Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua một số trò chơi dân gian.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
thông qua một số trò chơi dân gian
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị ồng ạnh
Chuyên ngành: Tâm lý iáo dục
Ngƣời hƣớng dẫn : PGS TS Lê Quang Sơn
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
1
Lời cảm ơn!!!
Thời gian qua đi để lại trong em biết bao kỷ niệm, nhưng có lẽ kỷ niệm
thân thương nhất đã đọng lại ở thời sinh viên. Bước chân vào giảng đường
Đại học, ước mơ trở thành một cô giáo tương lai của em đã sắp trở thành sự
thật. Và em luôn tự hào rằng mình là sinh viên của Khoa Tâm Lý – Giáo dục
trường ĐHSP Đà Nẵng.
Bốn năm qua đi thật nhanh và giờ đây em sắp phải xa thầy cô, bạn bè, xa
mái trường thân yêu. Khóa luận tốt nghiệp là dấu mốc quan trọng khép lại quá
trình học tập, tích lũy kinh nghiệm của mỗi bạn sinh viên. Và riêng em cũng
vậy, được tham gia bảo vệ khóa luận tốt nghiệp là một niềm hạnh phúc rất
lớn.
Để hoàn thành được khóa luận thì ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của mọi người. Trước tiên, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới PGS TS Lê Quang Sơn – người thầy đã hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Em cũng xin cảm
ơn các thầy cô trong khoa Tâm Lý – Giáo dục đã chỉ dạy cho em trong suốt
thời gian học tập tại trường. Xin cảm ơn thầy cô và các em học sinh ở trường
PTCB Nguyễn Đình Chiểu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình tìm hiểu và thực nghiệm. Và cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong thời gian qua.
Do bước đầu nghiên cứu đề tài chưa có kinh nghiệm và thời gian còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quí thầy cô và
các bạn góp ý chân thành để đề tài hoàn chỉnh hơn.
2
LỜ CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nên trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện
Phạm Thị Hồng Hạnh
DAN MỤC BẢN .
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 1. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường theo
Gessel
31
2 Bảng 2. Kết quả thu được theo phương pháp điều tra giáo viên được
thể hiện trong bảng dưới đây:
55
3 Bảng 3. Kết quả từ bảng quan sát sự phát triển ngôn ngữ của
Nguyễn T.T.
57
4 Bảng 4. Kết quả từ bảng quan sát sự phát triển ngôn ngữ của Phan
Đình K. L:
59
5 Bảng 5. Kết quả thu được từ bảng quan sát sự phát triển ngôn ngữ
của Đinh Thị N. V.
61
6 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về khả năng hiểu của trẻ
Nguyễn T.T
78
7 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về khả năng thể hiện ngôn
ngữ của trẻ Nguyễn T.T
78
8 So sánh kết quả từ phiếu hỏi giáo viên trước và sau thực nghiệm của
trẻ Nguyễn T.T
79
9 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về khả năng hiểu của trẻ
Phan Đình K L
80
10 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về khả năng thể hiện ngôn
ngữ của trẻ Phan Đình K L
80
11 So sánh kết quả từ phiếu hỏi giáo viên trước và sau thực nghiệm của
trẻ Phan Đình K L
81
12 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về khả năng hiểu của trẻ
Đinh Thị N V
82
13 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về khả năng thể hiện ngôn
ngữ của trẻ Đinh Thị N V
82
14 So sánh kết quả từ phiếu hỏi giáo viên trước và sau thực nghiệm 85
1
DAN MỤC B ỂU Ồ
STT Tên biểu Trang
1 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ chung thể hiện sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ
52
2 Biểu đồ 2.2. Mối liên hệ giữa hiểu và thể hiện lời nói
ở trẻ CPTTT nam.
53
3 Biểu đồ 2.3. Mối liên hệ giữa hiểu và thể hiện lời nói
ở trẻ CPTTT nữ.
54
DAN MỤC TỪ V ẾT TẮT.
STT Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt
1 CPTTT Chậm phát triển trí tuệ
2 PTCB Phổ thông chuyên biệt
3 NST Nhiễm sắc thể
4 VD Ví dụ
5 TDKQ Tƣ duy khái quát
2
P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một nhu cầu cơ bản của con người và nó giúp cho con người
hiểu biết lẫn nhau, trao đổi, tiếp nhận những thông tin thế giới bên ngoài, qua
đó mở rộng tầm hiểu biết của mình. Thông qua giao tiếp, con người có thể
bộc lộ thái độ, tình cảm của mình đối với thế giới xung quanh. Nhờ có hoạt
động giao tiếp con người mới có thể nhận thức được mình trong mối quan hệ
với các thành viên khác, có thể đánh giá được bản thân mình và đánh giá
người khác.
Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong
đó ngôn ngữ là một công cụ vạn năng, là phương tiện duy nhất thỏa mãn tất
cả yêu cầu của con người trong giao tiếp. Ngôn ngữ đồng hành cùng con
người từ lúc con người xuất hiện cho đến ngày nay. Bằng ngôn ngữ, con
người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng
kinh nghiệm của nguời khác vào hoạt động cuả mình, làm cho mình có những
khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững đươc bản chất của tự nhiên, xã hội và
bản thân.
Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp gặp phải những trở ngại lớn. Hầu hết các bé đều gặp khó khăn trong việc
phát triển ngôn ngữ, vì thế khả năng giao tiếp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ
dẫn đến sự phát triển tâm lý không bình thường. Điều đó gây ra những trở
ngại về mặt sinh lý như suy giảm chức năng, cấu trúc ở một số giác quan
khiến việc truyền và nhận thông tin bị hạn chế hoặc biến dạng; những trở ngại
về mặt tâm lý như hạn chế khả năng nhận thức, thiếu nhu cầu giao tiếp, phản
ứng chậm, không bình thường; những trở ngại về mặt xã hội như thiếu niềm
tin vào người khác, né tránh, sợ giao tiếp, mặc cảm tự ti trong giao tiếp
v.v…Vì vậy, phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là
3
một việc cấp thiết, một vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm.
Có nhiều phương pháp giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm
phát triển trí tuệ, như sử dụng âm thanh, điệu bộ, các phương pháp dạy học
(học chơi, học bắt chước, học luân phiên), tạo điều kiện, môi trường có tính
kích thích cao cho trẻ thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ (gây hứng thú cho
trẻ nói, đọc sách cùng trẻ, sửa sai mọi lúc mọi nơi, yêu cầu trẻ nói rõ ràng,
lành mạch, đầy đủ) v.v…. Trong số đó, phương pháp sử dụng trò chơi nói
chung, và trò chơi dân gian nói riêng, là một trong những phương pháp hiệu
quả nhất, thông dụng và dễ thực hiện nhất, thông qua đó giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ một cách thỏa mái và không gò ép. Điều đó được lý giải bởi lý do
trò chơi chính là cuộc sống thực của trẻ nói chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ
nói riêng, nếu không có trò chơi thì đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải sống.
Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết không thể tách rời nhau, thiếu
trò chơi trẻ không thể phát triển bình thường. Hoạt động vui chơi trở thành
hoạt động chủ đạo của trẻ và nó chi phối tất cả các hoạt động khác của trẻ. Vì
vậy, muốn giáo dục trẻ phát triển, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ cần thực hiện dưới hình thức “học mà chơi, chơi mà học”.
Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ thì trò chơi dân gian, với tính chất đơn giản,
dễ chơi, dễ thực hiện, dễ nhớ, lại chứa nhiều thông điệp ngôn ngữ trẻ em,
ngôn ngữ đời sống bình thường, là một sự lựa chọn tối ưu nhằm phát triển khả
năng ngôn ngữ.
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước đã có những nghiên
cứu và phát triển quan trọng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hiện
nay có rất nhiều tài liệu về giao tiếp bằng lời cho trẻ khiếm thính, rất nhiều trò
chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, nhưng việc sử dụng trò chơi như
một phương pháp nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật trí tuệ
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc phát triển ngôn ngữ đòi hỏi phải có các
phương pháp tác động phù hợp với đặc điểm và lứa tuổi của trẻ, phải lựa chọn
4
các trò chơi phù hợp với sự phát triển các giác quan, mở rộng vốn từ, rèn thực
hành cấu trúc ngữ pháp và sử dụng từ, giọng, câu.
Dựa trên những phân tích trên, cũng như những thông tin, kiến thức trên
các phương tiện thông tin đại chúng, tôi xin chọn đề tài “Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua một số trò chơi dân gian”
nhằm nghiên cứu, đề xuất những phương pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn
trong việc sử dụng trò chơi dân gian để phát triển giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích phát hiện thực trạng phát triển ngôn ngữ của
trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện khả
năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT.
3. ối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp trò chơi trong việc hình thành và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường PTCB Nguyễn
Đình Chiểu
- Khách thể nghiên cứu: trẻ chậm phát triển trí tuệ tại trường PTCB
Nguyễn Đình Chiểu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vấn đề lý luận về sử dụng phương pháp trò chơi dân gian để hình
thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ CPTTT.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển ngôn ngữ trẻ CPTTT.
- Thực nghiệm phương pháp trò chơi dân gian.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu
- Thời gian: từ ngày 21/1/2013 đến ngày 1/5/2013
- Số lượng khách thể: 3 trẻ CPTTT tại trường PTCB Nguyễn Đình
Chiểu.
5
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
CPTTT tại trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu thông qua một số trò chơi dân
gian.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tổng hợp lý thuyết
dùng để nghiên cứu các tài liệu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến và phiếu khảo sát khả năng
ngôn ngữ của trẻ chậm pháp triển trí tuệ tại trường PTCB Nguyễn Đình
Chiểu.
- Phương pháp quan sát: sử dụng phiếu quan sát để thu thập những thông
tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu vấn đề.
Quan sát hoạt động giao tiếp tự nhiên của trẻ với bạn bè, ba mẹ, giáo
viên qua một số hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi ngoài trời và sinh
hoạt hằng ngày của trẻ.
- Phương pháp điều tra dùng phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi dành cho
giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sưu tầm và chọn lựa một số trò
chơi tác động lên sự phát triển thính giác, rèn phát âm, mở rộng vốn từ.
- Các phương pháp khác: xử lý số liệu thu thập được
7. iả thuyết khoa học
Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ châm phát triển trí tuệ tại trường
PTCB Nguyễn Đình Chiểu còn thấp. Nếu xây dựng một hệ thống các trò chơi
và tổ chức các hoạt động vui chơi một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của
trẻ, trò chơi sẽ hỗ trợ cho trẻ học tập, rèn luyện sức khỏe, hình thành và phát
triển khả năng ngôn ngữ.
8. Cấu trúc bài
A: Phần mở đầu