Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
7.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1694

Pháp luật và thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải ứng dụng công nghệ thông tin

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

PHẠM THỊ CẨM VÂN

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

PHẠM THỊ CẨM VÂN

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. DƯ NGỌC BÍCH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: PHẠM THỊ CẨM VÂN

Ngày sinh: 13/05/1994 Nơi sinh: Kiên Giang

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã học viên: 1883801070045

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho

Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống

thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Phạm Thị Cẩm Vân

ceNG noa xA ngI cnu Ncnia vIET NAM

E6c lflp - Tu do - Hanh phrflc

f rrfN cHo pHrp sAo vp l,udN vAN rn4c si

cu,t cIANG vttN HtIol{c nAN

Giing viOn hudng d5n: PGS. TS. DuNggc Bich.

Hqc viOn thgc hiQn: Ph4m Th! Cfim Vfln... ... ...Lcrp: MLAW018A...

Ngiy sinh: 13i0511994. ...Noi sinh: Ki6n Giang.

TCn d0 tdi: "Phip lu$t vir thqc ti6n ho4t ilQng cung ftng dich vg v$n tii tfrng dUng

cdng nghQ th6ng tin". "\

Y men cira gi6o vi6n hu6ng ddn vO viQc cho phdp hqc vi6n Ph4m Thi Cim Vfln dugc

bio vQ luQn vln tru6c HQi d6ng:

Thdnh ph| HO Chi Minh, ngdy 29 rhdng 08 ndm 2022

Ngudi nh$n x6t

Ir

Du Ngoc Bich

.t

:r{^4ef trr,,1. 1aikk+q W\ /#*-yxfr\ qVh ".'I-* fi;I du:l- l (

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật và thực tiễn hoạt động cung ứng

dịch vụ vận tải ứng dụng công nghệ thông tin” là bài nghiên cứu của cá nhân

tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong

luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác./.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 08 năm 2022

Tác giả

Phạm Thị Cẩm Vân

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô của Khoa Sau

Đại học - Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn,

giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho truyền đạt những kiến thức bổ ích

trong thời gian vừa qua tại trường.

Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS. Ts. Dư Ngọc

Bích - Người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn vừa đưa ra nhiều ý kiến

quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn. Những kinh

nghiệm trong thực tiễn cũng như kiến thức chuyên môn mà Cô đã truyền đạt

không chỉ giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn mà còn là nguồn kiến thức quý báu

giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc và cuộc sống sau này.

Mặc dù cố gắng hoàn thành đề tài, song do sự hạn chế về kiến thức, kinh

nghiệm, cũng như chưa kịp lĩnh hội được hết những gì thầy cô truyền đạt, nên

kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy

được. Tác giả rất mong nhận được những góp ý, nhận xét quý báu của các Thầy,

Cô để luận văn được hoàn chỉnh.

Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý!

iii

TÓM TẮT

Trong khi nền kinh tế thị trường đang phát triển một cách mạnh mẽ, thì

sự xuất hiện của dịch vụ vận tải công nghệ trong những năm gần đây, đã gây ra

một sự thay đổi không hề nhỏ trong mạng lưới vận chuyển hành khách. Dịch vụ

vận tải công nghệ đã đem lại một trải nghiệm hết sức tích cực, hoàn toàn mới

cho người dùng và đội ngũ lái xe, bên cạnh đó nó cũng tạo ra sự cạnh tranh và

sức ép cần thiết lên các doanh nghiệp dịch vụ vận tải truyền thống. Sự xuất hiện

và bùng nổ khó kiểm soát của những tài xế công nghệ cao, đã khiến các loại

hình vận tải truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới quản lý nhà

nước Việt Nam ở một mặt nhất định.

Bằng phương pháp như phân tích, tổng hợp; lịch sử; so sánh, đề tài “Pháp

luật và thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải ứng dụng công nghệ

thông tin ” đã khái quát được thực tiễn hoạt động và phát triển loại hình dịch

vụ vận tải công nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá được ưu nhược

điểm của loại hình dịch vụ này, chỉ ra được những ưu điểm và những bất cập

trong các văn bản quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý loại hình dịch vụ

vận tải công nghệ trong giai đoạn thí điểm và giai đoạn sau khi có nghị định

10/2020/NĐ-CP, đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện quy định pháp

luật về dịch vụ vận tải công nghệ tại Việt Nam.

Dịch vụ vận tải công nghệ đã mang đến cho người tiêu dùng và thị trường

vận tải nhiều lợi ích là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của

dịch vụ vận tải công nghệ cũng đã và đang để lại nhiều bất cập, từ phân tích

những bất cập cụ thể tác giả đã đưa ra một vài đề xuất kiến nghị như: cơ quan

có thẩm quyền cần xây dựng một hệ thống máy chủ có liên kết trực tiếp với hệ thống

xử lí thông tin của các công ty; Nhà nước cũng cần triển khai việc thu thuế điện tử

trực tiếp, đối với mỗi cuốc xe mà khách hàng đã chi trả, hệ thống máy chủ của cơ

quan có thẩm quyền sẽ tự động tính thuế hoặc trừ trực tiếp ở tài khoản ngân hàng

của doanh nghiệp và chuyển vào ngân sách Nhà nước; Khuyến khích các doanh

iv

nghiệp dịch vụ vận tải truyền thống nhanh chóng phát triển hình thức đặt xe qua ứng

dụng điện tử; vai trò của hợp tác xã đối với hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ

không có ý nghĩa, do đó tác giả đề xuất bỏ hợp tác xã trong hoạt động dịch vụ vận

tải công nghệ, nếu đưa hợp tác xã vào không những làm khó cho nhà nước, mà sự

xuất hiện vai trò của hợp tác xã còn làm khó cho các công ty công nghệ; Tăng cường

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và tài xế taxi công nghệ; Quy

định rõ trách nhiệm giữa các bên trong dịch vụ vận tải công nghệ, trách nhiệm của

các cơ quan nhà nước trong quản lý đối với dịch vụ vận tải công nghệ; Bổ sung,

hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách về tạo lập môi trường kinh doanh và

cạnh tranh bình đẳng giữa dịch vụ vận tải công nghệ và dịch vụ vận tải truyền thống,

giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh

chia sẻ trên thị trường trong nước.

v

ABSTRACT

While the market economy is strongly developing, the appearance of

technology transport service has recently brought the significant change to the

network of passenger transport. Technology transport service has positive

experience and new to customers and drivers, it creates necessary

competitiveness and pressure traditional technology transport corporations. The

emergence of it has difficulty controlling hi-tech drivers which has seriously

affected the management of Vietnamese government in a certain way.

By measurements such as analysis, synthesis, history and comparison, the

topic of “Laws and Practice of providing transportation services applying

information technology”, has shown the practice of mechanism and development

of technology taxi transport services in Vietnam recently, access advantages and

disadvantages of these services, demonstrate the benefits and drawbacks of

relevant legal framework to management of technology taxi transport during

practice and after 10/2020/ND-CP, the proposal of solutions to improve legal

framework of technology taxi transport service in Vietnam.

Technology transport service has brought a lot of benefits to consumers

and transport markets. However, the emergence of it has left drawbacks, from

analysis of drawbacks, I made some recommendations: the authority needs to

build a server that directly connects to company’s information processing

system, the government also needs to implement directly electronic tax

collection. When customers pay for each ride, the authority’s server will

automatically calculate tax, or directly deduct the company’s bank account and

transfer to the government’s budget. Encouraging traditional transport

businesses to develop car booking via app. I realize the role of transport

cooperatives to technology transport services is not meaningful. I propose to

repeal technology transport cooperatives if we introduce cooperatives not only

makes it difficult for the government, but also technology companies. Strengthen

vi

customer and driver’s interests and legitimate rights. Improving relevant legal

framework, clearly explain the responsibilities between parties in technology

transport service, the responsibilities of government to technology transport

service. Strengthening cooperation, improving management effectiveness,

controlling activities of technology transport service unit and specialized unit

with relevant agencies. Continuing to supplement, complete legal framework,

policy on creating environment business and equal competitiveness between

traditional and technology transport service, domestic and international business

that share business in domestic market.

vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii

TÓM TẮT................................................................................................................. iii

MỤC LỤC................................................................................................................vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài..................................................................................2

3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................6

4. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................................6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................6

5.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................6

5.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................6

6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................7

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................7

7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................7

7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................................................7

8. Kết cấu dự kiến của luận văn ...............................................................................7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ

VẬN TẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...........................................9

1.1. Cơ chế hoạt động, ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ vận tải công

nghệ………………………………………………………………………………. 9

1.1.1. Cơ chế hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ................................................9

1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ

...................................................................................................................................13

1.2 So sánh cơ chế hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ và dịch vụ vận tải truyền

thống .........................................................................................................................21

1.3 Những tác động đến lợi ích của các bên liên quan của hoạt động dịch vụ vận

tải công nghệ ............................................................................................................25

1.3.1 Đối với tài xế ..................................................................................................25

1.3.2 Đối với khách hàng ........................................................................................26

1.3.3 Đối với quản lý nhà nước ..............................................................................28

1.3.4 Đối với các hãng taxi truyền thống ..............................................................35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................38

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH

VỤ VẬN TẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ..................................39

2.1. Pháp luật và thực tiễn hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ ........................39

viii

2.1.1. Pháp luật và thực tiễn hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ trong giai đoạn

thí điểm.....................................................................................................................39

2.1.2 Pháp luật và thực tiễn hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải ứng dụng công

nghệ thông tin từ khi Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ban hành ...........................53

2.2. Quản lý loại hình dịch vụ vận tải công nghệ tại một số quốc gia................76

2.2.1. Singapore .......................................................................................................76

2.2.2. Malaysia .........................................................................................................81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................85

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG

CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................96

KẾT LUẬN ..............................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................100

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EU: Liên Minh Châu Âu;

ECJ: Tòa Công lý Châu Âu;

Bộ GTVT: Bộ giao thông vận tải;

Thuế TNCN: Thuế thu nhập cá nhân;

LTA: Cơ quan Giao thông đường bộ;

SPAD: Công cộng Đường bộ Malaysia;

RTD: Cục Giao thông Đường bộ Malaysia;

Elite: Một hiệp hội taxi ở Barcelona (Tây Ban Nha);

Tòa Thương mại số 3: Tòa Thương mại số 3, Barcelona, Tây Ban Nha;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!