bảng 1c: Nhận thức của người mẹ về mục đích của tương tác mẫu tính tính theo mức độ 75
Bảng 1d: Mối tương quan giữa nhận thức của bà mẹ về mục đích của TTMT với tổng điểm
mức độ TTMT.....................................................................................................77
Bảng 2: Thực trạng mức độ thường xuyên tương tác với trẻ của người mẹ........................77
Bảng 3: Thực trạng thời lượng của 1 lần tương tác giữa mẹ với trẻ 9-18 tháng tuổi .........78
Bảng 4:Thực trạng mẹ bắt đầu tiến hành tương tác với trẻ ở các độ tuổi............................78
Bảng 5:Thực trạng về đối tượng và thời lượng trẻ 9-18 tháng tuổi được tiếp xúc trong ngày
lúc trẻ thức...........................................................................................................79
Bảng 6a: Thực trạng thói quen mẹ tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi..................................80
Bảng 6b: Các kiểu thói quen tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi của mẹ ..............................80
Bảng 6c: Thói quen tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi của mẹ chia theo mức độ...............81
Bảng 6d: Mối tương quan giữa nhận thức của bà mẹ về mục đích của TTMT với tổng điểm
mức độ TTMT.....................................................................................................82
Bảng 7: Thực trạng việc mẹ chuẩn bị vật trung gian gì khi trò chuyện với trẻ ...................82
Bảng 8. Thực trạng việc người thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ thông qua
tương tác mẫu tính...............................................................................................83
Bảng 9 a: Tương quan trong nhóm tuổi 25 – 30..................................................................84
Bảng 9b: Tương quan trong nhóm tuổi 30 – 35...................................................................84
Bảng 9c: Tương quan trong nhóm tuổi 35-40 .....................................................................84
Bảng 10a: Năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 9 đến 18 tháng tuổi .............................85
Bảng 10b: Năng lực phát triển ngôn ngữ trên từng lĩnh vực ...............................................87
Bảng 11: So sánh kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm .......................129
Bảng 12: So sánh kết quả của nhóm ĐC và TN trước TN ................................................130
Bảng 13: So sánh kết quả của nhóm ĐC và TN sau TN....................................................130
Bảng 14: So sánh kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN ...........................131
Bảng 15. Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC1 và TN1 (trước và sau TN)..........132
Bảng 16: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC2 và TN2 (trước và sau TN)..........132
Bảng 17: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC3 và TN3 (trước và sau TN)..........132
Bảng 18: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC4 và TN4 (trước và sau TN).........133
Bảng 19a: Kiểm định nhóm ĐC và TN trước và sau TN theo các mức độ .......................133
Bảng 19b. Kiểm định nhóm tổng nhóm ĐC và TN trước và sau TN................................133
Bảng 20: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 1 và TN 1 trước và
sau TN ...............................................................................................................134
Bảng 21: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 2 và TN 2 trước và
sau TN ...............................................................................................................134
Bảng 22: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 3 và TN 3 trước và
sau TN ...............................................................................................................135
Bảng 23: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC4 và TN4 trước và
sau TN ...............................................................................................................136
Bảng 25: So sánh điểm số của nhóm ĐC và TN trước và sau TN theo 4 nội dung từ vựng,
phát âm, ngữ pháp và giao tiếp .........................................................................137
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1a: Các nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 – 18 tháng tuổi .................................86
Biểu 1b: Năng lực phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi theo từng nhóm tuổi.......86
Biểu 2: So sánh kết quả của nhóm TN trước và sau TN....................................................130
Biểu 3: So sánh kết quả của nhóm ĐC và TN trước TN ...................................................130
Biểu 4: So sánh kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ............................................131
Biểu 5: So sánh kết quả của nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN ..............................131
Biểu 6a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC2trước và sau TN........134
Biểu 6b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN2 trước và sau TN..........135
Biểu 7a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC3 trước và sau TN .......135
Biểu 7b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN3 trước và sau TN .......136
Biểu 8a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC4 trước và sau TN136
Biểu 8b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN4 trước và sau TN137
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................4
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................................4
7. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................................5
8. Đóng góp của luận án ........................................................................................................8
9. Cấu trúc của luận án...........................................................................................................8
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ MẦM NON THÔNG QUA TƢƠNG TÁC
MẪU TÍNH.........................................................................................................................10
1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài...................................................................................10
1.1. Những quan điểm cơ bản về sự phát triển ngôn ngữ...........................................10
1.1.1 Thuyết bẩm sinh (Nativist Theories)..................................................................10
1.1.2. Thuyết học tập hay thuyết hành vi (Learning/ Behaviourist Theories)..........11
1.1.3 Thuyết nhận thức (Cognitive theory).................................................................12
1.1.4 Thuyết nhận thức xã hội (hay còn gọi là quan điểm tương tác xã hội )
(Interactionist Theory) ................................................................................................13
1.2 Nghiên cứu tƣơng tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ.........................14
1.2.1 Nghiên cứu về tương tác mẫu tính (TTMT)......................................................14
1.2.2 Nghiên cứu về những ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự PTNN
của trẻ mầm non..........................................................................................................16
2 Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................................17
2.1 Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non ...............................................17
2.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non theo hướng cấu trúc 17
2.1.2 Nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non .........................19
2.2 Nghiên cứu về PTNN cho trẻ mầm non thông qua tƣơng tác mẫu tính ....................20
2.2.1 Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ theo định hướng giao tiếp nói chung..........20
2.2.2. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính ...............21
Chƣơng 1. TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI
MẦM NON .........................................................................................................................23
1.1 Quan niệm về sự “phát triển” và “phát triển ngôn ngữ”....................................23
1.2 Tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ........................................................24
1.2.1 Quan niệm về “tương tác mẫu tính”và “phát triển ngôn ngữ thông qua tương
tác mẫu tính” ...............................................................................................................24
1.2.2 Đặc trưng của tương tác mẫu tính ....................................................................28
1.2.3 Tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ...............41
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới TTMT ....................................................................52
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi và TTMT ................57
1.3.1 Đặc điểm sinh lý .................................................................................................57
1.3.2 Đặc điểm tâm lý ..................................................................................................58
1.3.3 Đặc điểm ngôn ngữ ............................................................................................60
1.3.4 Tương tác mẫu tính ở độ tuổi 9-18 tháng..........................................................62
Tiểu kết chƣơng 1 ..............................................................................................................64
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI THÔNG QUA TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH.....................65
2.1 Thực trạng về tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi 65
2.1.1. Tổ chức điều tra.................................................................................................65
2.1.2 Kết quả và nhận xét............................................................................................74
2.1.3 Kết luận...............................................................................................................88
2.2 Nội dung phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính.......92
2.2.1 Phát triển ngôn ngữ theo phương diện cấu trúc...............................................92
2.2.2 Phát triển ngôn ngữ theo phương diện chức năng...........................................97
2.3 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tƣơng tác mẫu tính.107
2.3.1 Một số các yêu cầu trong việc đề xuất biện pháp............................................107
2.3.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu
tính..............................................................................................................................113
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................127
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.......................................................................128
3.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................................128
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm .........................................................................................128
3.3. Thời gian thực nghiệm..........................................................................................128
3.4. Nội dung thực nghiệm...........................................................................................128
3.5. Quy trình thực nghiệm .........................................................................................128
3.6. Phƣơng tiện đánh giá ngôn ngữ của trẻ 9-24 tháng tuổi và tiêu chí đánh giá.129
3.7 Kết quả thực nghiệm..............................................................................................129
3.7.1 So sánh mức độ của các nhóm trước và sau thực nghiệm.............................129
3.7.2 Kiểm định hiệu quả thực nghiệm theo các mức độ thấp, trung bình, khá cao và cao 132
3.7.3 Kiểm định sựthay đổi của các nhóm trong từng lĩnh vực ngôn ngữ sau thực nghiệm.134
3.7.4 Đánh giá chung ..................................................................................................137
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................143
KẾT LUẬN...................................................................................................................143
KIẾN NGHỊ..................................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI.........148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt trong xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ
mà con người có thể phản ánh thế giới một cách lý tính, gián tiếp và khái quát như A.R.Luria
đã so sánh: “Động vật có một thế giới - thế giới của những vật thể và hoàn cảnh được tri
giác một cách cảm tính; con người có hai thế giới, trong đó có thế giới của những vật thể
được tri giác một cách trực tiếp và thế giới của những hình ảnh, vật thể, những quan hệ,
những tính chất mà chúng được xác định bằng các từ.” [1]. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con
người giao tiếp được với nhau một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, làm cơ sở để liên kết và tổ
chức xã hội loài người. Vì vậy, Lê-nin cũng đã từng khẳng định “ngôn ngữ là công cụ giao
tiếp trọng yếu nhất trong xã hội loài người”[trích theo 26].
Đối với trẻ em nói chung, và trẻ 9 - 18 tháng tuổi nói riêng, trước khi có ngôn ngữ,
trẻ cũng đã giao tiếp với người lớn nhưng chủ yếu thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ
và mang tính cảm xúc. Khi lĩnh hội được ngôn ngữ, ngôn ngữ trở thành phương tiện giúp
hoạt động giao tiếp của trẻ mang tính mục đích, tính ý hướng rõ ràng hơn, truyền tải lượng
thông tin phong phú, chính xác hơn. Hơn thế nữa, ngôn ngữ giúp trẻ thúc đẩy được nhanh
hơn, hiệu quả hơn quá trình xã hội hóa bản thân, để hòa nhập vào xã hội loài người với tư
cách là một thành viên thuộc xã hội đó. Như vậy, “ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ
một cách toàn diện” [26], không chỉ đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức mà còn đối với
sự phát triển năng lực giao tiếp, đạo đức, văn hóa, tình cảm xã hội, thẩm mỹ…
1.2 Tương tác mẫu tính là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển ngôn ngữ ở trẻ trong giai đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn chuyển giao từ tiền ngôn
ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ nhưng
nó chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Bắt đầu từ việc xem sự phát triển nói chung và sự
phát triển ngôn ngữ nói riêng như là một quá trình mà trong đó trẻ đóng vai trò chủ thể tích
cực, các học thuyết tập trung lí giải việc lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là do yếu tố nào chi phối,
bẩm sinh, di truyền hay hoàn cảnh xã hội? Trong quá trình phát triển của nhân loại nói chung,
và phát triển ngôn ngữ của con người nói riêng, yếu tố di truyền hay yếu tố hoàn cảnh đóng
vai trò quyết định? Những câu hỏi này là đề tài tranh luận diễn ra trong nhiều thập kỉ nay
nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy việc lĩnh hội ngôn ngữ một phần phụ
thuộc vào năng lực bẩm sinh của trẻ nhưng hoàn cảnh cũng có những tác động không nhỏ
thông qua các kiểu kinh nghiệm ngôn ngữ mà trẻ có thể tiếp xúc.
2
Như đã nêu, hoàn cảnh tác động không nhỏ tới sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ, nếu không
giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh thì việc lĩnh hội ngôn từ cũng trở nên
khó khăn. Trong số các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới sự lĩnh hội ngôn ngữ, tương tác mẫu
tính được xem là tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất làm xuất hiện các dấu mốc quan trọng
trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ
chính thức.
Tương tác mẫu tính có ảnh hưởng rất lớn như vậy, nhưng trên thực tế việc tìm hiểu,
nghiên cứu và đánh giá vai trò của kiểu tương tác này đối với sự phát triển nói chung và
phát triển ngôn ngữ nói riêng ở trẻ nhỏ ở nước ta vẫn còn một số hạn chế. Các nghiên cứu
chủ yếu tập trung ở nhà trường và nhấn mạnh vai trò của giáo viên mầm non (GVMN),
chưa quan tâm đúng mức tới mắt xích gia đình, đặc biệt là những người đầu tiên tiếp xúc,
trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực tế là chúng ta đã vô tình quên mất rằng “lúc ở nhà
mẹ cũng là cô giáo”, cho nên mảng đề tài nghiên cứu về vai trò, kiểu tương tác mẫu tính
đối với sự phát triển nhân cách, năng lực của trẻ vẫn còn tương đối mới mẻ ở nước ta.
Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn tiền ngôn ngữ cũng nhƣ giai đoạn chuyển giao từ tiền
ngôn ngữ sang ngôn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi chủ yếu đƣợc chăm sóc tại gia
đình. Mặt khác, vì chưa nghiên cứu những cách thức nuôi dạy, tương tác với trẻ tương đối
hiệu quả của các bà mẹ trong mỗi gia đình, nên chúng ta vô tình đã bỏ qua những bài học
thực tiễn quí báu, bỏ qua cơ hội vận dụng chúng trong quá trình đào tạo GVMN, để mỗi cô
giáo được trau dồi thêm phẩm chất và năng lực mẫu tính trong quá trình tương tác, giao
tiếp với trẻ, để “khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.
1.3 Giai đoạn 9-18 tháng tuổi (giai đoạn chuyển giao từ giao tiếp tiền ngôn ngữ sang
giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ) là giai đoạn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tương
tác mẫu tính
Đa số trẻ 9-18 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục tại gia đình, mẹ và những người
thân chính là người tạo ra mối quan hệ xã hội đầu tiên, chủ yếu cho trẻ, do vậy tương tác
xã hội của trẻ chủ yếu là tương tác mẫu tính. Điều đó cho thấy tương tác mẫu tính có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với ngôn ngữ bởi đây là giai
đoạn chuyển biến về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ việc phát ra những âm
thanh vô nghĩa sang phát âm có nghĩa, từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ.
Vì vậy, sự tương tác ở giai đoạn này có ý nghĩa chuẩn bị quan trọng cho các bước phát
triển tâm lý-ngôn ngữ ở giai đoạn sau. Nói cách khác, việc quan tâm phát triển ngôn ngữ
thông qua tương tác mẫu tính chính là một lựa chọn hướng đến những nhân tố đầu tiên và
quan trọng nhất thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý - ngôn ngữ của
3
trẻ ở giai đoạn 9-18 tháng. Thực hiện tốt tương tác mẫu tính là cơ sở cho các hướng tác
động cụ thể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này cũng như giai đoạn kế tiếp.
1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ tuổi
mầm non góp phần phát huy giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ
Để giáo dục một con người toàn diện, cần có sự phối hợp khăng khít giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Một trong những cách để hiện thực hóa được quan điểm trên là
cần tăng cường hơn nữa các công trình nghiên cứu về vai trò gia đình, vai trò của bà mẹ
trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Riêng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ,
vì xuất phát từ thực tế là hầu như trẻ đã nói được hoặc đã được chuẩn bị để biết nói trước
khi đến trường mầm non nên sự chuẩn bị đó phần lớn thuộc về gia đình, còn trường mầm
non là nơi tiếp tục duy trì, phát huy các năng lực ngôn ngữ đó cho trẻ.
Để quá trình đổi mới giáo dục hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần cố gắng tham khảo và
vận dụng kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để nhìn nhận lại vấn đề tương tác mẫu
tính ở góc độ lí luận chứ không chỉ đánh giá nó ở góc độ kinh nghiệm, bản năng. Bởi lẽ kiểu
chăm sóc giáo dục mầm non có một đặc thù rất riêng, đó là “cô giáo như mẹ hiền”. Và làm
thế nào để “cô giáo như mẹ hiền”, góp phần phát huy tiềm năng vốn có ở trẻ, trong đó có
tiềm năng ngôn ngữ, lại rất cần đến việc tìm hiểu một cách hệ thống và khoa học về kiểu
tương tác mẫu tính cũng như vai trò của nó trong việc chuẩn bị các tiền đề giúp trẻ lĩnh hội
ngôn ngữ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu khoa học tìm hiểu về kiểu
tương tác mẫu tính trong mối liên hệ với sự phát triển chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng
của trẻ.
1.5 Thực tiễn nghiên cứu về ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển
ngôn ngữ tuổi mầm non ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế
Hiện nay, với những thay đổi về quan điểm giáo dục mầm non, những công trình
nghiên cứu về tương tác mẫu tính đã xuất hiện. Tuy nhiên, một mặt, trong số các nghiên cứu
lý luận thì một số công trình chưa được công bố rộng rãi, một số khác còn tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau về các thuật ngữ quốc tế khiến nội hàm khái niệm chưa được thống nhất. Mặt
khác, các công trình nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này còn đang rất ít. Thực trạng đó cũng
đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu cặn kẽ hơn về mối liên hệ giữa tương tác mẫu tính
với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi
thông qua tương tác mẫu tính” để nghiên cứu trong luận án của mình.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi dưới
tác động của tương tác mẫu tính. Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra một số nội dung và biện
pháp tương tác mẫu tính cụ thể nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: khái niệm, nguồn gốc và
đặc điểm của tương tác mẫu tính.
3.2. Làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương
tác mẫu tính.
3.3 Đề xuất nội dung và biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính.
3.4. Làm rõ tính khả thi của nội dung, biện pháp tác động được đề xuất để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 - 18
tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể trực tiếp: Trẻ 9-18 tháng tuổi tại một số gia đình. Trong đó, số
lượng trẻ nam và trẻ nữ tương đương nhau.
- Khách thể gián tiếp: Các bà mẹ có con trong độ tuổi 9 - 18 tháng tuổi.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính có thể triển khai
theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung vào giai đoạn
9-18 tháng tuổi vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn
ngôn ngữ chính thức ở trẻ mầm non.
- Về địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi mong muốn thực hiện quá trình nghiên cứu trên
nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước, nhưng do đối tượng nghiên cứu có nhiều nét đặc
biệt như là các cặp mẹ -trẻ với điều kiện trẻ ở giai đoạn 9-18 tháng tuổi, một độ tuổi quá
nhỏ, nên chúng tôi lựa chọn địa bàn Hà Nội để có thể kiểm soát được tính khách quan
trong quá trình điều tra và thực nghiệm.
6. Giả thuyết khoa học
Tương tác mẫu tính ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sớm nhất và
nhiều nhất, được thể hiện cả về phương diện cấu trúc (sự lĩnh hội các thành phần, đơn vị
ngôn ngữ) và phương diện chức năng(nhận thức - ngôn ngữ - giao tiếp). Nếu đề xuất được