Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển cây dong riềng trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1257

Phát triển cây dong riềng trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ ĐỨC CHÍNH

PHÁT TRIỂN CÂY DONG RIỀNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ ĐỨC CHÍNH

PHÁT TRIỂN CÂY DONG RIỀNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Quý

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được

dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn

đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Đức Chính

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển cây dong riềng trên địa bàn

huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của

nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá

nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn

phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn

PGS.TS. Đỗ Quang Quý.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các

cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi cũng muốn

gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi

mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Đức Chính

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................vii

DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn........................................ 3

5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

CÂY DONG RIỀNG............................................................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây dong riềng ........................................ 4

1.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất cây dong riềng................................. 4

1.1.2 Nội dung phát triển cây dong riềng.................................................. 8

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển cây dong riềng...... 13

1.2. Kinh nghiệm phát triển cây dong riềng tại một số địa phương và bài

học thực tiễn cho Bắc Kạn ...................................................................... 15

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển cây dong riềng của một số địa phương... 16

1.2.2. Bài học kinh nghiệm phát triển cây miến dong cho huyện Na Rì, tỉnh Bắc

Kạn........................................................................................................... 20

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................... 22

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 22

2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 22

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................... 22

iv

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................. 22

2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 24

2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 24

2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu...................................................... 24

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài.................... 24

2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất......................................... 24

2.4.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh............................... 25

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hộ ....................................................... 26

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY DONG RIỀNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN ......................... 27

3.1. Giới thiệu về huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ........................................ 27

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Na Rì............................................. 27

3.1.2. Các nguồn tài nguyên.................................................................... 29

3.1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường................................................. 33

3.1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................ 34

3.2. Thực trạng về sản xuất dong riềng tại huyện Na Rì ........................ 36

3.2.1. Hoạt động sản xuất dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ........... 36

3.2.2. Thực trạng về hoạt động sản xuất cây dong riềng của các hộ dân

trên địa bàn huyện Na Rì......................................................................... 40

3.2.3. Thực trạng phát triển tiêu thụ cây dong riềng trên địa bàn huyện 52

3.2.4. Thực trạng về liên kết sản xuất dong riềng................................... 53

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cây dong riềng tại

huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ..................................................................... 55

3.3.1. Các nhân tố điều kiện tự nhiên...................................................... 56

3.3.2. Các nhân tố Kinh tế xã hội............................................................ 57

3.3.3. Các nhân tố kỹ thuật canh tác ....................................................... 61

3.3.4 Các yếu tố chính sách..................................................................... 66

v

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển cây dong riềng tại địa

phương..................................................................................................... 66

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY DONG RIỀNG TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN...................................... 68

4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển cây dong riềng trên địa bàn huyện

Na Rì tỉnh Bắc Kạn ................................................................................. 68

4.1.1. Căn cứ pháp lý của định hướng .................................................... 68

4.1.2. Những chỉ tiêu dự kiến phát triển sản xuất dong riềng đến năm 2030

của tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 68

4.2 Giải pháp phát triển cây dong riềng trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc

Kạn .......................................................................................................... 72

4.2.1. Các giải pháp chung...................................................................... 72

4.2.2. Các giải pháp cụ thể cho huyện Na Rì.......................................... 74

KÊT LUẬN............................................................................................ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 79

PHỤ LỤC............................................................................................... 81

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐH : Đại học

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

DN : Doanh nghiệp

HTX : Hợp tác xã

ND : Nông dân

NXB : Nhà xuất bản

TMCP : Thương mại cổ phần

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Diện tích trồng dong riềng của tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây . 37

Bảng 3.2. Sản lượng củ dong riềng của tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây .... 39

Bảng 3.3. Thông tin hộ sản xuất dong riềng .................................................... 43

Bảng 3.4. Thông tin về hộ sử dụng nguồn lực cho sản xuất dong riềng.......... 46

Bảng 3.5. Diện tích đất canh tác trung bình của hộ phân theo nhóm hộ ......... 47

Bảng 3.6. Năng suất trung bình của các nhóm hộ trồng dong riềng................ 48

Bảng 3.7. Mật độ số gốc dong trên 1 ha phân theo nhóm đất.......................... 49

Bảng 3.8. Năng suất dong riềng phân theo loại đất trồng................................ 49

Bảng 3.9. Kết quả sản xuất dong riềng của các hộ tại huyện Na Rì năm 201750

Bảng 3.10. So sánh kết quản sản xuất dong riềng 2015 - 2017 ....................... 51

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện tự nhiên đến phát triển sản

xuất dong riềng tại Na Rì................................................................ 57

Bảng 3.12. Các yếu tố nguồn lực kinh tế của hộ ............................................. 58

Bảng 3.13. Các yếu tố về thị trường và kế hoạch sản xuất.............................. 61

viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Phân loại hộ trồng dong theo nhóm thu nhập ...........................................44

Hình 3.2. Cơ cấu hộ trồng dong theo tỷ lệ sử dụng đất ............................................46

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện tại sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện và

đạt được những thành tựu đáng kể, trong giai đoạn tiếp theo tỉnh vẫn tiếp tục chú

trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững sinh kế của người

dân. Với đặc thù là tỉnh miền núi và với phần lớn lao động tham gia vào ngành nông

nghiệp, đồng thời ngành nông nghiệp cũng đóng góp gần 40% cho GDP của tỉnh,

trong đó khu vực trồng trọt vẫn là nhân tố chính đóng góp cho thu nhập toàn tỉnh

(CTKBK, 2017). Chính vì vậy để có thể thực được mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền

vững và nâng cao thu nhập cho người dân thì phát triển sản xuất nông nghiệp hàng

hóa là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của tỉnh Bắc Kạn hướng đến. Thực tế

tỉnh Bắc Kạn đã quy hoạch và định hướng phát triển cụ thể cho các cây thế mạnh của

tỉnh như: dong riềng, quýt, hồng, dược liệu... Cây dong riềng là cây trồng nhận được

sự quan tâm đặc biệt của tỉnh Bắc Kạn bởi nó được coi như là cây xóa đói cho người

dân ở trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh Bắc Kạn. Đối với sản phẩm củ dong riềng

trồng tại Bắc Kạn được phục vụ chủ yếu cho công nghiệp chế biến miến trên địa bàn

tỉnh và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên và Hà Nội.

Hiện tại trên toàn tỉnh Bắc Kạn có 907 ha diện tích trồng cây dong riềng và

theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn, đến năm 2020, tỉnh

sẽ hướng tới phát triển vùng nguyên liệu dong với diện tích là 1500 ha. Do đó, việc

quy hoạch sản xuất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm củ dong riềng là vấn đề rất quan

trọng đòi hỏi địa phương cần phải quan tâm. Mặc dù nhu cầu về miến rong trên thị

trường đang phát triển mạnh nhưng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất

miến dong trong khu vực còn hạn chế và chưa có liên kết với nhau. Vì vậy, giá cả củ

dong riềng trên thị trường biến động liên tục và rất khó quản lý được. Kinh nghiệm

thực tế cho thấy, đã nhiều năm các hộ trồng dong riềng phải đối mặt với việc giá củ

dong xuống thấp, điển hình như năm 2017 giá dong có thời điểm chỉ có 1200 đồng

trên 1kg và giá dong được ghi nhận thấp nhất là năm 2014 với 600-700 đồng trên

1kg. Chính vì điều này mà việc quy hoạch và phát triển sản xuất cây dong riềng cần

được quan tâm và tính toán một cách có hệ thống.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!