Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định
PREMIUM
Số trang
193
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1108

Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

-------------------------------------------------------------------

VŨ THỊ NỮ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

-------------------------------------------------------------------

VŨ THỊ NỮ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI

MÃ SỐ: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. HÀ THANH VIỆT

2. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

Hà Nội - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh

Bình Định” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của các

thầy giáo hướng dẫn.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các

thông tin, số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một

công trình nào khác.

Hà Nội, tháng năm 2020

Tác giả luận án

Vũ Thị Nữ

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công

thương, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các anh chị làm việc tại Viện, cùng

các thầy cô giáo thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại và

Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn

GS.TS Đặng Đình Đào và PGS.TS. Hà Thanh Việt đã luôn tâm huyết và nhiệt

tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo

tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện

thuận lợi để tôi có thể tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Sở Công

thương tỉnh Bình Định, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Định, Sở Khoa

học & Công nghệ tỉnh Bình Định, Sở Lao động Thương binh & xã hội tỉnh Bình

Định, Cục Thống kê tỉnh Bình Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành

nghiên cứu.

Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình của tôi. Những người thân yêu trong

gia đình luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành cho tôi sự quan tâm,

giúp đỡ trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng năm 2020

Tác giả luận án

Vũ Thị Nữ

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1

2. Đóng góp mới của luận án....................................................................................3

3. Kết cấu của luận án...............................................................................................4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH................5

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước..............5

1.1.1. Công trình nghiên cứu ở trong nước ........................................................5

1.1.2. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài......................................................11

1.1.3. Khoảng trống khoa học của đề tài..........................................................16

1.2. Hướng nghiên cứu của luận án.......................................................................17

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án............................................................17

1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................17

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................18

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .......19

2.1. Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển bền vững thương mại.....19

2.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững .....................................19

2.1.2. Phát triển bền vững thương mại .............................................................27

2.2. Nội dung PTBVTM trên địa bàn tỉnh và hệ thống tiêu chí đánh giá..........36

2.2.1. Nội dung phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh ..................36

2.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá PTBVTM trên địa bàn tỉnh .........................39

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnh .......................47

2.3.1. Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại.............................47

2.3.2. Cơ sở hạ tầng thương mại ......................................................................49

2.3.3. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại.................................................49

2.3.4. Thị trường thương mại ...........................................................................50

2.3.5. Nguồn nhân lực thương mại...................................................................51

2.4. Kinh nghiệm về PTBVTM trong nước, quốc tế và bài học kinh nghiệm đối

với tỉnh Bình Định...................................................................................................52

2.4.1. Kinh nghiệm PTBVTM của một số địa phương ở các nước trên thế giới..52

2.4.2. Kinh nghiệm PTBVTM của các địa phương trong nước .......................56

2.4.3. Bài học về PTBVTM đối với tỉnh Bình Định ........................................60

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH....................................................................63

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định có ảnh hưởng đến

quá trình phát triển thương mại trên địa bàn......................................................63

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định ........................63

3.1.2. Quá trình phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định ................66

3.2. Phân tích thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn

2010-2018..................................................................................................................68

3.2.1. Thực trạng PTBVTM thông qua thúc đẩy các hoạt động KD trên địa bàn....68

3.2.2. Phát triển bền vững TM thông qua việc giải quyết các vấn đề về xã hội.85

3.2.3. Phát triển bền vững thương mại về môi trường thông qua xanh hóa các

hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định..........................................94

3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững thương mại trên

địa bàn Bình Định .................................................................................................103

3.3.1. Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại...........................103

3.3.2. Cơ sở hạ tầng thương mại ....................................................................105

3.3.3. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại...............................................107

3.3.4. Thị trường thương mại trên địa bàn Tỉnh.............................................111

3.3.5. Nguồn nhân lực thương mại.................................................................112

3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa

bàn tỉnh Bình Định................................................................................................115

3.4.1. Những kết quả, thành tựu đạt được ......................................................115

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...........................................................117

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ

TẦM NHÌN 2030 ...................................................................................................120

4.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển KT - XH và yêu cầu đặt ra đối với

PTBVTM của tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 ...................120

4.1.1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển bền

vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định ...............................................120

4.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định

đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 .................................................................122

4.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định ............126

4.2. Mục tiêu, phương hướng PTBVTM của tỉnh Bình Định ...........................127

4.2.1. Mục tiêu phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định ............127

4.2.2. Phương hướng phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định...128

4.3. Giải pháp phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 .......................................................................129

4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng bền vững kinh tế

thương mại......................................................................................................129

4.3.2. Nhóm giải pháp PTBVTM về xã hội đối với thương mại Tỉnh...........139

4.3.3. Nhóm giải pháp nhằm xanh hóa các hoạt động thương mại trên địa bàn

tỉnh Bình Định để bảo vệ môi trường.............................................................142

4.3.4. Tổ chức thực hiện.................................................................................145

4.4. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững

thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................................................147

4.4.1. Kiến nghị với chính phủ .......................................................................147

4.4.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương...........................................................148

4.4.3. Kiến nghị với doanh nghiệp thương mại trên địa bàn .........................149

KẾT LUẬN.............................................................................................................150

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. PHẦN VIẾT TẮT TIẾNG VIẾT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

BLHH Bán lẻ hàng hóa

BVMT Bảo vệ môi trường

CCN Cụm công nghiệp

CN Công nghiệp

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTR Chất thải rắn

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

DN Doanh nghiệp

DNTM Doanh nghiệp thương mại

DNTMHH Doanh nghiệp thương mại hàng hóa

DV Dịch vụ

ĐVT Đơn vị tính

GTGT Giá trị gia tăng

IUCN Liên minh quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

KD Kinh doanh

KDTM Kinh doanh thương mại

KNNK Kim ngạch nhập khẩu

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu

KT- XH Kinh tế - Xã hội

KTQT Kinh tế quốc tế

KH Kế hoạch

LĐ Lao động

MT Môi trường

NK Nhập khẩu

NSLĐ Năng suất lao động

NXB Nhà xuất bản

PTBV Phát triển bền vững

PTBVTM Phát triển bền vững thương mại

QL Quốc lộ

QLNN Quản lý nhà nước

SP Sản phẩm

SXKD Sản xuất kinh doanh

TM Thương mại

TMĐT Thương mại điện tử

TMHH Thương mại hàng hóa

TMQT Thương mại quốc tế

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP Thành phố

TTTM Trung tâm thương mại

TH Thực hiện

UBND Ủy ban nhân dân

ƯTH Ước thực hiện

XK Xuất khẩu

XNK Xuất nhập khẩu

2. PHẦN VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt Nghĩa tiếng anh

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Association of South East

Asian Nations

DWT Đơn vị đo năng lực vận tải Deadweight tonnage

EU Liên minh châu Âu European Union

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement

GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Gross Regional Domestic

Product

LPG Khí dầu mỏ hóa lỏng hay khí hóa lỏng Liquefied Petroleum Gas

USD Đồng đô la Mỹ United States Dollar

VA Giá trị tăng thêm Value Added

WTO Tổ chức thương mại Thế giới World Trade Organization

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động thương mại Bình Định giai đoạn 2000 - 2018 ...........68

Bảng 3.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình

Định từ năm 2010 – 2018..........................................................................................69

Bảng 3.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo nhóm hàng trên địa bàn tỉnh Bình Định ......71

Bảng 3.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường của Bình Định so với các tỉnh

thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...............................................................72

Bảng 3.5. Thị trường xuất khẩu theo Châu lục của tỉnh Bình Định .........................73

Bảng 3.6. So sánh động thái một số thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của tỉnh

Bình Định ..................................................................................................................74

Bảng 3.7. Kim ngạch hàng hóa XK trên địa bàn Bình Định phân theo nhóm hàng ...75

Bảng 3.8. Giá trị nhập khẩu của tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018...................78

Bảng 3.9. Cán cân TM và tốc độ tăng trưởng KNXK, nhập khẩu hàng hóa trên địa

bàn tỉnh Bình Định ....................................................................................................80

Bảng 3.10. Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh

Bình Định ..................................................................................................................81

Bảng 3.11. Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn Bình Định

so với một số một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...........................82

Bảng 3.12. Tỷ trọng giá trị TM hàng hóa trong GRDP của tỉnh Bình Định theo giá

hiện hành ...................................................................................................................84

Bảng 3.13. Số lượng lao động trong hoạt động TMHH tỉnh Bình Định ..................85

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp địa bàn

tỉnh Bình Định...........................................................................................................86

Bảng 3.15. Thu nhập bình quân của người LĐ trong DNTMHH trên địa bàn Bình Định

so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc ................................87

Bảng 3.16. Số lượng chợ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu và số thương nhân kinh doanh

LPG theo địa bàn của tỉnh Bình Định năm 2018 ......................................................89

Bảng 3.17. Số vụ vi phạm buôn lậu, gian lận TM và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bình

Định giai đoạn 2010 - 2018.......................................................................................91

Bảng 3.18. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của KH đối với hoạt động mua bán

hàng hóa trong ngành hàng CN tiêu dùng trên địa bàn Bình Định...........................94

Bảng 3.19. Thành phần CTR sinh hoạt và tỷ lệ rác TM trên địa bàn Bình Định ....95

Bảng 3.20. Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn tỉnh Bình Định..............98

Bảng 3.21. Đánh giá thực trạng phát triển TM trên địa bàn tỉnh Bình Định ..........102

Bảng 3.22. Số lượng DNTM trong hoạt động TM HH trên địa bàn tỉnh Bình Định....107

Bảng 3.23. Số cơ sở kinh tế cá thể trong hoạt động TM hàng hóa trên địa bàn tỉnh

Bình Định ................................................................................................................108

Bảng 3.24. Quy mô vốn và doanh thu thuần của DNTM hàng hóa tỉnh Bình Định.109

Bảng 3.25. Tỷ suất doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của DNTM hàng hóa tỉnh Bình

Định so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc........................110

Bảng 3.26. Số lượng lao động trong DNTM hàng hóa tỉnh Bình Định..................112

Bảng 3.27. Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp

và thủy sản trong hoạt động TM hàng hóa địa bàn tỉnh Bình Định........................113

Bảng 3.28. Năng suất lao động trong TM tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2017..114

Bảng 3.29. Thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM dưới sự đánh

giá của các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định ..............................................115

Bảng 4.1. Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm TM và số cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần

thiết trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025........................................................132

Bảng 4.2. Sự cần thiết của các mô hình để phát triển dịch vụ cảng biển Quy Nhơn

dưới góc nhìn của các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định.............................136

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình kiểu ba vòng tròn........................................................................26

Hình 2.2. Mô hình kiểu tam giác...............................................................................26

Hình 2.3. Mô hình kiểu quả trứng.............................................................................27

Hình 2.4. Mô hình phát triển bền vững thương mại .................................................47

Hình 3.1. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018......75

Hình 3.2. Kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018 ......80

Hình 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển TM trên địa bàn tỉnh Bình Định.............102

Hình 3.4. Nguyên nhân dẫn đến TM Bình Định phát triển thiếu bền vững............103

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Qua hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành

tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó sự thay

đổi về quan điểm và chính sách kinh tế làm chuyển biến mạnh mẽ đến thị trường

hàng hóa, dịch vụ cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Cùng với cả nước, kinh tế Bình

Định liên tục tăng trưởng và có chất lượng phát triển khả quan, biết chủ động ứng

dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như xây

dựng, giao thông vận tải, TM, các dịch vụ kho hàng, dịch vụ hải quan và dịch vụ

phân phối. Các loại hình dịch vụ, đặc biệt là TM đã từng bước phát triển, ngày càng

phong phú và đa dạng. TM giữ vai trò quan trọng, vừa là một bộ phận cấu thành của

nền kinh tế đồng thời là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tác

động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, nâng

cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế của địa phương. Qua đó góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng

lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Định trong hội nhập và phát triển.

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh

Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông

giáp biển Đông. Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh có

11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và 1 thành phố. Quy Nhơn là thành phố loại I,

trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của Tỉnh. Mục tiêu chung của phát triển TM

hàng hóa của tỉnh Bình Định là xây dựng và phát triển mạnh TM theo hướng hiện

đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế,

vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trên

cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành TM trong việc gia tăng tỷ lệ giá trị đóng góp

vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; gắn sản xuất với thị

trường, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng

cao chất lượng cuộc sống của người dân. Mục tiêu cụ thể là tổng mức lưu chuyển

hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình quân

khoảng 22%/năm trong giai đoạn 2011-2015; khoảng 21%/năm trong giai đoạn

2016-2020; Giá trị tăng thêm của ngành TM chiếm tỷ trọng khoảng 8,5% trong

2

GDP vào năm 2015 và 9,5 % trong GDP vào năm 2020; Tỷ trọng TM hiện đại

khoảng 20% trong giai đoạn 2011-2015 và 30% trong giai đoạn 2016-2020;

KNXK đạt khoảng 750 triệu USD vào năm 2015 và khoảng 1.400 triệu USD vào

năm 2020. [71]

Kết quả đạt được trong lĩnh vực TM của tỉnh Bình Định là thị trường nội địa

phát triển mạnh, đa dạng, hệ thống tổ chức kinh doanh ngày càng phát triển về số

lượng và phạm vi hoạt động, toàn tỉnh hiện có trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực TM, dịch vụ và trên 40.000 hộ kinh doanh TM và dịch vụ cá thể; tổng mức

lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội liên tục tăng qua các năm, tốc

độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 12,3%/năm, giai đoạn 2006 - 2010

đạt 23,1%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,8%/năm. Ngành đã xây dựng và triển

khai thực hiện các quy hoạch phát triển TM, hệ thống chợ, cửa hàng bán lẻ xăng

dầu,… Tính đến 2018, trên địa bàn tỉnh hiện có 180 chợ, 256 cửa hàng xăng dầu, hệ

thống phân phối hiện đại, kinh doanh TM theo chuỗi, bán hàng qua các trung tâm TM,

trung tâm phân phối, siêu thị như Metro, Coop Mart, Big C,… đã có mặt tại Bình Định,

cửa hàng tự chọn phát triển đa dạng, tạo kênh lưu thông phân phối thuận tiện giữa các

vùng miền trong tỉnh với khu vực miền Trung - Tây Nguyên. [46]

Như vậy, kết quả trong lĩnh vực TM trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa đạt

được mục tiêu đề ra (Mục tiêu là tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh

thu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 22%/năm trong giai đoạn

2011-2015 và khoảng 21%/năm trong giai đoạn 2016-2020, trong khi đó kết quả tốc

độ tăng trưởng bình quân giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,8%/năm). Nhìn

chung, tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp và tiềm ẩn

nhiều hạn chế. Vấn đề chất lượng tăng trưởng TM chưa được quan tâm đúng mức,

thiên về chỉ tiêu số lượng, coi nhẹ chất lượng và ảnh hưởng tiêu cực của TM đến xã

hội và môi trường; Vấn đề về công nghệ vận chuyển, công nghệ bảo quản và hệ

thống kho bãi phục vụ trong lĩnh vực TM chưa được chú trọng và quan tâm đúng

mức, dẫn đến việc ảnh hưởng đến môi trường, xã hội và tốc độ tăng trưởng của

ngành; Nhiều hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Tỉnh còn tiềm ẩn nhiều

nguy cơ cho phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Việc mở rộng

xuất khẩu một số sản phẩm đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên

nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Nhập khẩu chưa được

3

quản lý tốt đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tình

trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn còn khá phổ biến,

việc nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất độc hại chưa

được ngăn chặn kịp thời. Hơn nữa, việc vi phạm các nguyên tắc thị trường trong

kinh doanh TM như buôn lậu, gian lận TM, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng

không đảm bảo an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên, nhiều dịch vụ kinh doanh

không theo đúng nguyên tắc của thị trường. Theo số liệu thống kê năm 2018, Bình

Định đã phát hiện và xử lý 948 vụ việc vi phạm và xử lý hành chính với tổng số tiền

phạt thu nộp vào ngân sách nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng tồn

tại một số điểm yếu kém khác như sản xuất và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thời gian

qua chưa bền vững, giá cả sản phẩm nông sản thất thường, một số bà con nông dân

không thực hiện theo hợp đồng đã cam kết bán sản phẩm cho doanh nghiệp tại một

số chuỗi liên kết sản xuất đã gây khó khăn và giảm lòng tin cho doanh nghiệp. Chất

lượng sản phẩm một số cây trồng, vật nuôi còn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị

trường. Một số sản phẩm nông nghiệp do không gắn với thị trường nên sản xuất và

tiêu thụ rất khó khăn như dưa hấu, ớt đã tác động đến tăng trưởng của ngành. Mặt

khác, KNXK đạt thấp, cơ cấu XK chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh của sản phẩm

còn nhiều hạn chế. Hệ thống mạng lưới kết cấu hạ tầng TM phát triển chậm, công

tác xúc tiến TM thị trường nội địa chưa được đổi mới. [76] [77]

Nếu không đánh giá đúng thực trạng và có những giải pháp cụ thể, sẽ làm

cho TM phát triển không bền vững, ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội và môi

trường của tỉnh Bình Định. Hơn nữa, việc hoàn thiện, phát triển những lý thuyết, lý

luận về PTBVTM của địa phương cấp tỉnh thì có vai trò quan trọng trong phát triển

bền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài

“Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” thật sự cần thiết,

vừa bổ sung một số lý luận trong phát triển bền vững kinh tế của địa phương, vừa

đáp ứng nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Đóng góp mới của luận án

Luận án bổ sung và làm sâu sắc thêm các nội dung về phát triển bền vững

thương mại trong phát triển bền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế. Hình

thành khung lý thuyết cho việc tiến hành phân tích, đánh giá PTBVTM trên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định | Siêu Thị PDF