Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phật giáo trong tác phẩm “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” của Hồ Anh Thái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phùng Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 161 - 168
161
PHẬT GIÁO TRONG TÁC PHẨM “ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI VÀ TÔI”
CỦA HỒ ANH THÁI
Phùng Phương Nga*
, Nguyễn Thị Thu Thảo
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hồ Anh Thái là nhà văn đương đại có sự quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ông về đề tài này là tiểu thuyết: Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Đây là tiểu
thuyết đầu tiên (ở Việt Nam) về hình ảnh Đức Phật, dấu ấn Phật giáo trong tác phẩm không chỉ
được ghi nhận bằng sự xuất hiện của người nhà Phật, của hình ảnh Phật, ngôn từ đậm chất Phật,
giáo lý nhà Phật qua từng câu chuyện mà hơn thế tác giả còn có sự đối thoại với lịch sử Phật giáo,
giải thiêng hình ảnh Đức Phật qua sự sinh thành, nhập cõi, qua những tình cảm, rung động đầy yêu
thương của một “người trần mắt thịt”. Sự phối trộn nguồn sử liệu, truyền thuyết với sự hư cấu của
tiểu thuyết là một thách thức lớn đã được Hồ Anh Thái vượt ải thành công.
Từ khóa: Hồ Anh Thái, Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Phật giáo, dấu ấn, vô minh.
Phật giáo một trong những tôn giáo chính của
Ấn Độ ra đời cách đây hơn 2500 năm. Người
sáng lập ra Phật giáo là Đức Thích Ca Mô Ni
- một hoàng tử thuộc đẳng cấp thứ hai trong
xã hội. Sự ảnh hưởng của Phật giáo mạnh mẽ
trên khu vực toàn thế giới, lan tỏa tới các
miền đất xa xôi, biến đổi cho phù hợp với hệ
thống tư tưởng của từng đất nước. Phật giáo
vào Việt Nam từ lâu, bằng nhiều con đường
khác nhau. Phật giáo có ảnh hưởng tới mọi
mặt đời sống của người dân Việt Nam, đặc
biệt là văn học – từ dân gian cho đến đương
đại. Hồ Anh Thái là một nhà văn đương đại
tiêu biểu đặc biệt quan tâm đến Phật giáo. Sau
nhiều năm nghiên cứu ở Ấn Độ về tôn giáo và
văn hóa, Phật giáo trở thành nguồn cảm hứng
chính cho các tác phẩm của ông. Một số
truyện ngắn đáng chú ý của Hồ Anh Thái viết
về Ấn Độ và tôn giáo ở Ấn Độ như: Người
Ấn, Lá quốc thư, Người đứng một chân… Đặc
biệt, tiểu thuyết mang tính tôn giáo sâu sắc
không thể không nói tới là Đức Phật, nàng
Savitri và tôi. Tác phẩm mang đến “không
gian Phật giáo đậm đặc” từ nhân vật cõi Phật
đến tinh thần nhà Phật, quan điểm giáo lý của
Phật. Tuy nhiên, Hồ Anh Thái không nhằm
xây dựng một cuốn sử về Phật mà đưa lại
những góc nhìn mới mẻ về con người và giáo
lý lâu nay đã được phủ mờ bởi những huyền
thoại bằng sự giải thiêng và đối thoại.*
*
Tel: 0915141514. Email: [email protected]
CON NGƯỜI VÀ LINH HỒN CỦA PHẬT
Nhân vật
Đức Phật
Tinh thần Phật giáo được thể hiện trước tiên
thông qua hình ảnh Đức Phật. Đây là nhân
vật có thật trong lịch sử, tuy nhiên chính sự
tôn sùng tôn giáo đã che khuất tính lịch sử
của hình ảnh Đức Phật. Mong muốn có một
cái nhìn chân thực, sinh động, Hồ Anh Thái
đã “tái tạo” một sự sinh thành Đức Phật đầy
gần gũi.
Đức Phật trong tác phẩm là một chàng
hoàng tử bình thường, có tên tuổi, địa vị xã
hội đã trải qua nhiều phương cách và cuộc
sống của một con người để tìm ra chân lý
của cuộc sống, cứu vớt chúng sinh khỏi bể
khổ trầm luân. Ông là Người Giác Ngộ, nhà
hiền triết chứ không phải một vị Phật quảng
đại thần thông. Siddhattha – Đức Phật trở
thành một Đấng Giác Ngộ bởi ông có trái
tim rộng lớn có sức chứa vô bờ bến, trong
trái tim đó không có sự loại trừ mà chỉ có
hóa giải và bao dung.
Xung quanh Siddhattha tỏa ra ánh sáng, thứ
ánh sáng mà so với những người Ấn Độ cũng
coi như tỏa hào quang có thể giác ngộ với cả
những người đã từng gây ra tai họa. Ở Đức
Phật, tình yêu đồng nghĩa với việc kiếm tìm
chân lý cho những kiếp người đang chìm
trong cõi vô minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn