Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 172(12/2): 21-25
21
PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
THEO HƯỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Nguyễn Thu Hà*
, Nguyễn Thị Mai Hương,
An Thị Thư, Nguyễn Thị Hồng
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên
vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc
tế là khá lớn và điều này gây trở ngại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước
ta. Để tăng cường khả năng hội nhập, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và thu hút
đầu tư từ nước ngoài thì cần thiết phải thay đổi hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với
chuẩn mực kế toán quốc tế. Bài viết khái quát một số điểm chính về chuẩn mực kế toán quốc tế,
việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam;
đồng thời chỉ ra những khó khăn trong quá trình hòa hợp quốc tế của chuẩn mực kế toán Việt
Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng
chuẩn mực kế toán quốc tế.
Từ khoá: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế, hội nhập, hòa hợp, phát triển.
MỞ ĐẦU*
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, Việt Nam muốn tăng khả năng cạnh
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và thu
hút được đầu tư nước ngoài nhiều hơn thì cần
thiết phải rút ngắn khoảng cách với các thông
lệ, quy tắc chung của quốc tế trong đó có
chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc xây dựng
chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các
chuẩn mực kế toán quốc tế góp phần nâng cao
tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp, phản ánh được
các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, Việt Nam đã và đang thiết lập
hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán theo
thông lệ quốc tế nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả của công tác kế toán, trong đó một
bộ phận quan trọng là hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam. Cho đến nay, nước ta đã ban
hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam
dựa trên cơ sở của chuẩn mực kế toán quốc tế
và điều kiện thực tế của đất nước. [1].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy giữa chuẩn mực
kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc
* Tel: 0983 345 491; Email: [email protected]
tế vẫn còn một khoảng cách khá lớn, gây trở
ngại không ít cho quá trình hội tụ kế toán
quốc tế của nước ta.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
tác kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và
phát triển thì cần thiết phải rút ngắn hơn nữa
khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán quốc gia
và quốc tế. Do đó “phát triển chuẩn mực kế
toán Việt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán
quốc tế” là việc làm cần thiết và cấp bách
hiện nay.
KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH VỀ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt là
IAS/IFRS) là một Hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc tế bao gồm 08 Chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế (IFRS) và 30 chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS) do Hội đồng Chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASB) - tiền thân là Ủy ban
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành.
IASB (International Accounting Standards
Board) là một tổ chức độc lập thuộc khu vực
tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố London,
Vương Quốc Anh, chuyên thực hiện việc phát
triển và chấp nhận việc ban hành, sửa đổi, bổ
sung các chuẩn mực kế toán quốc tế. IASB
hoạt động dưới sự giám sát của Uỷ ban sáng