Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hi
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
796.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1750

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TẠ QUỐC TỊCH

XÂY DỰNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

Ở HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TẠ QUỐC TỊCH

XÂY DỰNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

Ở HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HOÁ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14. 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS HÀ THẾ TRUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2010

LỜI CÁM ƠN

Chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Trường

đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường đại học sư phạm Hà Nội,

Học viện Quản lý giáo dục, cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp

giảng dạy, hướng dẫn Lớp cao học Quản lý giáo dục K.16 tại Trường đại

học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Chúng em xin cám ơn các thầy, cô giáo Trường đại học sư phạm -

Đại học Thái Nguyên đã tổ chức, quản lý và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho khoá học đạt được kết quả tốt đẹp.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo,

PGS.TS.Hà Thế Truyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể thực

hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, hoàn thành bản luận văn

tốt nghiệp theo đúng kế hoạch.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2010

Học viên

Tạ Quốc Tịch

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

- CBQL : Cán bộ quản lý

- GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

- GV : Giáo viên

- HĐND : Hội đồng nhân dân

- HS : Học sinh

- QLGD : Quản lý giáo dục

- THCS : Trung học cơ sở

- THPT : Trung học phổ thông

- UBND : Uỷ ban nhân dân

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu. ....................................................................... 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. .................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học. ......................................................................... 3

5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu. ...................................................................... 4

7. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................. 4

8. Đóng góp của luận văn. .................................................................... 5

9. Cấu trúc của luận văn. ...................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của xây dựng trường THCS

đạt chuẩn quốc gia. ............................................................................... 6

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. .................................................... 6

1.2. Cơ sở khoa học của việc chuẩn hóa............................................. 12

1.3. Giáo dục THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. .........................14

1.4. Những tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. ................25

Chương 2: Thực trạng xây dựng các trường THCS huyện Hà Trung

theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. ....................... 32

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hà Trung .................... 33

2.2. Tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Hà Trung. ............................ 34

2.3. Quá trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà

Trung ...................................................................................................... 39

2.4. Thực trạng các trường THCS huyện Hà Trung theo 5 tiêu chuẩn

của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. ............................................. 40

Chương3: Một số giải pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. ..................................... 56

3.1. Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp. .................................................. 56

3.2. Một số giải pháp xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở

huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. ................................................... 57

3.3. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp. ................. 99

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................103

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................107

PHẦN PHỤ LỤC...........................................................................................110

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Trang

1. CÁC BẢNG:

Bảng 1.1. Số lượng học sinh trung học các trường công (còn gọi là trường

nhà nước): .................................................................................. 15

Bảng 2.1. Tổng số trường, lớp, học sinh (năm học 2009-2010). .................. 35

Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình cơ sở vật chất. ............................................... 36

Bảng 2.3. Tổng hợp về tình hình đội ngũ toàn ngành. ................................. 37

Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục của 13 trường THCS chưa đạt chuẩn. ......... 38

Bảng 2.5. Số học sinh giỏi, trúng tuyển thi đại học qua các năm học. .......... 39

Bảng 2.6. Số trường học đạt chuẩn quốc gia đến tháng 5/2010 của huyện

Hà Trung. ................................................................................... 40

Bảng 2.7.Tình hình lớp, học sinh cấp THCS. .............................................. 41

Bảng 2.8.Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 1. ..................................... 43

Bảng 2.9.Tổng hợp tình hình cán bộ quản lý. ............................................ 44

Bảng 2.10. Tổng hợp về đội ngũ giáo viên THCS huyện Hà Trung. ............ 44

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 2. ................................... 45

Bảng 2.12. Kết quả xếp loại học lực cấp THCS. .......................................... 46

Bảng 2.13. Kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS. ...................................... 47

Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 3. ................................... 48

Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 4. ................................... 49

Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn. ................................... 52

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các

giải pháp. .................................................................................. 100

2. CÁC BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của một số giải pháp ..... 101

Biểu đồ 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của một số giải pháp ... 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước

ta đã đưề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự

nghiệp giáo dục. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục

(QLGD) là đổi mới quản lý chất lượng giáo dục. Muốn vậy, vấn đề có tính

quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực giáo dục và đưa

vào thực hiện trong thực tế.

Những quan điểm và phương hướng cơ bản về phát triển giáo dục đã

được xác định từ Đại hội IX. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng

định và phát triển những quan điểm và phương hướng ấy, trong đó nhấn mạnh

các vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,

phương pháp dạy và học, hoàn thiện hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD,

chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo

dục và xây dựng xã hội học tập, xác định rõ vai trò nòng cốt của đội ngũ nhà

giáo và cán bộ QLGD trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X

đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức,

cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện

đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. [19,95].

Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa IX cũng đã khẳng

định: “Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các trường trung học cơ sở đạt chuẩn

quốc gia”. [17, 44- 45].

Luật Giáo dục (2005) có qui định: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu

cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc

phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. [24, 12].

Muốn thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ trên đây thì ngành giáo dục

cần phải xây dựng được một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ . Các nhà trường trung học cơ sở

(THCS) cần đạt tới những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu

quả giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đưa giáo

dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp

luật của Nhà nước về xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại

hoá, xã hội hoá, ngành giáo dục đã ban hành nhiều văn bản pháp qui để đưa

vào thực hiện. Đó là:

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ban hành “Điều lệ trường trung học cơ sở,

trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”.

- “Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông

và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm

theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ GD&ĐT.

Tiếp theo đó là việc xây dựng và ban hành các chuẩn nghề nghiệp giáo

viên trung học, chuẩn hiệu trưởng trường trung học…Các văn bản này sẽ tạo

thành một hệ thống các qui định làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm tra, đánh

giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Như vậy, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là quá trình xuất

phát từ thực tế của vấn đề thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và đã

được Bộ GD&ĐT chỉ đạo cụ thể, chủ trương xây dựng trường trung học đạt

chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và đào tạo đã được các cấp QLGD, các nhà

trường THCS, THPT trong toàn quốc hưởng ứng và trở thành một phong trào,

một nhiệm vụ chính trị của các nhà trường đã góp phần tích cực vào việc

nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Thanh Hoá

nói chung và ở huyện Hà Trung nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tốt

đẹp.Tại đây đã có những bài học kinh nghiệm của các đơn vị đã đón nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

danh hiệu trường THCS đạt chuẩn quốc gia, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó

khăn, vướng mắc. Để tìm kiếm những giải pháp phù hợp, khả thi, khắc phục

những khó khăn, hạn chế, cùng với các trường trung học cơ sở phấn đấu

vươn lên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Xây dựng trường trung học

cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài cho

luận văn tốt nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của

đề tài sẽ góp phần hạn chế và khắc phục những khó khăn, tồn tại; những giải

pháp được đề xuất sẽ giúp cho các cán bộ QLGD tham khảo thêm, nhằm phát

huy những kết quả đã đạt được, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt

chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận, những

chủ trương , đường lối của Đảng, những qui định của hệ thống văn bản pháp

luật, pháp qui về giáo dục THCS, thông qua việc nghiên cứu, điều tra, khảo

sát thực tế mà đúc rút kinh nghiệm, tìm ra một số giải pháp để đẩy nhanh tiến

độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh

Hóa.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu của đề tài là công tác xây dựng trường THCS

đạt chuẩn quốc gia theo định hướng của Đảng, theo các tiêu chuẩn đã qui

định của Nhà nước và của ngành.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số giải pháp xây dựng trường

THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu áp dụng một cách đồng bộ một số giải pháp mà đề tài đã đề xuất dựa

trên những tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia và điều kiện thực tế

của địa phương thì có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng trường THCS đạt chuẩn

quốc gia, một số giải pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo

nội dung của “Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học

phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia”. ” ban

hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

trong phạm vi giáo dục THCS ở địa phương.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài có những nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:

- Về mặt lý luận: nêu và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới nội

dung nghiên cứu, đó là những khái niệm, nội dung các quy định về giáo dục

THCS, trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, xác định hành lang

pháp lý các tiêu chuẩn về xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Về mặt thực tiễn: khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng công tác xây

dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở địa bàn nghiên cứu về những thành

tựu, những yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng

trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:

7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phân

tích, tổng hợp, so sánh…các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng và pháp

luật của Nhà nước, các văn bản quy định của ngành có liên quan đến hoạt

động xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý

số liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

- Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia.

- Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm các trường THCS đã đạt

chuẩn quốc gia ở địa phương.

7.3. Phƣơng pháp hỗ trợ: Thống kế toán học

8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

8.1. Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận của vấn đề xây dựng

trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

8.2. Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng một số giải pháp cụ thể, có tính khả thi để

xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia từ thực trạng của địa bàn nghiên

cứu.

9. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN.

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG

Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của xây dựng trường

THCS đạt chuẩn quốc gia.

Chương 2. Thực trạng xây dựng các trường THCS ở huyện Hà Trung,

tỉnh Thanh Hoá theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Chương 3: Một số giải pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA

XÂY DỰNG TRƢỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

1.1.1. Xây dựng chuẩn trường học của một số nước trên thế giới.

a) Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục (ISCED) được thiết kế bởi

UNESCO vào đầu những năm 1970 để phục vụ như một công cụ thích hợp để

lắp ráp, lập và trình bày số liệu thống kê của giáo dục cá nhân cả trong nước

và quốc tế. Nó đã được sự chấp thuận của Hội nghị Quốc tế về giáo dục

(Geneva, 1975). Sau đó đã được xác nhận bởi UNESCO (Paris, 1978).

Việc phân loại hiện nay, được gọi là ISCED 1997, đã được Hội nghị

UNESCO thông qua tại kỳ họp thứ 29 (tháng 11 năm 1997). Việc phân loại

đã được chuẩn bị chu đáo và là kết quả sự tham vấn rộng rãi của đại diện các

nước trên thế giới. ISCED 1997 bao gồm chủ yếu là phân loại hai biến số:

cấp và các lĩnh vực giáo dục.

Bộ sưu tập chương trình của UNESCO luôn được điều chỉnh để có các

tiêu chuẩn phù hợp. Các nước thành viên được mời để áp dụng trong các báo

cáo thống kê giáo dục để tăng tính so sánh quốc tế, tăng cường sự phối hợp

giữa các quốc gia.

Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục thành 5 bậc:

- Bậc 0: Dự bị giáo dục tiểu học

- Bậc 1: Giáo dục tiểu học (Primary education) hoặc giai đoạn đầu

tiên của giáo dục cơ bản (Fist stage of basic education).

- Bậc 2: Trung học cơ sở (Lower secondary education) hoặc giai

đoạn thứ hai của giáo dục cơ bản (Second stage of basic education).

- Bậc 3: Giáo dục trung học bậc cao (Upper secondary education).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!