Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
983.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1719

Phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

---------------------------

Đề tài:

PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hồng Thiếp

Lớp : 12SGC

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Hữu Ái

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

1

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận ................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận .................................... 2

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận...................... 3

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận .............................................. 3

6. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 4

7. Tổng quan tài liệu........................................................................................ 4

NỘI DUNG..................................................................................................... 11

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN CHỦ........................... 11

1.1. Lý luận về dân chủ................................................................................. 11

1.1.1. Dân chủ và sự phát triển của nó trong lịch sử....................................... 11

1.1.2. Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa................................................. 16

1.2. Thực hành dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa ở việt Nam......................................................................... 21

1.2.1. Quan niệm của Đảng về thực hành dân chủ trong quá trình xây dựng

nhà nước pháp quyền ...................................................................................... 21

1.2.2. Vai trò dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ......... 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 30

Chương 2: TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG QUÁ

TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN...................................................... 32

2.1. Bối cảnh thực hiện dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay............................................. 32

2.1.1. Trong nước ............................................................................................ 32

2.1.2. Quốc tế .................................................................................................. 35

2.2. Những thành tựu và hạn chế................................................................. 37

2.2.1. Thành tựu .............................................................................................. 37

2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 41

2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy dân chủ trong xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ................................... 45

2.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ................................................. 45

2.3.2. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao vai trò và hiệu quả

quản lý của nhà nước....................................................................................... 49

2.3.3. Phát huy dân chủ, tăng cường giám sát và phản biện xã hội................ 54

2.3.4. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo dân chủ và

hội nhập quốc tế. ............................................................................................. 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 65

KẾT LUẬN.................................................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với tiến trình xây dựng, phát triển và đổi mới đất nước, Đảng ta

xác định ngày càng rõ nét,đầy đủ hơn, cụ thể hơn và ở trình độ cao hơn vấn đề

dân chủ và pháp quyền. Cùng với những bước tiến vững chắc trong công cuộc

đổi mới, quan điểm của Đảng về dân chủ và pháp quyền không ngừng được

củng cố, phát triển và dần tiến đến hoàn thiện.

Dân chủ là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc và cho đến hiện nay vẫn

còn đang gây nhiều tranh cãi về mặt lý luận. Trong thế giới đương đại hiện

nay, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội được xem như là liều thuốc quan

trọng trong việc chữa trị các bệnh quan liêu, chậm tiến của các nước đâng

hoặc chậm phát triển, là tiêu chí để các quốc gia hội nhập và phát triển trong

nền kinh tế toàn cầu, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.

Dân chủ trở thành điều kiện đảm bảo cho xã hội phát triển nhanh hơn, giàu có

hơn, phong phú và đa dạng hơn. Do đó, việc hạn chế hoặc chậm mở rộng dân

chủ sẽ đồng nghĩa với việc kim hãm sự phát triển đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng và xây dựng nền dần

chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Trong những năm qua, tình hình

thực thi dân chủ đạt được nhiều thành tựu quan trọng, dân chủ được phát huy

trên mọi mặt của đời sống xã hội, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế được mở rộng,

dân chủ chính trị là trọng tâm, kết hợp tốt và đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân

và lợi ích xã hội trên nền tảng pháp luật nhà nước vì sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa từ một đất nước có nền kinh tế đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn,

đời sống nhân dân chậm được cải thiện, trình độ dân trí chưa cao thì việc thực

thi dân chủ cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định, ẩn chứa nhiều bất cập; nhiều

nơi dân chủ bị lạm chủ, dân chủ thái quá, vi phạm dân chủ.

2

Từ những hạn chế, bất cập trên về thực thi dân chủ trong xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi chọn đề tài: “Phát huy dân chủ

trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những tư tưởng dân chủ cơ bản trong lịch sử, từ

quan điểm của Đảng Cộng sản và thực tiễn thực hiện dân chủ ở nước ta trong

thời gian qua. Đề tài xây dựng các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và

phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng nhà nhà nước pháp quyềnxã hội

chủ nghĩaViệt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận đề ra những nhiệm vụ sau

đây:

- Phân tích, làm rõ những quan điểm, tư tưởng dân chủ hiện diện trong

lịch sử triết học và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân

chủ trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa hiện nay

ở nước ta.

- Tìm hiểu bối cảnh hình thành nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa

Việt Nam

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội

chủ nghĩa Việt Nam hiện nay .

- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng hoàn thiện nhà nước

pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã quy định phạm vi, đối tượng

nghiên cứu của đề tài.Đối tượng nghiên cứu của đề là:

3

-Những nội dung tư tưởng, quan điểm về dân chủ và vấn đề dân chủ

trong nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những quan điểm dân chủ của Đảng Cộng

sản Việt Nam với việc xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở

nước ta hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận

4.1. Cơ sở lý luận

Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộngsản Việt

Nam về nhà nước, về xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa của dân,

do dân và vì dân.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được triển khai trong sự vận dụng những nguyên tắc phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Ngoài ra khóa luận còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu

khác nhau như: phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và

tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa...

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận

- Khóa luận đã góp phần phân tích làm rõ những tư tưởng, quan điểm về

dân chủ thành hệ thống và lôgic, chỉ ra những giá trị và đóng góp to lớn về tư

tưởng trong lịch sử tư tưởng nhân loại và những hạn chế về thời đại lịch sử

cần khắc phục.

- Ngoài ra, các giải pháp mà đề tài đã đóng góp sẽ là tài liệu tham khảo

cho việc tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu cho xây dựng và

4

hoàn thiện hơn nữa nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong

những năm tiếp theo.

6. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài được thực

hiện gồm 2 chương (5 tiết).

Chương I: Một số vấn đề chung về dân chủ

Chương II: Tăng cường phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

7. Tổng quan tài liệu

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, vấn đề xây dựng chính quyền

và hoàn thiện mô hình nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân

ở Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng

và nhà nước ta. Vì tính cấp thiết của vấn đề nên trong những năm qua, vấn đề

dân chủ nói riêng, xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nói chung đã

thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và học giả trong và ngoài

nước.

Ở trong nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này cả về

phương diện lý luận và thực tiễn. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình

nghiên cứu, chúng tôi tạm phân chia thành hướng nghiên cứu cơ bản như sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các vấn đề lý luận chung về

dân chủ và nhà nước pháp quyền.

Vấn đề dân chủ và dân chủ trong nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam hiện nay đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhà nhà

khoa học. Trên cơ sở khoa học, các nhà nghiên cứu đã luận giải những khía

cạnh lý luận về dân chủ cũng như yêu cầu thực hiện dân chủ trong nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu như sau:

Trong cuốn “Lý luận về dân chủ và thực hiện dân chủ hóa ở Việt Nam

trong cuông cuộc đổi mới” của Hoàng Chí Bảo, tác giả đã trình bày có hệ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!