Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
948

Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG

PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ

Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Chính trị học

Mã số: 8310201

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGÔ THỊ NGHĨA BÌNH

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất

xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất

kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên

Dƣơng Thị Thúy Hằng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................... 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.............................................. 9

7. Kết cấu của luận văn.................................................................................. 9

Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ

SỞ................................................................................................................10

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƢ TƢỞNG

HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ DÂN CHỦ

VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA............................................. 10

1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ và dân chủ

xã hội chủ nghĩa ....................................................................................... 10

1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng Cộng sản Việt

Nam về dân chủ xã hội chủ nghĩa ............................................................ 22

1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam................................................................................................... 30

1.2. PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VIỆT NAM.................................. 35

1.2.1. Cơ sở và phát huy dân chủ cơ sở.................................................... 35

1.2.2. Căn cứ pháp lý và nội dung thực hiện dân chủ cơ sở ở

Việt Nam .................................................................................................. 40

1.3. VAI TRÕ CỦA PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở VIỆT NAM ....... 50

Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 56

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ

TUY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN...................................................................57

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC

ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở

THÀNH PHỐ TUY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN ............................................. 57

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 57

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................... 59

2.2. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN

DÂN CHỦ CƠ SỞ THÀNH PHỐ TUY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN.............. 63

2.2.1. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh

dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ................................. 63

2.2.2. Những thành tựu trong thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố

Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên............................................................................. 67

2.2.3. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

trong thực hiện dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên........ 82

Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 92

Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở

THÀNH PHỐ TUY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN.........................................94

3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ

CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ TUY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN............................. 94

3.1.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ

trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về

phát huy dân chủ ở cơ sở.......................................................................... 94

3.1.2. Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

phải gắn chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố

quốc phòng an ninh của địa phƣơng ........................................................ 96

3.1.3. Phát huy dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

phải gắn với cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu tham nhũng, lãng

phí, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của ngƣời dân cơ sở.......... 98

3.2. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT HUY DÂN CHỦ

Ở THÀNH PHỐ TUY HÕA, TỈNH PHÖ YÊN.......................................... 99

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò,

nội dung, phƣơng pháp và hình thức thực hiện Quy chế dân chủ và

Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở........................................................................ 99

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong

thực hiện Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố

Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên........................................................................... 103

3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có

trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, quán triệt

phƣơng châm “Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”

trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ..................................................... 109

3.2.4. Nhóm giải pháp tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh, góp phần tăng cƣờng hiệu quả thực hiện Quy

chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh

Phú Yên................................................................................................... 112

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ........................................................................ 117

3.3.1. Đối với Trung ƣơng...................................................................... 117

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Phú Yên ....................................................... 118

3.3.3. Đối với UBND thành phố Tuy Hòa ............................................. 119

Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 120

KẾT LUẬN ................................................................................................................121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................124

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

HĐND : Hội đồng nhân dân

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN

HTCT

: Xã hội chủ nghĩa

: Hệ thống chính trị

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ vụ việc đƣợc giải quyết theo đơn thƣ................................73

Biểu đồ 2.2. Một số tiêu chuẩn xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố Tuy Hòa.80

Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất bình quân theo khu vực năm 2020...............................81

Hình 2.1. Bản đồ hành chính các phƣờng tại thành phố Tuy Hòa ............................59

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Xây

dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một

trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Trong giai

đoạn hiện nay, phát huy dân chủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát

triển nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;

góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nƣớc, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu dân

giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên tinh thần đó, Văn kiện

Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực

tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt phƣơng châm

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hƣởng” [16,

tr.173].

Dân chủ cơ sở là một bƣớc tiến mới trong nhận thức lý luận dân chủ và

dân chủ hóa ở nƣớc ta. Quy chế dân chủ cơ sở ra đời là một quyết định đƣợc

lòng dân và hợp với xu thế phát triển của dân chủ, vừa tăng cƣờng chất lƣợng,

hiệu quả của dân chủ đại diện, vừa mở rộng và đề cao vai trò của dân chủ trực

tiếp để đảm bảo quyền làm chủ trên thực tế của ngƣời dân. Phát huy dân chủ ở

cơ sở là bƣớc tiến mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao chất lƣợng dân chủ đại

diện, đƣa phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vào cuộc

sống ở cơ sở. Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã góp phần

tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự

ở cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng;

năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nƣớc và trách nhiệm đội ngũ

2

cán bộ, công chức; vai trò, uy tín của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam,

các đoàn thể nhân dân.

Thành phố Tuy Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, du lịch, văn hóa và

khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Yên, là một trong những đầu mối giao thông

quan trọng của Miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua nhận thức

sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát huy dân chủ cơ sở, cùng

với nhân dân cả nƣớc, các cấp bộ Đảng và chính quyền tỉnh Phú Yên nói

chung, thành phố Tuy Hòa nói riêng đã triển khai thực hiện Quy chế dân chủ

ở cơ sở; tạo mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, phát

huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Đảng, chính quyền trong

sạch vững mạnh; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn

mới, xây dựng đô thị văn minh… Thực hiện công khai các nội dung để dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, và dân giám sát, kịp thời phát hiện và

ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, vi phạm dân chủ của từng cơ quan, đơn vị;

quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy; tạo động lực thúc đẩy thực hiện

nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng khối

đại đoàn kết toàn dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, phát huy dân chủ cơ sở ở

thành phố Tuy Hòa cũng còn những hạn chế, yếu kém; có lúc, có nơi còn tình

trạng vi phạm dân chủ, gây bức xúc, khiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp, nhƣng

giải quyết chƣa triệt để, nhất là trong thực hiện các chính sách pháp luật.

“Việc phát huy dân chủ cơ sở còn mặt hạn chế, tƣ tƣởng còn nặng nề về

quyền lợi cá nhân, tách rời quyền lợi của cộng đồng, chƣa gắn giữa quyền lợi

và nghĩa vụ, cá biệt có một số ngƣời lợi dụng dân chủ có hành vi vi phạm

pháp luật” [1].Vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng phát huy dân chủ cơ

sở trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đề xuất các giải pháp, kiến

nghị góp phần phát huy dân chủ cơ sở đang đƣợc đặt ra hết sức cấp thiết. Với

các lý do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát huy dân chủ cơ sở ở

3

thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên

ngành Chính trị học.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Dân chủ và phát huy dân chủ cơ sở là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm

của nhiều tác giả. Những năm gần đây đã có nhiều công trình, đề tài khoa

học, luận văn, bài viết... của nhiều tác giả, nghiên cứu, khai thác dƣới nhiều

góc độ khác nhau. Có thể khái quát thành những nhóm tiêu biểu sau:

Thứ nhất, các công trình, bài viết về dân chủ và dân chủ XHCN ở Việt Nam

Đề tài cấp nhà nƣớc “Vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một

đảng lãnh đạo:Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp” của PGS.TS. Bùi

Nguyên Khánh, Mã số: KX.04.07/16-20 đã phân tích những vấn đề lý luận và

thực tiễn về phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng lãnh đạo xây dựng

Nhà nƣớc pháp quyền, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội

nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận chứng và cung cấp các

cơ sở khoa học cho việc xây dựng các văn kiện đại hội XIII của Đảng cộng

sản Việt Nam.

Luận án Tiến sĩ, “Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở

Việt Nam hiện nay”, Mã số: 62 38 01 01, 2016 của Nguyễn Tiến Thành. Tác

giả đã đánh giá thực trạng cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ ở cơ sở, xác định

nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế và đề ra các giải pháp tiếp tục hoàn thiện

cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Luận văn Thạc sĩ Triết học, “Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ với

việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Một, Mã số: 60 22

03 01, 2017. Trên cơ sở hệ thống các nội dung dân chủ theo tƣ tƣởng của

V.I.Lênin, tác giả đề xuất các giải pháp vận dụng tƣ tƣởng của V.I.Lênin

trong phát huy dân chủ ở Việt Nam trong hiện nay.

Bài viết của PGS.TS. Mai Hải Oanh “Phát huy dân chủ xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay”đăng trên tạp chí Cộng sản điện tử ngày 21/8/2020.

4

Tác giả đã khái quát quan niệm chung về dân chủ, nêu ra nội dung cơ bản của

dân chủ XHCN. đồng thời khẳng định thực hiện dân chủ là yêu cầu nhất quán

của Đảng cộng sản Việt Nam, phát huy quyền dân chủ của nhân dân là mục

tiêu, động lực của sự phát triển đất nƣớc.

Bài viết “Một số giải pháp phát huy dân chủ cơ sở”, đăng trên Tạp chí

Tổ chức Nhà nƣớc ngày 29/09/2017 của TS. Lƣu Ngọc Tố Tâm - Học viện

Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở nêu ra những tồn tại, hạn chế của tình

hình thực hiện dân chủ cơ sở, tác giả đƣa ra một số kiến nghị và giải pháp

nhằm phát huy dân chủ cơ sở hiện nay.

TS. Nguyễn Đình Quyền với bài viết “Những vấn đề lý luận và thực

tiễn về dân chủ, dân chủ ở xã, phường, thị trấn và đơn vị sự nghiệp công

lập”, đăng trên cổng thông tin điện tử, Sở nội vụ Bắc Giang, ngày

02/10/2019. Bài viết khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ,

về dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn và trong đơn vị sự nghiệp công lập cả về kết

quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, bất cập trong thời gian qua. Từ đó

khẳng định việc tiếp tục nghiên cứu lý luận và thực tiễn để xây dựng, ban

hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là một yêu cầu khách quan nhằm thể chế

hóa chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát huy dân chủ XHCN

và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

Tác giả Ngô Văn Sỹ với bài “Nhìn lại hơn 20 năm thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở”, bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày

10/02/2021, Học viện chính trị, Bộ Quốc Phòng. Tác giả đã nêu lên bối cảnh

ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, “Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ

ở cơ sở” và nêu lên một số kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, nguyên

nhân yếu kém, khuyết điểm cần khắc phục, đồng thời đƣa ra một số nhiệm vụ

trọng tâm trong thời gian tới để phát huy dân chủ cơ sở.

Thứ hai, các công trình, bài viết về dân chủ và dân chủ cơ sở tại các

tỉnh, thành ở Việt Nam

5

Tác giả Nguyễn Văn Vƣơng, Thực hiện pháp lệnh dân chủ xã phường,

thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay (2020),

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành CNXH khoa học. Trên cơ sở phân tích làm rõ

một số vấn đề lý luận, thực tiễn, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng,

thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên, luận án đề xuất

các quan điểm và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả triển khai thực hiện pháp

lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực

Tây nguyên giai đoạn 2020 - 2025.

Luận văn Thạc sĩ Triết học, “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên

địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay”(2010) của Dƣơng Thị Khánh Ly. Tác giả

khảo sát, phân tích một số vấn đề về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trên

địa bàn tình Ninh Bình hiện nay; đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hơn nữa hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong

những năm tới.

Tác giả Trần Thanh Ca, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của phường

Bình Thọ, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” (2018), Luận văn Thạc

sĩ Chính trị học. Đề tài phân tích, khái quát một số vấn đề lý luận của việc

thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ

ở cơ sở của phƣờng Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó,

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ

ở cơ sở tại phƣờng Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Phan Thanh Đoài với bài viết Nghệ An thực hiện "Phát huy

dân chủ đối với nhân dân hơn nữa" theo tinh thần Bức thư Bác Hồ gửi Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An ngày 21/7/1969 [39]. Tác giả đã ca ngợi

những nỗ lực và phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân dân tỉnh Nghệ An đã

đoàn kết, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu để xây dựng và phát triển, từng

bƣớc trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ, tạo nên

bức tranh nhiều màu sắc trên quê hƣơng, đất nƣớc chúng ta. Bên cạnh đó bài

6

viết còn đƣa ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy tốt dân chủ sẽ khơi

dậy đƣợc sức mạnh tiềm tàng và vô tận trong nhân dân.

Bài viết “Một số giải pháp thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường,

thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” của tác giả Lê Yên [40]. Bài viết không

chỉ tổng kết những thành tựu, hạn chế sau 5 năm triển khai và thực hiện Kết

luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục

đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở” tại tỉnh Quảng Trị mà còn nêu lên những giải pháp cần có

để giải quyết những vƣớng mắc trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở

xã, phƣờng, thị trấn trong thời gian tới.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu, bài viết về dân chủ và dân chủ cơ sở

ở tỉnh Phú Yên

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

của Lê Chăm Thƣ, “Thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn của huyện Sơn Hòa,

tỉnh Phú Yên” (2017). Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp

luật về dân chủ ở xã, thị trấn; tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện dân

chủ cơ sở ở huyện Sơn Hòa, đề xuất các định hƣớng, giải pháp tăng cƣờng

dân chủ ở xã, thị trấn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

Tác giả Châu Thị Hiếu, “Xây dựng hệ thống chính trị nhằm phát huy

dân chủ ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn hiện nay”(2011), Khóa

luận tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục chính trị. Từ việc hệ thống những vấn

đề lý luận chung về hệ thống chính trị (HTCT) và HTCT cơ sở ở huyện Đông

Hòa; tác giả đã phân tích tổ chức hoạt động của HTCT cơ sở ở huyện Đông

Hòa, chỉ ra nguyên nhân và nêu ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm xây

dựng HTCT cơ sở ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Bài viết,“Đảng bộ huyện Sông Hinh phát huy dân chủ cơ sở” của Văn

Thùy [41]. Tác giả khẳng định nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của

toàn Đảng bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW ngày

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!