Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đạo hiếu trong lịch sử tư tưởng việt nam thời phong kiến.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Đạo hiếu trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam thời phong kiến
Đinh Thị Giang1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Email:
Nhận ngày 30 tháng 8 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2018.
Tóm tắt: Đạo hiếu trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thời phong kiến được trình bày qua các tác phẩm
như Lý hoặc Luận (Mâu Tử), Lục độ tập kinh (Khương Tăng Hội), Gia huấn ca (Nguyễn Trãi), Hành
tham quan gia huấn (Bùi Huy Bích), Lê triều hình luật, và nhiều tác phẩm khác. Theo các tác phẩm
đó, đạo hiếu là nhân cách của con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị đạo đức xã hội cao quý
của con người; kẻ bất hiếu là xấu xa nhất, có tội danh trong pháp luật. Đạo hiếu là đạo lý tốt đẹp của
người Việt Nam, giúp hình thành nên một phần nhân cách của người Việt Nam.
Từ khóa: Đạo hiếu, Phật giáo, Việt Nam.
Chuyên ngành: Triết học
Abstract: Filial piety in the history of the Vietnamese thought in the feudal period was presented in
works such as Ly hoac luan (Mau Tu), Luc do tap kinh (Khuong Tang Hoi), Gia huan ca (Nguyen
Trai), Hanh tham quan gia huan (Bui Huy Bich), Le trieu hinh luat, etc. According to the works,
filial piety is the root of human relationships and morals, and a quality and the noble social virtue of
man; a man without the piety is the most vicious and guilty towards law. Filial piety is a fine ethical
value of the Vietnamese people, which helps form a part of their character.
Keywords: Filial piety, Buddhism, Vietnam.
Subject classification: Philosophy
1. Mở đầu
Đạo hiếu như “biển rộng mênh mông bao
la bát ngát, nơi bao chứa tất cả các dòng
sông dù trong hay đục”. Trong cuộc sống,
ai hướng thiện, hướng tới cái tâm bao la
bát ngát như biển cả thì người đó tiến dần