Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển bền vững ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1499

Phát triển bền vững ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỐNG VĂN ĐÔ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NGÀNH CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỐNG VĂN ĐÔ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NGÀNH CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung

thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Quảng Yên, ngày 10 tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

Đống Văn Đô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành Luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc đến TS. Nguyễn Thị Lan Anh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình thực hiện Đề tài và hoàn thành Luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; các thầy cô trong Phòng Đào tạo - bộ phận Sau

Đại học - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn này.

Tôi chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Phòng

Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh, Phòng Kinh tế, Phòng

Thống kê, Trạm Khuyến nông huyện Hoành Bồ; Uỷ ban nhân dân các xã Tân Dân,

Sơn Dương, Thống Nhất thuộc huyện Hoành Bồ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực tập và hoàn thành

Luận văn này.

Trân trọng cảm ơn Thường trực Thị ủy và các đồng nghiệp trong cơ quan

Văn phòng Thị ủy đã luôn tạo mọi điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và thực hiện Luận văn này.

Quảng Yên, ngày 10 tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

Đống Văn Đô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................ix

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của Đề tài .........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Những đóng góp mới của Đề tài .............................................................................4

5. Kết cấu của Luận văn..............................................................................................4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI......................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5

1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................5

1.1.2. Vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi và sự cần thiết phải phát triển

bền vững chăn nuôi ..........................................................................................8

1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững ngành chăn nuôi ...........................10

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành chăn nuôi...................13

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................15

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển mô hình chăn nuôi bền vững của một số nước

trong khu vực..................................................................................................15

1.2.2. Thực trạng và kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bền vững tại Việt Nam.......15

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................23

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................23

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23

2.2.1. Phương pháp tiếp cận......................................................................................23

2.2.2. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu .........................................23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin......................................................23

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................25

2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................25

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................25

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực của hộ.......................................25

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu mô tả tình hình chăn nuôi........................................................26

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.............27

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ .................................27

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................27

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................31

3.1.3. Cơ cấu kinh tế .................................................................................................34

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................................35

3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi của huyện Hoành Bồ ......................................38

3.2.1. Khái quát tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ.........................38

3.2.2. Đặc điểm các tác nhân trong chăn nuôi ở huyện Hoành Bồ ...........................48

3.2.3. Quy mô chăn nuôi của các hộ .........................................................................49

3.2.4. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi của các hộ .......................50

3.2.5. Thực trạng thực hiện kỹ thuật trong chăn nuôi...............................................51

3.2.6. Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................58

3.2.7. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi ........................................................................59

3.2.8. Thực trạng về môi trường chăn nuôi...............................................................65

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi.................................71

3.3.1. Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi................................................71

3.3.2. Về yếu tố đất đai .............................................................................................73

3.3.3. Về vốn .............................................................................................................74

3.3.4. Trình độ khoa học kỹ thuật của người chăn nuôi............................................76

3.3.5. Mạng lưới thú y và kiểm soát dịch bệnh.........................................................78

3.3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi .........................................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

3.4. Đánh giá chung về phát triển bền vững chăn nuôi trên địa bàn huyện

Hoành Bồ........................................................................................................80

3.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................80

3.4.2. Khó khăn .........................................................................................................81

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN

NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG

NINH ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................86

4.1. Quan điểm phát triển bền vững chăn nuôi .........................................................86

4.2. Phương hướng phát triển bền vững ngành chăn nuôi ........................................87

4.3. Các giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi ..........................................88

4.3.1. Về quy hoạch vùng chăn nuôi.........................................................................88

4.3.2. Nguồn vốn.......................................................................................................89

4.3.3. Về các cơ chế, chính sách ...............................................................................89

4.4. Giải pháp về ứng dụng, phát triển khoa học-công nghệ trong chăn nuôi ..........95

4.4.1. Giải pháp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới.................................................95

4.4.2. Giải pháp sản xuất và cung ứng giống............................................................96

4.4.3. Giải pháp sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi .........................................96

4.4.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi.........................................................97

4.4.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành chăn nuôi ........98

4.4.6. Về xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gia

súc, gia cầm....................................................................................................99

4.4.7. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển chăn nuôi .........................102

4.4.8. Tăng cường năng lực quản lý ngành.............................................................105

4.5. Kiến nghị..........................................................................................................106

4.5.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ..................................................106

4.5.2. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Hoành Bồ ..................................................107

4.5.3. Đối với hộ chăn nuôi.....................................................................................107

KẾT LUẬN............................................................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109

PHỤ LỤC...............................................................................................................112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân

CC Cơ cấu

CNTT Chăn nuôi tập trung

CN Công nghiệp

DT Diện tích

GTSX Giá trị sản xuất

HTX Hợp tác xã

LĐ Lao động

KDC Khu dân cư

NS Năng suất

NLN Nông lâm nghiệp

SL Sản lượng

TS Thủy sản

TM Thương mại

TTNT Thụ tinh nhân tạo

THCS Trung học cơ sở

UBND Ủy ban nhân dân

XD Xây dựng

CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Hoành Bồ năm 2014............. 29

Bảng 3.2. Dân số, lao động trong độ tuổi và lao động đang làm việc

trong nền kinh tế ......................................................................... 31

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 2012 và 2014............. 32

Bảng 3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện hoành Bồ năm 2014 .................. 34

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện

Hoành Bồ giai đoạn 2011- 2014................................................. 35

Bảng 3.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo VA, giá hiện hành)................ 36

Bảng 3.7. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Hoành

Bồ giai đoạn 2012 - 2014............................................................ 37

Bảng 3.8. Dự kiến quy mô đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020 huyện

Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh...................................................... 43

Bảng 3.9. Số lượng đàn vật nuôi và sản lượng chăn nuôi trên địa bàn

huyện Hoành Bồ (2012 - 2014) .................................................. 45

Bảng 3.10. Số lượng hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ (2012 - 2014)........46

Bảng 3.11. Thông tin về hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ.......... 48

Bảng 3.12. Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra........................................ 49

Bảng 3.13. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi của hộ ......... 50

Bảng 3.14. Tình hình cung ứng thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò.......... 57

Bảng 3.15. Tình hình thực hiện công tác thú y ............................................. 57

Bảng 3.16. Tỷ lệ các tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi của

các hộ điều tra ............................................................................. 58

Bảng 3.17. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bò thịt, lợn thịt của hộ chăn nuôi.......59

Bảng 3.18. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt trong dân cư...........................61

Bảng 3.19. Kết quả chăn nuôi bò thịt tập trung, xa khu dân cư.................... 62

Bảng 3.20. Kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của hộ nông dân theo

quy mô ........................................................................................ 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

viii

Bảng 3.21. Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình

trong một ngày đêm.................................................................... 67

Bảng 3.22. Lượng chất thải chăn nuôi .......................................................... 68

Bảng 3.23. Mức thải lượng ô nhiễm từ chăn nuôi gia súc ............................ 69

Bảng 3.24. Quỹ đất tính bình quân của các hộ điều tra ................................ 73

Bảng 3.25. Vốn và nhu cầu về vốn cho chăn nuôi của hộ ............................ 75

Bảng 3.26. Thực trạng tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi

tại huyện Hoành Bồ .................................................................... 77

Bảng 3.27. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ ....................... 77

Bảng 3.28. Lý do các hộ chăn nuôi chưa chuyển ra chăn nuôi tập trung ..... 82

Bảng 3.29. Phân tích SWOT đối với chăn nuôi tập trung............................. 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Quy mô đàn gia súc, gia cầm qua các năm.......................................44

Biểu đồ 3.2. Biến động đàn lợn trong chăn nuôi huyện Hoành Bồ.......................47

Biểu đồ 3.3. Biến động đàn bò thịt trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

huyện Hoành Bồ................................................................................47

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu sử dụng giống bò thịt của các hộ điều tra .............................52

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu giống lợn của các hộ điều tra ................................................53

Biểu đồ 3.6. Nguồn cung cấp giống lợn của các hộ điều tra.......................................54

Biểu đồ 3.7. Đánh giá của người chăn nuôi bò sữa về hệ thống dịch vụ thú y..........79

Biểu đồ 3.8. Đánh giá của người chăn nuôi lợn về hệ thống dịch vụ thú y ..........79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Huyện Hoành Bồ thuộc tiểu vùng phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là huyện

miền núi có nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Diện tích

tự nhiên của Hoành Bồ 844,63 km2

và là huyện có diện tích đất lớn nhất trong 14

huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Dân số toàn huyện có 50.438 người, chiếm 4,2% dân

số toàn tỉnh (Chi cục Thống kê huyện). Trong đó, dân số nông nghiệp chiếm hơn 70%

dân số toàn huyện. Diện tích đất nông nghiệp của huyện 70,032 ngàn ha, trong đó

diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3,71 ngàn ha, diện tích đất lâm nghiệp hơn 65,36

ngàn ha, chiếm 77,4% diện tích tự nhiên.

Với sự đa dạng về địa hình có cả địa hình miền núi, trung du, đồng bằng ven

biển và phong phú về các loại thực vật và động vật đã tạo cho Hoành Bồ có nhiều

điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hoá và sản xuất ra

nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Nhiều mô hình chăn nuôi gia

trại, trang trại đang thay dần hình thức nuôi tận dụng truyền thống trong khu dân cư

với quy mô nhỏ của hộ gia đình.

Chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, giai đoạn

2012- 2014 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của huyện tăng bình quân 7%/

năm. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, huyện đã

đưa nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng vào nuôi như: bò ngoại, lợn

ngoại, gia cầm hướng trứng, hướng thịt,… đã tạo ra khối lượng sản phẩm đủ cung

cấp đảm bảo nhu cầu sử dụng trong và ngoài huyện. Ngành chăn nuôi của huyện có

vị trí quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần ổn định đời sống

cho dân cư khu vực nông thôn.

Các xã trong huyện đã khai thác thế mạnh của từng địa phương để phát triển

đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, các xã đồi núi ở phía Bắc của huyện như: Kỳ

Thượng, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Tân Dân phát triển mạnh đàn trâu, bò thịt, nuôi

động vật hoang dã (nhím, lợn rừng, ong lấy mật…) và tập trung xây dựng các gia

trại, trang trại chăn nuôi. Các xã vùng trung tâm như: Hòa Bình, Vũ Oai, Dân Chủ,

Sơn Dương có thế mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm. Các xã vùng đồng bằng ở phía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

Nam như: Lê Lợi, Thống Nhất, Bằng Cả tập trung phát triển đàn lợn thịt, gia cầm...

Đến nay, toàn huyện có 5 trang trại nuôi lợn quy mô 2,5 -3 ha và 48 gia trại chăn nuôi.

Hàng năm ngành chăn nuôi đã sản xuất được 17-18 ngàn tấn thịt hơi các loại, đáp ứng

cơ bản nhu cầu tiêu dùng nội huyện và cung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chăn nuôi của huyện còn có

những tồn tại, hạn chế như: Phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, thiếu

quy hoạch phát triển; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp và

lạc hậu. Chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ

lực; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng bộ.

Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chưa hình thành

chuỗi sản xuất ra sản phẩm sạch và an toàn. Vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh

trong chăn nuôi đang trở nên bức xúc. Hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản

phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của Doanh nghiệp, Hợp tác xã trong

lĩnh vực này còn yếu. Chưa có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư

lớn vào lĩnh vực chăn nuôi, nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn, chế biến sản phẩm. Hệ

thống quản lý còn bất cập, tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại…

Trong những năm tới, ngành chăn nuôi của huyện sẽ tiếp tục đối mặt với

những thách thức để phát triển đó là: Giá thành sản phẩm cao và cạnh tranh sản

phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao; dịch

bệnh và rủi ro từ thiên tai ngày càng phức tạp; xử lý môi trường ô nhiễm từ chăn

nuôi chưa có phương pháp hữu hiệu cho tất cả các vùng, các đối tượng nuôi. Những

thách thức đó sẽ cản trở phát triển chăn nuôi nếu không được quan tâm thỏa đáng.

Để xây dựng huyện Hoành Bồ có kinh tế phát triển nhanh, mạnh, bền vững

với môi trường trong sạch, nền nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao, tạo bước đột

phá nhưng đảm bảo phát triển bền vững ngành chăn nuôi, tôi tiến hành nghiên cứu

Đề tài “Phát triển bền vững ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh

Quảng Ninh”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình phát triển bền vững ngành chăn nuôi trên địa bàn

huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp

phát triển bền vững ngành chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!