Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay.
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
814.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1764

Đạo hiếu trong phật giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO VÀ VIỆC

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ LÒNG HIẾU THẢO

CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Trần Ngọc Ánh

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Cam

Lớp : 10SGC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi

đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa

Giáo Dục Chính Trị - trường ĐHSP – ĐHĐN.

Để khóa luận được hoàn thành như ngày hôm nay, trước hết, tôi xin chân

thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo Dục Chính Trị - trường ĐHSP –

ĐHĐN, khoa Lý luận Chính trị trường Đai học Kinh tế - ĐHĐN.

Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Trần Ngọc Ánh đã tận tình hướng dẫn, động

viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn

bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, mặc dù có

nhiều cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự

góp ý quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2014.

Sinh viên

Phan Thị Cam

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 8

5. Bố cục đề tài.................................................................................................. 8

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 8

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10

CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ ĐẠO HIẾU............ 10

1.1. Vài nét về triết học Phật giáo ................................................................... 10

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo..................................... 10

1.1.2. Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo .................................... 12

1.1.3. Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam............................ 17

1.2. Chữ Hiếu trong Phật giáo......................................................................... 19

1.2.1. Kinh Vu lan Bồn ................................................................................... 20

1.2.2. Kinh báo ân cha mẹ............................................................................... 23

1.2.3. Một số kinh khác................................................................................... 30

1.2.4. Đánh giá quan niệm về chữ Hiếu trong Phật giáo ................................ 32

CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG CHỮ HIẾU CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆC

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ LÒNG HIẾU THẢO CHO THẾ HỆ

TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY. ..................................................................... 36

2.1. Đạo hiếu và vai trò của đạo hiếu trong đời sống gia đình ...................... 36

2.1.1. Khái niệm về lòng Hiếu thảo và một số quan niệm về chữ Hiếu trong

lịch sử. ............................................................................................................. 36

2.1.2. Bản chất và vai trò của đạo Hiếu .......................................................... 53

4

2.2. Giáo dục nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam

hiện nay. .......................................................................................................... 55

2.2.1. Thực trạng việc nhận thức và hành động về đạo hiếu của thế hệ trẻ Việt

Nam hiện nay. ................................................................................................. 55

2.2.2. Một số giải pháp nhằm việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho

thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay........................................................................... 59

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75

5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước phương Đông, nơi mà tôn giáo có ảnh hưởng rất

lớn đến đời sống văn hóa, tác động mạnh mẽ đến nếp sống tinh thần, thói

quen, suy nghĩ của con người và xã hội.Trong các tôn giáo đó thì Phật giáo -

một trong những tôn giáo lớn của thế giới đã du nhập vào nước ta từ rất sớm

và trở thành tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam. Đất nước ta

đang trong công cuộc xây dựng quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa

Mác-Lênin là tư tưởng chủ đạo,ngọn đèn dẫn đường,vũ khí lý luận. Cùng với

đó, Phật giáo là lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng, ngoài việc nghiên cứu

giáo lý, kinh điển, lịch sử của Phật giáo còn đề cập đến các lĩnh vực như triết

học, văn học, khảo cổ, tâm lý học, xã hội học… Phật học đã trở thành một

trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội. Phật giáo

phát triển, truyền bá ở nước ta gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư

tưởng đạo đức con người và sự tồn tại, phát triển của Nhà nước Việt Nam. Vì

vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng ta không thể không đề cập đến Phật giáo

đặc biệt là những quan niệm của phật giáo về đạo hiếu.

Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh

pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không

thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Hiếu thảo với cha mẹ là một

đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như là một nền

tảng của mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc

cho cá nhân, gia đình và xã hội. Hiếu là chất liệu cho cuộc sống, là hương

thơm cho đời, là hành trang vô giá và không thể thiếu vắng ở bất kỳ người

nào. Hiếu phản ánh đời sống văn hóa và đạo đức của xã hội. Hiếu phân định

6

nhân cách, tri thức của con người. Hiếu là chất liệu sống muôn thuở. Nói đến

hiếu là nói đến cái gì cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất đối với mọi người. Hiếu

có vai trò quan trọng trọng, là một mặt không thể thiếu đối với sự hình thành

nhân cách của con người.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước các gia đình

Việt Nam đang có bước chuyển mình từ mô hình gia đình truyền thống tam,

tứ đại đồng đường sang mô hình gia đình hạt nhân, vấn đề các giá trị đạo đức

gia đình rất cần thiết được đặt ra để xem xét. Bên cạnh những tấm gương về

lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, cũng như sự hi sinh lớn lao của các

đấng sinh thành cho con cái, thì đâu đó vẫn thấy cảnh con cái bất hiếu, ngược

đãi, thậm chí cướp đi sinh mạng của chính cha mẹ mình. Đó thực sự là hồi

chuông cảnh thức cho những người làm cha, làm mẹ, những đứa con và

những người làm công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên chính là sự nhận thức chưa đúng

đắn, chưa thấu đáo và sâu sắc về chữ hiếu và lòng hiếu thảo của thế hệ trẻ nên

đã có những hành vi đi ngược lại với các nguyên tắc của chữ Hiếu.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Đạo hiếu trong Phật

giáo và việc nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam

hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài: Thông qua việc nghiên cứu những kinh điển của

Phật giáo về Hiếu hạnh làm cơ sở giáo dục nâng cao nhận thức về lòng hiếu

thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

+ Làm rõ những nội dung cơ bản của Phật giáo về đạo Hiếu và vai trò

của đạo hiếu trong đời sống gia đình.

7

+ Tìm hiểu thực trạng việc nhận thức về đạo hiếu và đưa ra một số giải

pháp nhằm nâng cao nhận thức về lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ Việt Nam

hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!