Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
646.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1229

Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN GIA THIỆN

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THANH TOÁN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế, Mã số:

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN GIA THIỆN

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THANH TOÁN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế, Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thủy

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ đã được hoàn thành nhờ sự truyền đạt kiến thức của quý Thầy

Cô trong suốt quá trình học cao học. Tôi xin được gửi đến quý Thầy Cô lời tri ân

chân thành và sâu sắc nhất.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy, Cô đã tận tình hướng dẫn

tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Chính nhờ sự tận tình hướng dẫn của Cô

đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành luận văn một cách trọn vẹn.

\

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động

bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại” này là kết quả của quá trình nghiên

cứu do chính tôi thực hiện.

Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực và đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung được trình bày trong luận

văn này.

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN

VÀ PHÁP LUẬT BẢO LÃNH THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI 5

1.1. Khái quát về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại 5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

thương mại 5

1.1.2. Phân loại bảo lãnh thanh toán 10

1.1.3. Vai trò của bảo lãnh thanh toán 13

1.2. Tổng quan pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh toán

của ngân hàng thương mại 16

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bảo lãnh

thanh toán của ngân hàng thương mại. 16

1.2.2. Quan hệ pháp luật bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại 17

1.2.3. Giá trị pháp lý của chứng thư bảo lãnh 28

Kết luận Chương I 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO LÃNH THANH TOÁN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN. 35

2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo lãnh thanh toán của ngân

hàng thương mại 35

2.1.1. Sự hình thành của pháp luật bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

thương mại 35

2.1.2. Sự phát triển của pháp luật bảo lãnh thanh toán của ngân hàng

thương mại 35

2.2. Thực trạng pháp luật bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại 37

2.2.1. Quy định pháp luật về chứng thư bảo lãnh 37

2.2.2. Quy định pháp luật về hình thức của bảo lãnh thanh toán 41

2.2.3. Quy định pháp luật về chủ thể của quan hệ bảo lãnh thanh toán 42

2.2.4. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ

bảo lãnh thanh toán 53

2.2.5. Quy định pháp luật về thời hạn bảo lãnh và gia hạn bảo lãnh 64

2.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh

toán của ngân hàng thương mại 67

2.3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh

thanh toán của ngân hàng thương mại 67

2.3.2. Các nguyên tắc cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thanh toán của

ngân hàng thương mại 69

2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo

lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại 72

2.4.1. Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng 72

2.4.2. Các chủ thể của quan hệ bảo lãnh thanh toán 73

2.4.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên 75

2.4.4. Thời hạn bảo lãnh và gia hạn bảo lãnh 80

Kết luận Chương II 82

KẾT LUẬN 83

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1) Lý do chọn đề tài:

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tài chính ngân hàng luôn là một

trong những lĩnh vực đi đầu. Các phương thức kinh doanh hiện đại thường xuyên

được các định chế tài chính áp dụng linh hoạt, và mang tính chuyên nghiệp cao. Bảo

lãnh ngân hàng được xem như là một trong những chế định hiện đại và là biện pháp

đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hiệu quả, cũng đã được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Trong các hình thức của bảo lãnh ngân hàng thì bảo lãnh thanh toán là hình thức

được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Hầu như tất cả các ngân hàng lớn tại Việt

Nam đều đưa hình thức này vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, lĩnh vực

tài chính ngân hàng nói chung và hình thức bảo lãnh thanh toán nói riêng, vô cùng

phức tạp, và đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả từ phía cơ quan quản lý

nhà nước. Trên thực tế, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh toán,

tuy đã có những văn bản điều chỉnh tương đối chi tiết nhưng nhìn chung vẫn còn

nhiều điểm bất cập và chưa tương thích với thông lệ quốc tế. Vì thế, việc hoàn thiện

khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh toán hiện nay là vấn đề thực sự

cần thiết.

Vì lẽ đó, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh

thanh toán của ngân hàng thương mại.”

2) Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu hiện nay, hầu hết chỉ tập trung vào chế định bảo

lãnh ngân hàng nói chung chứ không có những nghiên cứu tách bạch về bảo lãnh

thanh toán của ngân hàng thương mại.

Viết về chế định bảo lãnh ngân hàng tiêu biểu có các công trình sau:

- Các công trình nghiên cứu về pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về

bảo lãnh ngân hàng nói riêng: Giáo trình Luật ngân hàng của Đại học Luật Hà Nội

do Tiến sỹ Võ Đình Toàn chủ biên, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm

2

2010; Giáo trình Luật ngân hàng của Đại học Luật TP.HCM do Tiến sỹ Nguyễn

Văn Vân chủ biên, Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM, năm 2010; Luật quốc tế về ngân

hàng do tác giả người Pháp Jean Pierre Mattout, Viện tiền tệ - tín dụng và Ngân

hàng Nhà nước An Giang xuất bản, năm 1991…

Qua các công trình trên, các tác giả đã đề cập một cách khái quát về chế định

bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên do đặt pháp luật về bảo lãnh ngân hàng trong tổng

thể pháp luật ngân hàng nên các tác giả đã không đi sâu vào bảo lãnh ngân hàng,

cũng như không đề cập đến thực trạng áp dụng bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam.

- Các công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ viết

về bảo lãnh ngân hàng: Luận án tiến sỹ Vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong hoạt

động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Hồng Tâm, Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội, 2004…

Công trình trên được trình bày theo hướng chuyên khảo về pháp luật bảo lãnh

ngân hàng. Tuy nhiên công trình này thuộc chuyên ngành kinh tế nên tác giả không

đi sâu vào khía cạnh pháp lý khi đưa ra những kiến nghị của mình và hơn nữa công

trình lại được viết khi Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật ngân hàng Nhà nước

1997 đang có hiệu lực thi hành. Chính vì thế, cơ sở pháp lý của các công trình này

không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại khi mà Quốc hội đã ban hành Luật Ngân

hàng Nhà nước 2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2010.

- Các bài báo được viết và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật như:

Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay của TS Võ Đình

Toàn, đăng tên Tạp chí Luật học số 3/2002…

Công trình này được viết dưới dạng các bài báo khoa học, tác giả chỉ tập trung

trình bày vấn đề cụ thể nên nội dung tương đối ngắn gọn và không đề cập bao quát

tất cả các nội dung của bảo lãnh thanh toán.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng có nhiều ưu điểm,

phần nào trình bày được những vấn đề cơ bản về chế định bảo lãnh ngân hàng. Vì

thế, đây là những tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả trong suốt quá trình

nghiên cứu. Tuy nhiên, do các công trình trên vẫn còn những hạn chế nhất định là

chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh, những vấn đề cụ thể của bảo lãnh ngân

hàng nói chung, mà chưa đề cập một cách toàn diện đến hoạt động bảo lãnh thanh

toán của các ngân hàng thương mại. Vì thế, có thể nhận định rằng, hiện nay vẫn

3

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn vẹn về việc xây dựng một khung

pháp lý vững chắc, phù hợp thực tiễn cho hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân

hàng thương mại tại Việt Nam.

3) Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích một cách khái quát về cơ sở lý luận, quy định

pháp luật thực tiễn đối với hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương

mại, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chế định bảo lãnh

nghĩa vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

4) Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các khái niệm, quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh

thanh toán của ngân hàng thương mại, và thực tiễn áp dụng hình thức bảo lãnh này

tại Việt Nam nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập. Đề xuất các giải pháp nhằm góp

phần hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của các ngân hàng tại

Việt Nam hiện nay.

5) Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm chủ

đạo, kết hợp với các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy

nạp… Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: tiếp cận hệ

thống…

6) Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần phân tích, làm rõ quy định pháp luật về hoạt động bảo lãnh

thanh toán, và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thanh

toán ở các ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng làm tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!