Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh bến tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Văn Đông
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP – NÔNG THÔN TỈNH BẾN
TRE TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP
HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH DUY OÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
2
MỤC LỤC
7TMỤC LỤC7T .................................................................................................... 2
7TMỞ ĐẦU7T ....................................................................................................... 8
7T1. Lý do chọn đề tài7T ...................................................................................................... 8
7T2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu7T ............................................................................. 9
7T3. Giới hạn nghiên cứu7T .................................................................................................. 9
7T4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề7T....................................................................................... 10
7T5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu7T .................................................................. 10
7T6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài7T ................................................................. 12
7T7. Bố cục của đề tài7T ..................................................................................................... 12
7TChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP – NÔNG THÔN7T.......................................................................... 13
7T1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò nông nghiệp – nông thôn7T ......................................... 13
7T1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp – nông thôn7T.............................................. 13
7T1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp7T ......................................................................... 13
7T1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp7T ....................................................... 13
7T1.1.1.3. Khái niệm nông thôn7T ............................................................................. 14
7T1.1.2. Vai trò của nông nghiệp – nông thôn7T............................................................. 15
7T1.2. Phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn7T ....................................................... 16
7T1.2.1. Tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững7T .............................................. 16
7T1.2.1.1. Tăng trưởng, phát triển7T .......................................................................... 16
7T1.2.1.2. Phát triển bền vững7T ............................................................................... 17
7T1.2.2. Phát triển bền vững nông nghiệp7T ................................................................... 19
7T1.2.2.1. Sự khác nhau về định nghĩa 7T ................................................................... 19
3
7T1.2.2.2. Các mối quan hệ ràng buộc7T ................................................................... 21
7T1.2.3. Một số lí luận về phát triển nông thôn toàn diện7T ............................................ 25
7T1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn7T ........................................... 28
7T1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế7T ........................................................................... 28
7T1.3.1.1. Cơ cấu7T................................................................................................... 28
7T1.3.1.2. Cơ cấu kinh tế7T ....................................................................................... 28
7T1.3.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn7T ................................................ 28
7T1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn7T.................................... 32
7T1.3.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng và
phát triển bền vững7T ................................................................................................. 33
7T1.3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tăng trưởng7T....................... 33
7T1.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển bền vững7T............................... 34
7T1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn7T ............... 36
7T1.4.1. Nhóm các nhân tố kinh tế7T ............................................................................. 36
7T1.4.2. Nhóm các nhân tố phi kinh tế7T........................................................................ 41
7T1.5. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững7T ..................................................... 42
7T1.5.1. Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định7T .......................... 42
7T1.5.2. Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp7T ........................... 42
7T1.5.3. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên7T ........................................................... 43
7T1.5.4. Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống7T . 43
7T1.5.5. Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trong “chương trình Nghị sự 21
của Việt Nam” đã định hướng các nội dung như sau:7T.............................................. 43
7T1.6. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh PTBV NN-NT7T ..................................................... 44
7T1.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển NN-NT7T.................................................... 44
7T1.6.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng NN-NT7T ......................................... 44
4
7T1.6.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh CDCCKT nông nghiệp7T .................................... 45
7T1.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội7T .......................................................... 46
7T1.6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh ô nhiễm môi trường7T ................................................ 48
7T1.7. Kinh nghiệm PTBV NN-NT của một số nước, vùng lãnh thổ châu Á7T ................... 49
7T1.7.1. Phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn Thái Lan7T ................................ 49
7T1.7.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật 7T ............................................................ 50
7T1.7.1.2. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)7T ........................................... 50
7T1.7.1.3. Phát triển hợp tác xã nông nghiệp7T .......................................................... 51
7T1.7.1.4. Một số biện pháp thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp7T ...................... 52
7T1.7.2. Phát triển bền vững NN-NT Đài Loan7T........................................................... 54
7T1.7.2.1. Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ7T ..................... 54
7T1.7.2.2. Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nông hộ với nông hội và hợp tác xã nông
nghiệp7T................................................................................................................ 55
7T1.7.2.3. Nâng cao đời sống nông dân7T.................................................................. 55
7T1.7.2.4. Bảo vệ môi trường7T................................................................................. 56
7TChương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
– NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP
HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ7T ............................................................................ 57
7T2.1. Tổng quan về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre7T .................................... 57
7T2.1.1. Vị trí địa lí7T .................................................................................................... 57
7T2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên7T ................................................ 58
7T2.1.2.1. Địa hình7T ................................................................................................ 58
7T2.1.2.2. Khí hậu7T ................................................................................................. 59
7T2.1.2.3. Tài nguyên nước7T ................................................................................... 60
7T2.1.2.4. Tài nguyên đất:7T ..................................................................................... 62
5
7T2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật 7T ............................................................................... 65
7T2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản7T .......................................................................... 67
7T2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội7T ...................................................................... 68
7T2.2.1. Tình hình kinh tế7T .......................................................................................... 68
7T2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế7T ............................................................................... 68
7T2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế7T ................................................................... 69
7T2.2.2. Đặc điểm xã hội7T ............................................................................................ 69
7T2.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động7T ..................................................................... 69
7T2.2.2.2. Giáo dục, y tế, văn hoá7T............................................................................... 71
7T2.3. Thực trạng PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre thời kì CNH-HĐH7T .................................. 72
7T2.3.1. Tăng trưởng kinh tế NN-NT7T ......................................................................... 72
7T2.3.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn7T ....................................................... 73
7T2.3.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp7T........................................................................ 73
7T2.3.3. Một số hình thức tổ chức sản xuất NN-NT7T .................................................... 89
7T2.3.3.1. Trang trại7T .............................................................................................. 89
7T2.3.3.2. Hợp tác xã nông nghiệp7T ......................................................................... 91
7T2.3.3.3. Tổ hợp tác7T ............................................................................................. 92
7T2.4. Tình hình phát triển nông thôn7T ............................................................................. 92
7T2.4.1. Cơ cấu ngành nghề của hộ, lao động nông thôn7T ............................................ 92
7T2.4.1.1. Cơ cấu ngành nghề của hộ 7T ..................................................................... 92
7T2.4.1.2. Lao động nông thôn7T .............................................................................. 94
7T2.4.2. Kết cấu hạ tầng nông thô7T .............................................................................. 94
7T2.4.2.2. Tỷ lệ sử dụng điện nông dân7T.................................................................. 95
7T2.4.2.3. Mạng lưới chợ7T ....................................................................................... 95
7T2.4.2.4. Hệ thống thuỷ lợi7T .................................................................................. 95
6
7T2.4.2.5. Hệ thống trường học nông thôn7T ............................................................. 96
7T2.4.2.6. Hệ thống y tế nông thôn7T ........................................................................ 96
7T2.4.2.7. Mạng lưới bưu điện, thông tin, văn hoá7T ................................................. 97
7T2.4.2.8. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn7T .......................................... 97
7T2.4.2.9. Hệ thống khuyến nông7T .......................................................................... 97
7T2.4.3. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã7T .................................................................... 97
7T2.4.4. Vốn tích luỹ7T .................................................................................................. 98
7T2.4.5. Hỗ trợ giảm nghèo ở nông thôn7T..................................................................... 99
7T2.4.6. Nông thôn mới7T.............................................................................................. 99
7T2.5. Hiện trạng môi trường nông nghiệp – nông thôn7T ................................................ 102
7T2.5.1. Hiện trạng môi trường không khí7T ................................................................ 102
7T2.5.2. Môi trường nước7T......................................................................................... 102
7T2.5.2.1. Môi trường nước mặt 7T .......................................................................... 102
7T2.5.2.2. Môi trường nước ngầm7T ........................................................................ 105
7T2.5.3. Môi trường đất (tại các vùng canh tác nông nghiệp)7T .................................... 106
7T2.5.4. Tình hình xử lí chất thải nông thôn7T ............................................................. 107
7T2.6. Những hạn chế yếu kém trong quá trình PTBV nông nghiệp – nông thôn7T ........... 108
7T2.7. Nguyên nhân những tồn tại7T ................................................................................ 111
7TChương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PTBV NÔNG
NGHIỆP – NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 20207T............... 113
7T3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững NN-NT tỉnh Bến Tre7T .......................... 113
7T3.1.1. Quan điểm phát triển7T .................................................................................. 113
7T3.1.1.1. Về kinh tế7T............................................................................................ 113
7T3.1.1.2. Về xã hội7T............................................................................................. 114
7T3.1.1.3. Về môi trường7T ..................................................................................... 114
7
7T3.1.2. Mục tiêu phát triển7T...................................................................................... 115
7T3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát7T .............................................................................. 115
7T3.1.2.2. Một số mục tiêu phát triển cụ thể đến 2020:7T ........................................ 115
7T3.2. Định hướng PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre đến năm 20207T ..................................... 116
7T3.2.1. Định hướng phát triển chung7T....................................................................... 116
7T3.2.2. Định hướng phát triển bền vững nông – lâm – thuỷ sản7T .............................. 118
7T3.2.2.1. Định hướng phát triển bền vững nông nghiệp7T ...................................... 118
7T3.2.2.2. Định hướng phát triển bền vững ngành lâm nghiệp7T.............................. 122
7T3.2.2.3. Định hướng phát triển bền vững ngành thuỷ sản7T .................................. 123
7T3.2.3. Định hướng phát triển CN-TTCN nông thôn7T ............................................... 124
7T3.2.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn7T ........................................... 127
7T3.3. Một số giải pháp chủ yếu để PTBV NN-NT tỉnh Bến Tre7T................................... 130
7T3.3.1. Giải pháp phát triển chung7T .......................................................................... 130
7T3.3.2. Giải pháp phát triển bền vững ngành nông – lâm – ngư nghiệp7T ................... 139
7TKẾT LUẬN7T ............................................................................................... 157
7TTÀI LIỆU THAM KHẢO7T........................................................................ 159
7TPHỤ LỤC7T.................................................................................................. 162
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay PTBV đang là vấn đề được quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
Trong đó, PTBV nông nghiệp – nông thôn cũng là một trong những vấn đề đang
được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với các nước nông nghiệp trong đó có Việt
Nam. Là nước có kinh tế chủ yếu nông nghiệp, dân sống chủ yếu ở nông thôn, vì
thế việc phát triển bền vững NN-NT Việt Nam rất được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước.
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển NN-NT. Trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh phát triển nhanh và khá toàn
diện theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Kinh tế thuỷ sản, kinh tế vườn chuyển biến tốt, phát huy được vai trò mũi nhọn.
Chăn nuôi phát triển cân đối; đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, phù hợp
với điều kiện từng vùng. Kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; các ngành nghề truyền thống được củng cố,
phát triển; các hình thức tổ chức, hợp tác sản xuất theo hướng CNH-HĐH không
ngừng tăng lên. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bộ
mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng
giáo dục không ngừng nâng lên, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chuyển biến khá, xoá
đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được
cải thiện,… Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế, chưa đồng đều giữa các huyện.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Bến Tre đã tiếp tục đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, CN-TTCN, dịch vụ nông thôn…, nhằm tạo
sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phù hợp với sự
phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là việc
9
đánh giá tiềm năng và thực trạng để tìm ra giải pháp phát triển bền vững NN-NT
tỉnh Bến Tre.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển bền
vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bến Tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện
đại hoá: thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu với mong muốn góp phần bé nhỏ
vào quá trình phát triển NN-NT tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: làm rõ thực trạng về phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh
Bến Tre trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp
– nông thôn tỉnh Bến Tre trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Để đạt được mục đích này, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:
- Đúc kết những cơ sở lí luận về phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn
trong thời kì CNH-HĐH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NN-NT tỉnh trong thời gian qua.
- Xác định mục tiêu, quan điểm phát triển nông nghiệp – nông thôn tỉnh để từ đó
đưa ra định hướng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn trong
thời kì CNH-HĐH.
3. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung: do đề tài có nội dung rộng và phức tạp nên phạm vi nghiên cứu của
luận văn được giới hạn: (i) nghiên cứu sâu những vấn đề liên quan đến phát triển
nông nghiệp theo ngành; chỉ đề cập mà không nghiên cứu sâu các khía cạnh có liên
quan đến PTBV nông nghiệp theo thành phần và theo vùng lãnh thổ; (ii) nông thôn
là địa bàn hoạt động chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của nông
nghiệp kéo theo sự phát triển nông thôn và ngược lại. Tuy nhiên, quá trình nghiên
cứu tình hình nông thôn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn tư liệu. Vì vậy về tình
hình phát triển nông thôn chỉ tập trung vào một số vấn đề như cơ cấu ngành nghề
của hộ, lao động nông thôn, kết cấu hạ tầng nông thôn,…
10
Về không gian: là phạm vi lãnh thổ tỉnh Bến Tre bao gồm 9 đơn vị hành chính:
Thành phố Bến Tre, các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc,
Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú với tổng diện tích tự nhiên là 2360,6
kmP
2
P.
Về thời gian: phần thực trạng được đề cập từ năm 2000 – 2010 (riêng phần tình
hình phát triển nông thôn chỉ đề cập từ năm 2001 – 2006, do chưa có số liệu điều tra
mới); phần mục tiêu, định hướng phát triển bền vững NN-NT tỉnh đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều công trình nghiên cứu phát triển NN-NT nói chung và phát triển bền
vững nông nghiệp – nông thôn nói riêng như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – nông thôn theo hướng CNH-HĐH ở tỉnh Vĩnh Long” [Bùi Văn Sáu,
2002], “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành TP.
Hồ Chí Minh” [TS. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), năm 2001], “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế NN-NT tỉnh Bình Dương trong thời kì CNH-HĐH” [Nguyễn Thị Ngọc
Anh, năm 2008], “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững NN-NT tỉnh Phú
Yên trong thời kì CNH-HĐH” [Trần Thị Thanh Thu, năm 2008],…
Nhìn chung, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu và đánh giá
toàn diện về PTBV NN – NT tỉnh Bến Tre trong thời kì CNH – HĐH.
Với đề tài: “Phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bến Tre trong thời
kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá: thực trạng và giải pháp”, tôi cũng dựa trên cơ sở
lí thuyết về phát triển bền vững NN-NT để nghiên cứu vấn đề. Tuy nhiên trong đề
tài này tôi chỉ giải quyết vấn đề dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
11
Lãnh thổ kinh tế NN-NT là một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm các phân hệ
có quy mô lớn nhỏ khác nhau, chúng tác động qua lại, phụ thuộc và quy định lẫn
nhau. Đó là các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Lí thuyết về các tổng hợp thể sản xuất – lãnh thổ cho phép nhận thức đầy đủ
hơn các mối liên hệ chặt chẽ, các mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau, quy định lẫn
nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trên một địa bàn lãnh thổ
nhất định trong một tổng thể duy nhất, hoạt động theo những chức năng, những mục
tiêu xác định nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái.
Nhận thức sâu sắc xu hướng tất yếu của sự hình thành các thể, dạng tổng hợp
thể sản xuất – lãnh thổ, vận dụng quan điểm tổng hợp là con đường tốt nhất và hiệu
quả nhất để nghiên cứu nông nghiệp – nông thôn.
5.1.3. Quan điểm động và lịch sử
Các quá trình kinh tế - xã hội không ngừng vận động trong không gian và
biến thiên theo thời gian. Do vậy, để định hướng đúng sự phát triển tương lai của
chúng, cần phải có quan điểm động và quan điểm lịch sử.
Quan điểm động cho phép nghiên cứu, xem xét các quá trình tự nhiên, dân
số, kinh tế - xã hội trong quá trình vận động biến đổi theo thời gian và không gian.
Vận dụng quan điểm động vào nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế NNNT, giúp tìm ra những phương thức tác động hợp lí đối với từng đối tượng cụ thể và
tìm ra những giải pháp tối ưu, hài hoà, trong việc hoạch định phát triển NN-NT tỉnh.
5.1.4. Quan điểm kinh tế và phát triển bền vững
Quan điểm kinh tế thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như tốc độ
tăng trưởng, hiệu quả kinh tế,… Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm
bảo sự phát triển bền vững về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
12
Các tài liệu trong luận văn này được thu thập chủ yếu từ Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê, sách, báo,…
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Dùng phương pháp này để phân tích, đánh giá về mặt không gian và thời
gian, tìm ra các mối liên hệ giữa các yếu tố để nhìn nhận chính xác hơn về đối
tượng nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp dự báo
Giúp ta đưa ra định hướng, xác định mục tiêu phát triển bền vững NN-NT
tỉnh trong thời kì CNH – HĐH.
5.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Nhằm thể hiện cô đọng, súc tích, trực quan các đối tượng nghiên cứu về NNNT tỉnh.
5.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Giúp ta đánh giá, xác định lại một cách đầy đủ, chính xác tài liệu đã có.
Nhằm tránh những kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm phong phú hơn các đề tài nghiên cứu về NN-NT tỉnh Bến Tre.
- Bổ sung và hoàn thiện kĩ năng nghiên cứu khoa học của bản thân.
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn của tỉnh.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn.
Chương 2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bến Tre
thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Chương 3. Định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững nông nghiệp
– nông thôn tỉnh Bến Tre.
13
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò nông nghiệp – nông thôn
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp – nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền
kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp vừa gắn liền với các yếu tố KT-XH, vừa
gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Hiểu theo nghĩa hẹp thì nông nghiệp là sự hợp
thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và
ngư nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể
thay thế. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương thức sản
xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất
đai (thổ nhưỡng). Trong quá trình sử dụng, nếu con người biết sử dụng hợp lí, biết
duy trì và nâng cao độ phì của đất, thì sẽ sử dụng đất đai được lâu dài và tốt hơn.
Tất nhiên, việc duy trì và nâng cao độ phì trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
đầu tư vốn, lao động, phương tiện sản xuất hiện đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu
khoa học – kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ
thể sống. Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và
đồng thời chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu, môi
trường,…). Các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên tồn tại độc lập với ý muốn
chủ quan của con người. Vì vậy, nhận thức và tác động phù hợp với quy luật sinh
14
học và quy luật tự nhiên là yêu cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình sản
xuất nông nghiệp nào.
Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ là đặc điểm điển hình, nhất là đối với trồng
trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài,
không giống nhau và thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản
xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để rạo ra sản phẩm: cây trồng
hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân sinh ra tính thời vụ. Để
khắc phục tình trạng này, cần phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hoá
sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là vào đất đai và
khí hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây
trồng và vật nuôi. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản
của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng, trong đó
yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau
và cùng tác động trong một thể thống nhất.
Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
Biểu hiện cụ thể là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông
nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.
Do những đặc điểm trên, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian
rộng lớn, liên quan tới khí hậu, thời tiết, đất đai của từng vùng cụ thể. Trong cơ chế
thị trường, việc bố trí sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái
sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, cần
xem xét, vận dụng các đặc điểm trên của sản xuất nông nghiệp một cách linh hoạt.
1.1.1.3. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khu vực lãnh thổ bao gồm một không gian rộng lớn của đất nước
hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, ở đó một cộng đồng dân cư
sinh sống (gọi là dân cư nông thôn) và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
15
nghiệp theo nghĩa rộng, bên cạnh đó còn có các hoạt động sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Để phục vụ cho mục đích điều tra, nghiên cứu người ta thống nhất lấy đơn vị
hành chính nhỏ nhất có tên gọi là xã là khu vực nông thôn.
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp – nông thôn
Từ thế kỉ XX và cho đến nay, luôn diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra các cuộc
tranh luận về vai trò của NN-NT. Tuy nhiên, có thể thấy vai trò của NN-NT có sự
mở rộng và nâng cao nhiều so với trước. Trong nhiều ý kiến khác nhau, có thể qui
về hai quan điểm đối nghịch nhau rõ rệt:
Quan điểm thứ nhất, căn cứ vào một thực tế được coi gần như một quy luật của
phát triển là tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm đi, trong khi tỉ trọng của
công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đã nhận định rằng với sự kết thúc của văn minh
nông nghiệp được thay thế bằng văn minh công nghiệp, thậm chí hậu công nghiệp
thì vai trò của nông nghiệp ngày càng thu hẹp và hạ thấp.
Quan điểm thứ hai, căn cứ vào một thực tế chưa phổ biến trên thế giới song bắt
đầu xuất hiện từng phần tại những nước phát triển nhất, nhận định rằng trong nền
KT-XH hiện đại ở thế kỉ XXI, vai trò của nông nghiệp không những không bị giảm
sút mà lại có thêm những nét mới và đặc sắc hơn.
Với quan điểm thứ hai, chỉ mới mở ra ở các nước phát triển, nhưng nó cũng mở
ra hướng suy nghĩ và hành động tích cực, chủ động về vai trò mới của NN-NT.
Vai trò mới đó là:
Về nông nghiệp: không chỉ là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp và cho công
cuộc CNH-HĐH đất nước. Ngược lại, nông nghiệp hiện đại là một loại công nghiệp
và dịch vụ có năng suất và hiệu quả cao, có giá trị sử dụng thiết yếu không gì thay
thế được, tạo ra giá trị gia tăng lớn, có thể cần phải và đang trở thành một ngành rất
quan trọng của kinh tế tri thức.
Về nông thôn: không phải là địa bàn thứ yếu, hậu phương của thành thị, có trình
độ phát triển về các mặt đều thấp hẳn so với thành thị. Ngược lại, nông thôn hiện