Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát thanh tương tác trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát năm 2011).
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1064

Phát thanh tương tác trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát năm 2011).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

LÊ VĂN TRÚC LY

PHÁT THANH TƯƠNG TÁC TRÊN SÓNG ĐÀI

TIẾNG NÓI VIỆT NAM (KHẢO SÁT NĂM 2011)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

5. Kết cấu đề tài................................................................................................. 5

NỘI DUNG....................................................................................................... 6

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT THANH

TƯƠNG TÁC.................................................................................................... 6

1.1. Những khái niệm liên quan ........................................................................ 6

1.1.1. Khái niệm tương tác................................................................................ 6

1.1.2. Tương tác trong truyền thông ................................................................. 7

1.1.2.1. Tương tác trong truyền hình ................................................................ 8

1.1.2.2. Tương tác trong báo in....................................................................... 11

1.1.2.3. Tương tác trong báo trực tuyến.......................................................... 12

1.1.2.4. Tương tác trong phát thanh ................................................................ 15

1.2. Phát thanh tương tác................................................................................. 15

1.2.1. Khái niệm phát thanh tương tác ............................................................ 15

1.2.2. Ưu thế của phát thanh tương tác ........................................................... 16

1.3. Một số dạng chương trình phát thanh tương tác ...................................... 21

1.3.1. Xét về kịch bản...................................................................................... 21

1.3.1.1. Chương trình tương tác có kịch bản chi tiết....................................... 21

1.3.1.2. Chương trình tương tác không có kịch bản chi tiết ........................... 21

1.3.2. Xét về phương thức phát sóng .............................................................. 22

1.3.2.1. Chương trình tương tác phát sóng trực tiếp ....................................... 22

1.3.2.2. Chương trình tương tác không phát sóng trực tiếp ............................ 23

1.3.3. Xét về không gian tương tác ................................................................. 23

1.3.3.1. Chương trình tương tác trong phòng thu ........................................... 23

1.3.3.2. Chương trình tương tác ngoài phòng thu ........................................... 24

1.4. Vai trò của chương trình phát thanh tương tác ........................................ 24

1.4.1. Đối với công chúng............................................................................... 24

1.4.2. Đối với báo chí nói chung và đài phát thanh nói riêng......................... 26

1.5. Phát thanh tương tác – Xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại................ 27

1.6. Phát thanh tương tác trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam......................... 27

1.6.1. Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp VOV1........................................... 28

1.6.1.1. Giới thiệu............................................................................................ 28

1.6.1.2. Kết quả khảo sát................................................................................. 28

1.6.2. Hệ Văn hóa – Đời sống và Khoa giáo VOV2....................................... 29

1.6.2.1. Giới thiệu............................................................................................ 29

1.6.2.2. Kết quả khảo sát................................................................................. 30

1.6.3. Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí VOV3............................................ 31

1.6.3.1. Giới thiệu............................................................................................ 31

1.6.3.2. Kết quả khảo sát................................................................................. 32

1.6.4. VOV Giao Thông.................................................................................. 33

1.6.4.1. Giới thiệu............................................................................................ 33

1.6.4.2. Kết quả khảo sát................................................................................. 34

1.6.4.3. Nhận xét ............................................................................................. 36

CHƯƠNG II: PHÁT THANH TƯƠNG TÁC TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG

NÓI VIỆT NAM (KHẢO SÁT NĂM 2011) .................................................. 38

2.1. Khảo sát một số chương trình phát thanh tương tác tiêu biểu trên sóng

Đài Tiếng nói Việt Nam.................................................................................. 38

2.1.1. Chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” ........................................... 38

2.1.1.1. Khái quát chung ................................................................................. 38

2.1.1.2. Tiêu chí khảo sát ................................................................................ 40

2.1.1.3. Kết quả khảo sát................................................................................. 41

2.1.1.4. Nhận xét ............................................................................................. 44

2.1.2. Chương trình “Cửa sổ tình yêu” ........................................................... 46

2.1.2.1. Khái quát chung ................................................................................. 46

2.1.2.2. Tiêu chí khảo sát ................................................................................ 48

2.1.2.3. Kết quả khảo sát................................................................................. 48

2.1.2.4. Nhận xét ............................................................................................. 52

2.1.3. Chương trình “Diễn đàn kinh tế” .......................................................... 54

2.1.3.1. Khái quát chung ................................................................................. 54

2.1.3.2. Tiêu chí khảo sát ................................................................................ 54

2.1.3.3. Kết quả khảo sát................................................................................. 54

2.1.3.4. Nhận xét ............................................................................................. 55

2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng các chương trình

phát thanh tương tác trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. ............................... 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHƯƠNG

TRÌNH PHÁT THANH TƯƠNG TÁC TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI

VIỆT NAM ..................................................................................................... 62

3.1. Giải pháp về chuyên môn......................................................................... 62

3.1.1. Chuyên môn hóa đội ngũ nhân sự......................................................... 62

3.1.2. Đa dạng hóa hình thức và nội dung chương trình................................. 63

3.1.3. Sử dụng công cụ mạnh: Phát thanh trực tiếp ........................................ 64

3.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................... 65

3.2.1. Xây dựng studio hai ngăn ..................................................................... 65

3.2.2. “Số hóa” kho băng ................................................................................ 66

3.4. Giải pháp xây dựng chiến lược quảng bá chương trình........................... 67

3.4.1. Xác định “vùng thính giả” và khảo sát nhu cầu thính giả..................... 67

3.4.2. Xây dựng chiến lược quảng bá chương trình........................................ 69

3.4.3. Đưa chương trình lên mạng Internet.................................................... 71

KẾT LUẬN.................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Là một trong những loại hình truyền thông ra đời khá sớm, gắn với sự

ra đời của nước Việt Nam độc lập từ năm 1945, phát thanh Việt Nam đã đi

theo từng bước thăng trầm của lịch sử dân tộc qua hơn 65 năm với rất nhiều

biến động khốc liệt và hào hùng của lịch sử.

Phát thanh đã từng là loại hình độc tôn trong một thời gian dài. Thế

nhưng hiện nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của các loại hình truyền thông khác

đang đặt phát thanh trước sự cạnh tranh lớn để lôi cuốn công chúng. Trước

tình hình này, mỗi loại hình truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng

cần phải phát huy tối đa thế mạnh của mình.

Là Đài phát thanh quốc gia, trong những năm qua, yêu cầu đổi mới và

nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh đối với Đài Tiếng nói Việt

Nam luôn là một điều bức thiết. Việc làm thế nào để thu hút thính giả, tăng

hiệu quả thông tin luôn là điều đặt ra cho báo phát thanh.

Thực tế cho thấy, bên cạnh nhu cầu tiếp nhận thông tin, thính giả ngày

nay không chỉ đóng vai người nghe đài một cách thụ động mà còn muốn được

tham gia vào trong các chương trình phát thanh một cách chủ động. Nét đặc

thù trong tâm lý tiếp nhận thông tin của thính giả hiện nay là mong muốn có

được cảm giác gần gũi, thân mật, mong tìm được sự mới mẻ, đa đạng và xác

thực. Vì thế, phát thanh phải đáp ứng được nhu cầu này bằng việc khơi mở

rộng rãi con đường giao lưu, đối thoại, tương tác với thính giả. Phát thanh

tương tác ra đời từ nhu cầu này.

Trong thời đại hiện nay, xu hướng của truyền thông hiện đại đang có

sự dịch chuyển nhanh chóng từ một chiều (Người viết → độc giả/ khán thính

giả) trở thành công cụ giao tiếp ba chiều (Người viết ↔ bài báo/chương trình

2

↔ độc giả/ khán thính giả). Phát thanh cũng không nằm ngoài sự dịch chuyển

này. Để thu hút công chúng thời hiện đại đến với làn sóng, phát thanh không

còn cách nào khác là phát huy lợi thế của mình, đó là: Thông tin nhanh, chính

xác, sự gần gũi, thân mật và đẩy mạnh tính tương tác. Trong một chừng mực

nào đó, tính tương tác trong các chương trình phát thanh là một trong những

yếu tố “đo” sự hiện đại của phát thanh và là yếu tố quan trọng để thu hút thính

giả. Nhìn nhận, đánh giá liều lượng, chất lượng của phát thanh tương tác trên

sóng Đài quốc gia là việc làm cần thiết để từ góc độ lợi thế của phát thanh xác

định con đường ngắn nhất để chinh phục thính giả hiện nay.

Ở góc độ lý luận báo chí, xu thế phát thanh tương tác vẫn chưa được

chú trọng đề cập một cách sâu rộng, chỉ dừng ở một vài khía cạnh. Trên thực

tế, bước vào thời kỳ đổi mới, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chủ động đổi mới tư

duy, chủ động thông tin kịp thời, nhanh nhạy, đa dạng, nhiều chiều, tăng

cường tính chiến đấu, tính phát hiện và định hướng tới thính giả. Hiện nay,

Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thông tin đại chúng có số giờ phát sóng

nhiều nhất (193 giờ/ngày) bằng 12 tiếng nước ngoài và 12 tiếng dân tộc thiểu

số. Tuy nhiên, hiện nay trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, các chương trình

phát thanh có giao lưu, tương tác với thính giả không nhiều và chất lượng còn

nhiều vấn đề bất cập. Trong khi đó, giao lưu, tương tác với thính giả là một

trong những yếu tố sống còn của phát thanh hiện đại. Thực hiện phát thanh

tương tác là phương cách hữu hiệu thu hút thính giả nghe đài và tham gia

chương trình, là cách tốt nhất để phát huy hiệu quả của công nghệ và phương

pháp thông tin mới, cũng là cách để phát huy thế mạnh của báo phát thanh

trong thời đại cạnh tranh thông tin hiện nay.

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn Báo Phát thanh - đồng thời

là một nhà báo có kinh nghiệm của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi quyết định đi

sâu nghiên cứu: “Phát thanh tương tác trên sóng đài Tiếng nói Việt Nam

3

(khảo sát năm 2011)". Việc khảo sát chương trình của Đài Tiếng nói Việt

Nam (giới hạn năm 2011) nhằm tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ phát thanh

tương tác trong việc lôi cuốn công chúng của Đài phát thanh quốc gia với

những ưu điểm, hạn chế từ thực tế, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng

cao chất lượng chương trình. Điều này rất có ích đối với Đài Tiếng nói Việt

Nam nói riêng cũng như ngành phát thanh nói chung. Hy vọng đây là đề tài

nghiên cứu góp một phần nhỏ vào lý luận báo phát thanh và có giá trị thực

tiễn đối với hoạt động nghiệp vụ của nhà báo phát thanh hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, khái niệm tương tác trong truyền thông đã ra đời từ rất

sớm. Vấn đề áp dụng tương tác trong truyền thông nói chung và phát thanh

nói riêng cũng đã được chú trọng. Trong một số tài liệu, lý thuyết về tương

tác trong phát thanh đã được đề cập, tuy nhiên cũng chỉ là những giới thiệu

đơn giản, không đi sâu phân tích.

Trong cuốn Interactivity: From new media to communication (1988),

Rafaeli đã nêu những đặc điểm của truyền thông tương tác, đồng thời đưa ra

nhận định về mức độ tương tác của truyền thông mới.

Trong cuốn Media for Interactive Communication (1983), Bretz đã

giới thiệu và đưa ra nhận xét về một loạt các phương tiện truyền thông mới có

tính tương tác, đồng thời thảo luận về hệ thống bán tương tác, tìm kiếm sự

phản hồi từ khán giả. Bên cạnh đó, ông cũng xem xét các vấn đề liên quan

đến việc thiết kế các hệ thống như vậy và cho thấy khả năng trong tương lai.

[16]

Ở Việt Nam, phương pháp phát thanh tương tác lại là một dạng khá

mới mẻ. Trong các giáo trình báo chí hiện nay ở nước ta, khái niệm phát

thanh tương tác hầu như được đề cập rất ít, một số tài liệu chỉ nhắc thoáng

qua khi nói về phát thanh trực tiếp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!