Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát hiện đoạn gen eip18 của chủng Edwardsiella ictaluri ATCC 33202 bằng phƣơng pháp LAMP (Loop mediated isothermal amplifications
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
…………..o0o…………..
Lê Nguyễn Nguyên Hạ
PHÁT HIỆN ĐOẠN GEN ELIP 18 CỦA CHỦNG
Edwarasiella ictaluri ATCC 33202 BẰNG PHƯƠNG PHÁP
LAMP (Loop – mediated isothermal amplification)
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60.42.40
LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG NAM HẢI
Hà Nội, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
…………..o0o…………..
Lê Nguyễn Nguyên Hạ
PHÁT HIỆN ĐOẠN GEN ELIP 18 CỦA CHỦNG
Edwarasiella ictaluri ATCC 33202 BẰNG PHƯƠNG PHÁP
LAMP (Loop – mediated isothermal amplification)
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60.42.40
LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG NAM HẢI
Hà Nội, 2010
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây nghề nuôi cá tra đang phát triển rất
nhanh với quy mô lớn tại một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long nhƣ An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang với mục đích xuất khẩu sang các nƣớc
nhƣ Mỹ và Châu Âu. Việc thâm canh hóa trong nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus), đặc biệt là nuôi với mật độ cao và chƣa có những biện pháp quản
lý dịch bệnh hợp lý đã làm cho dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên hơn và gây thiệt hại
nhiều hơn. Một trong những bệnh truyền nhiễm đã và đang gây thiệt hại nghiêm
trọng đến năng suất và sản lƣợng cá nuôi là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây nên. Tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng 61%,
nhƣng tỷ lệ chết đến 60 - 80%, làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.
Hiện nay chƣa có vaccine phòng bệnh này một cách hiệu quả, do đó việc
phát hiện sớm tác nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong phòng chống, kiểm
soát và điều trị bệnh cho cá, ao nuôi nhằm hạn chế tối thiểu thiệt hại về kinh tế cho
bà con. Thông thƣờng, để phát hiện một tác nhân gây bệnh bằng phƣơng pháp vi
sinh trong phòng thí nghiệm thƣờng mất từ 3 đến 7 ngày, đối với phƣơng pháp PCR
truyền thống có thể từ 3 đến 4 giờ, đối với phƣơng pháp ELISA có thể từ 1 đến 2
ngày. Các phƣơng pháp này không nhanh nhạy, lại khó thao tác, phức tạp và có chi
phí cao. Trong khi đó, LAMP là một phƣơng pháp chẩn đoán mới, nhanh nhạy, phát
hiện chính xác tác nhân gây bệnh với khả năng ứng dụng nhanh bên ngoài phòng thí
nghiệm. Đứng trƣớc tình hình đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Phát hiện đoạn gen
eip18 của chủng Edwardsiella ictaluri ATCC 33202 bằng phƣơng pháp LAMP
(Loop mediated isothermal amplifications)” với mục đích xây dựng phƣơng pháp
để phát triển hƣớng tạo kit phát hiện một số tác nhân gây bệnh.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 VI KHUẨN Edwardsiella
Edwardsiella là một trong những chi mới thuộc họ Enterobacteriaceae, lần
đầu tiên đƣợc phân lập và phân loại bởi nhà khoa học ngƣời Mỹ P.R Edwards
(1901-1966) [16, 28]. Chi Edwardsiella gồm 3 loài: E. tarda, E. ictaluri, E.
hoshinae, trong đó E. ictaluri đƣợc tìm thấy muộn nhất. Chi Edwardsiella mang các
đặc điểm điển hình của họ Enterobacteriaceae: vi khuẩn Gram âm, hình que thẳng,
nhỏ, kích thƣớc 1 × 2 - 3 µm, không hình thành bào tử, không di động hoặc di động
bằng tiên mao, hô hấp kị khí tùy tiện. Kích thƣớc khuẩn lạc trên môi trƣờng cơ sở
sau 24 giờ nuôi cấy rất nhỏ chỉ từ 0,5 đến 1 mm) [12, 32].
Hình 1.1. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri soi dƣới kính hiển vi điện tử (A) và
nhuộm Gram (B) (http://www.micro-gen.ouhsc.edu)
Nhiệt độ sinh trƣởng tối ƣu của chi Edwardsiella là 370C, trừ E. ictaluri, phát
triển ở nhiệt độ thấp hơn 28-30oC. Trong quá trình tăng trƣởng cần bổ sung
nicotinamide và acid amin, khử nitrat thành nitrit. Lên men D-glucose cho sản phẩm
là các acid và các khí thông thƣờng khác. Ngoài ra còn có thể lên men một số
carbohydrate khác nhƣng không lên men đƣợc nhiều nhƣ các chi khác thuộc họ
Enterobacteriaceae. Vi khuẩn thƣờng phân lập đƣợc từ các loài cá sông, các loài
động vật máu lạnh và môi trƣờng sống của chúng, đặc biệt là nƣớc ngọt. Chúng gây
bệnh cho cả động vật máu nóng nhƣ: chó, lợn, bò, khỉ, chuột, chồn hôi, sƣ tử biển…
nhƣng vai trò gây bệnh ở các đối tƣợng này chƣa đƣợc biết đến nhiều. Hầu hết
ngƣởi ta chỉ quan tâm đến tác hại gây bệnh của vi khuẩn thuộc chi này trên cá, đặc
A B
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biệt là cá da trơn do mức độ nguy hiểm về khả năng bùng phát thành dịch với mức
độ thiệt hại về kinh tế khá lớn [12].
Vi khuẩn thuộc chi Edwardsiella có khả năng đ ề kháng v ới colistin và
polimycin B nhƣng lại khá nhạy cảm với mộ t số tác nhân kháng vi sinh vật thông
thƣờng nhƣ penicillin G , ampicillin, carbenicillin, streptomycin, kanamycin,
gentamicin, tetracycline, chloramphenicol, cephalosporins, sulfadiazine, exceptions
và nalidixic acid [7, 12]. Tuy nhiên, Waltman và đtg (1986) đã báo cáo về khả năng
kháng mạnh các hợp chất lƣu huỳnh, streptomycin và methicillin bằng phƣơng pháp
khuếch tán trên đĩ a thạch, nhƣ̃ng khác biệt này cũng có thể là do sƣ̣ khác biệt về
nguồn phân lập vi khuẩn.
E. tarda có thể gây ra sự bùng phát bệnh xuất huyết trong ao nuôi cá chình
hay bệnh thối rữa khí thũng ở cá da trơn và nhiễm trùng cơ hội ở ngƣời [22]. Các
báo cáo này cho thấy E. tarda gây ra bùng phát ổ dịch trong hàng loạt các ao nuôi.
E. tarda thƣờng đƣợc phân lập từ cá hồi và các loài cá khác ở Tây bắc Thái Bình
Dƣơng của Hoa Kỳ và cũng đƣợc khẳng định là nguyên nhân gây bệnh trên cá hồi,
cá bẹ và cá hồi cầu vồng cũng nhƣ là cá da trơn [12].
Theo báo cáo của Grimont và cộng sự năm 1980, môi trƣờng sống của E.
hoshinae đƣợc biết đến hiện nay bao gồm các loài bò sát, chim và nƣớc. Mặt dù có
hai trong số các nghiên cứu của họ đƣợc phân lập từ phân con ngƣời nhƣng những
ngƣời này không bị bệnh nên không có bằng chứng để khẳng định E. hoshinae gây
ra bệnh tiêu chảy cho ngƣời. Một loài khác của Edwardsiella là E. ictaluri đƣợc cho
là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng huyết cấp tính trên cá da trơn. Từ khi công bố đầu
tiên của Hawke và đtg (1981), bệnh này đã trở thành một vấn đề rất trầm trọng của
ngành nuôi cá da trơn trong vùng đông nam Hoa Kỳ. Shott và đtg (1986) cho rằng
bệnh sinh của E. ictaluri có thể đƣợc truyền thông qua nhiễm trùng đƣờng tiêu hóa.
Viêm ruột gây nhiễm trùng máu do E. ictaluri gây ra khi nhiệt độ môi trƣờng từ 22-
28oC, và tiến triển nhanh chóng, kết quả là tỷ lệ tử vong tăng lên đáng kể [18].
Nhiệt độ tối ƣu cho sự phát triển của E. ictaluri trong phòng thí nghiệm là từ
25 - 30oC và nhiệt độ cho bệnh bắt đầu xuất hiện ở ngoài môi trƣờng là khoảng 22 -