Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VƯƠNG THỊ CÚC
PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH
DƯỚI GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VƯƠNG THỊ CÚC
PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH
DƯỚI GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI LINH HUỆ
Thái Nguyên – 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Linh Huệ - người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Văn – Xã hội
và phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vương Thị Cúc
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô giáo TS. Bùi Linh Huệ - Cán bộ khoa Văn – Xã hội, trường
Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn
tài liệu của luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vương Thị Cúc
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................3
2.1. Những nghiên cứu về thể loại du kí ....................................................................3
2.2. Những nghiên cứu về du kí của Phạm Quỳnh và Pháp du hành trình nhật kí.......8
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................12
3.1. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................12
3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13
6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................13
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................13
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................14
1.1. Khái lược về thể loại du kí....................................................................................14
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................14
1.1.2. Đặc điểm.........................................................................................................16
1.2. Ngành nghiên cứu văn hóa, lí thuyết diễn ngôn và phê bình hậu thực dân .........19
1.2.1. Ngành nghiên cứu văn hóa.............................................................................19
1.2.2. Lí thuyết diễn ngôn .........................................................................................22
1.2.3. Phê bình hậu thực dân....................................................................................28
1.3. Khái lược về tác giả Phạm Quỳnh .......................................................................36
1.4. Khái lược về tác phẩm Pháp du hành trình nhật kí..............................................41
CHƯƠNG 2: PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH
HẬU THỰC DÂN.........................................................................................................45
2.1. Ứng dụng Phê bình Hậu thực dân trong nghiên cứu thể loại tự thuật và du kí...45
2.2. Cái nhìn huyền thoại hóa về phương Tây trong Pháp du hành trình nhật kí.......48
2.2.1. Ảnh hưởng của Tiến hóa luận tới tư tưởng “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” của Phạm Quỳnh
................................................................................................................................48
2.2.2. Sự huyền thoại hóa/thiêng hóa phương Tây....................................................54
2.3. Sự đồng hóa của chủ nghĩa thực dân lên cái nhìn của Phạm Quỳnh khi mô tả các
dân tộc thuộc địa khác................................................................................................64
2.4. Sự kháng cự và tự chủ nhất định khi tiếp nhận văn minh phương Tây ..............72
iv
2.4.1. Cái nhìn phê phán ở mức độ nhất định với văn minh phương Tây và chính sách thực
dân...........................................................................................................................73
2.4.2. Sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc ..........................................................76
CHƯƠNG 3: PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ DƯỚI GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU
DIỄN NGÔN .................................................................................................................81
3.1. Thể loại như một loại hình diễn ngôn...................................................................81
3.2. Sự thật như một loại diễn ngôn............................................................................83
3.3. Pháp du hành trình nhật kí trong cái nhìn so sánh: giải quan niệm truyền thống về
“sự thật” trong thể loại du kí......................................................................................85
3.3.1. So sánh Pháp du hành trình nhật kí với các du kí ra nước ngoài cùng thời....86
3.3.2. So sánh Pháp du hành trình nhật kí với các tác phẩm giả - du kí cùng giai
đoạn.........................................................................................................................91
3.3.3. So sánh Pháp du hành trình nhật kí với một số du kí phương Tây về Việt Nam
................................................................................................................................99
3.3.4. So sánh Pháp du hành trình nhật kí với một số du kí ra nước ngoài giai đoạn
1945 – 1975............................................................................................................103
KẾT LUẬN .................................................................................................................107
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................109
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một bước chuyển mình có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Văn học thời kì này đã
dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa khu vực, tiếp cận với văn hóa Phương
Tây và đặc biệt là văn hóa Pháp. Quá trình hiện đại hóa văn học đã dẫn tới sự xuất
hiện của các trào lưu văn học với các nhà văn tầm cỡ, sự thay đổi của tư tưởng nghệ
thuật, cảm hứng sáng tác, đề tài, chủ đề…Và đặc biệt, tâm điểm cho sự hiện đại hóa
của thời kì này là sự xuất hiện của nhiều thể loại mới làm cho bức tranh đời sống
văn học thêm phần phong phú và trở thành đối tượng của nghiên cứu văn học.
Thể loại du kí là một bộ phận của kí. Du kí xuất hiện từ rất sớm trong tiến trình
của lịch sử văn học Việt Nam ở các dạng thức khác nhau. Trong văn học trung đại,
du kí được viết bằng chữ Hán, dưới hình thức các loại thơ, phú, kí. Du kí giai đoạn
này ghi chép lại những sự kiện, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước như
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ… Đầu
thế kỉ XX, du kí có sự phát triển bùng phát, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ, góp
phần vào sự phát triển và hoàn thiện của thể loại này. Sáng tác du kí ra đời từ các
chuyến viễn du nên nội dung hướng đến việc ghi chép những tri thức, hiểu biết kì
thú về lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục tập quán của những vùng đất mới… mà tác
giả đi qua. Sự hình thành và phát triển của thể tài du kí đã đóng góp vào sự phong
phú của văn học kí Việt Nam.
Đặt trong quá trình phát triển và hình thành thể loại, du kí Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đặc biệt xuất hiện
nhiều tác giả với những phong cách khác nhau. Xét về du kí Quốc ngữ nửa đầu thế
kỉ XX, với vai trò là chủ bút của Nam Phong tạp chí thì Phạm Quỳnh đã là người
khởi xướng, mở đường cho du kí xuất hiện trên văn đàn với tư cách là một thể loại
của văn học Việt Nam hiện đại. Văn du kí của Phạm Quỳnh đa dạng về hành trình,
2
mục đích chuyến đi và cách thức thể hiện tiếng nói riêng của tác giả trước hiện thực
nhìn thấy. Trong số những tác phẩm du kí đặc sắc của Phạm Quỳnh thì Pháp du
hành trình nhật kí được coi là một đại diện tiêu biểu. Đây cũng được coi là đóng
góp đặc biệt quan trọng ở thể tài du kí viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt –
Pháp hồi đầu thế kỉ XX. Hiện nay trong nghiên cứu phê bình ở Việt Nam vẫn chưa
có một nghiên cứu có hệ thống đánh giá đúng mức về tư tưởng, đặc điểm thể loại
tác phẩm này của Phạm Quỳnh trong cái nhìn so sánh với các du kí và giả du kí viết
về phương Tây cùng thời, khác thời cũng như các du kí viết về Việt Nam của người
phương Tây.
1.2. Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) là một lĩnh vực được khởi
đầu trong giới học thuật Anh từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX; và sau này
được lan truyền và phát triển, biến đổi khắp nơi trên thế giới. Là một lĩnh vực liên
ngành, nghiên cứu văn hóa dựa trên lí thuyết và phương pháp của các ngành khác,
nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn,
hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa. Mục đích của ngành nghiên cứu văn hóa
không chỉ là khám phá bản chất chính trị của văn hóa đương đại thông qua việc tìm
hiểu sự vận hành của diễn ngôn và quyền lực, mà bản thân ngành nghiên cứu văn
hóa cũng có thể coi là một dạng thức mang tính diễn ngôn.
Có thể thấy xưa nay, từ các công trình phê bình văn học trung đại cho đến hiện
đại, từ văn học sử cho đến lí luận văn học hiện đại, các nhà nghiên cứu thường cho
rằng ghi chép sự thật là đặc trưng quan trọng nhất của du kí. Quan niệm này đã dẫn
tới nhiều cách hiểu có phần thiên kiến và có những hạn chế nhất định trong khi tiếp
cận đặc điểm thể loại du kí. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu trong du kí, có sự
thật khách quan tối đa như nhiều nhà lí luận, phê bình đã chỉ ra và là yếu tố quan
trọng nhất của thể loại này hay không? Điều này đòi hỏi cần phải có một cách nhìn
nhận toàn diện và khách quan hơn về thể loại văn học này. Tiếp cận Pháp du hành
trình nhật kí từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa có thể đưa ra một cách nhìn mới về
3
đặc điểm của yếu tố sự thật trong du kí và thay đổi cách nhìn truyền thống về thể
loại như là những mô hình tĩnh tại, bất biến.
1.3. Những nền tảng lí thuyết trên đã cung cấp cho chúng tôi một cách tiếp cận
mới với thể loại du kí, và đặc biệt là với Pháp du hành trình nhật kí của Phạm
Quỳnh. Tìm hiểu Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh dưới góc nhìn
nghiên cứu văn hóa (cụ thể là phương pháp phê bình hậu thực dân và nghiên cứu
diễn ngôn) là một hướng đi có nhiều triển vọng. Một mặt, hướng đi này giúp khám
phá Pháp du hành trình nhật kí trong mối quan hệ với tư tưởng hệ của thời đại. Mặt
khác, nó giúp tìm hiểu được đặc trưng của thể loại du kí dưới góc nhìn mới. Với
những ý nghĩa ấy, có thể nói, hướng tiếp cận này sẽ hứa hẹn nhiều triển vọng cho
nghiên cứu du kí của Phạm Quỳnh nói riêng và loại hình văn học kí nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về thể loại du kí
Du kí là một thể loại xuất hiện khá sớm trong đời sống văn học. Nhưng trong
giới nghiên cứu phê bình, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, những
nghiên cứu sơ lược, chỉ nhắc tới du kí khi bàn về thể kí nói chung. Ngay cả vào thời
điểm du kí phát triển mạnh mẽ ở nửa đầu thế kỉ XX, vấn đề thể loại của du kí cũng
chưa được mọi người quan tâm. Có người xem du kí chỉ là chuyện kể lại một cuộc
hành trình.
Năm 1942, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói một cách
sơ lược về thể loại du kí khi nói tới nhóm nhà văn của Nam phong tạp chí. Đặc biệt,
tác giả đã nhắc đến tác phẩm du kí Chuyến đi Bắc Kì của Trương Vĩnh Ký. Trong
cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất bản năm 1950 có nhắc
tới thể tài du kí một cách sơ lược. Cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn
đề lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du kí như một thể của
kí đã đưa ra những đánh giá, bàn luận về thể loại du kí.
Tiếp cận về phương diện thể tài, Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài nghiên cứu
như: “Thể tài du kí trên tạp chí Nam phong, 1917 – 1934” (Tạp chí nghiên cứu Văn
4
học, số 4, 2007), “Du kí về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ trên Nam phong tạp
chí” (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619), “Thể tài du kí về Hà Nội 1/2 đầu thế kỉ
XX” (Báo Văn nghệ Quân đội, số 10, năm 2000), “Phác thảo du kí Hà Nội trước
Cách mạng tháng Tám” (Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6, năm 2000),
“Du kí Quảng Ninh nửa đầu thế kỉ XX” (Báo Văn nghệ Hạ Long, số tết, 2012);
“Du kí của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp giai
đoạn cuối thế kỉ XIX – nửa đầu thế kỉ XX” (Kỉ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học
lần thứ ba).
Cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ
biên cũng đề cập tới thể tài du kí: “Thể loại văn học đầu tiên nên viết bằng chữ quốc
ngữ phải kể đến thể tài du kí. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng
văn xuôi, thuật lại chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau…nguồn gốc
của du kí cần tìm trong hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [18, 16].
Với bài “Du kí như một thể tài”, Phạm Xuân Nguyên có nhiều ý kiến xác đáng
trong việc mở rộng phạm vi thể tài và xếp những sáng tác khi đi xa đều thuộc về thể
loại du kí. Trong bài viết “Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi, 1876 của Trương Vĩnh Kí
nhìn từ bình diện thể tài văn học”, nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam đã dành hẳn
một mục để định danh thể tài với tư cách là thuật ngữ văn học.
Trong bài viết “Kí Việt Nam thời trung đại, quá trình hình thành, phát triển và
đặc trưng thể loại”, Nguyễn Đăng Na tuy không lấy du kí làm đối tượng nghiên cứu
chính nhưng tác giả đã căn cứ vào đặc điểm của thể tài du kí để nghiên cứu một số
tác phẩm.Vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, trong cuốn Lược khảo
lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX (2004), ở phần "Văn
chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh coi du kí
như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả, "được xem như là một
loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến"
[80, 363].
5
Gần đây nhất, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử
và lí luận, ở "Chương I: Sự hình thành và phát triển của thể kí", khi nêu ra quan
niệm về thể kí, Phan Cự Đệ cũng cho rằng: “Kí là loại hình văn học trung gian giữa
báo chí và văn học. Kí bao gồm nhiều thể dưới dạng văn xuôi tự sự như bút kí, hồi
kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tùy bút và cả hồi kí tự truyện” [11, 373].
Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, 1995) cũng đã nghiên cứu
và đưa ra quan điểm xem du kí là một trong các hình thức của thể loại kí: “Kí
không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu
tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ kí sự, bút kí, hồi kí, du kí, đến nhật
kí, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút kí chính luận… [10, 215].
Năm 2013, luận văn thạc sĩ “Ngôn ngữ nghệ thuật của thể tài du kí trên Nam
phong tạp chí (1917 – 1934)” của Vũ Hương Giang đã chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ
của thể tài du kí trên Nam phong tạp chí, khẳng định đóng góp của du kí trong buổi
đầu hình thành nền văn xuôi Quốc ngữ.
Năm 2014, Trần Thị Mĩ Hạnh thực hiện luận văn thạc sĩ “Thể tài du kí trong
văn xuôi trung đại Việt Nam (Qua Thượng kinh kí sự, Tây hành kiến văn kỉ lược,
Giả viên biệt lục)”. Luận văn đã nghiên cứu đặc điểm của thể tài du kí trung đại về
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, nhận thức giá trị thẩm mĩ và những
đóng góp của thể tài trong bức tranh toàn cảnh của văn học dân tộc.
Những công trình nghiên cứu trên phần lớn đã đề cập được những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật, những đóng góp của du kí trong việc xây dựng bức tranh
văn học dân tộc nhiều màu sắc, đa dạng về thể loại và phong cách nhà văn. Tuy
nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên vẫn nhìn nhận du kí nói riêng và kí nói chung
như một thể loại tĩnh tại, ổn định, bất biến và dùng để ghi chép sự thật chứ chưa
nhìn nhận thể loại này như một loại diễn ngôn, biến đổi theo sự chi phối của thời
đại, tư tưởng hệ. Gần đây, cùng với cách nhìn mới về lý luận, phê bình văn học –
coi lý luận, phê bình văn học cũng là những diễn ngôn hình thành dưới sự biến đổi,
ảnh hưởng, tác động của tư tưởng hệ thời đại, đã có một bộ phận các nhà nghiên
6
cứu văn học Việt Nam thay đổi cách nhìn về tính ổn định, bất biến của thể loại.
Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cho ra mắt bạn đọc cuốn Du kí Việt
Nam và thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Bộ sách gồm ba tập, giới thiệu 62
tác phẩm đăng trên Nam phong tạp chí. Ở lời giới thiệu sách, tác giả có đánh giá
tình hình nghiên cứu du kí hiện nay, lí giải cơ sở hình thành, quá trình vận động của
thể tài du kí và đặc biệt nhấn mạnh sự hỗn dung độc đáo trong loại thể của thể tài
qua một số du kí tiêu biểu. Nguyễn Hữu Sơn trong bài báo “Thể tài văn xuôi du kí
chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX và những đường biên thể loại” (2012) cũng bước đầu
chỉ ra sự hỗn dung, biến đổi phong cách của du kí giữa các tác giả khác nhau, thuộc
các thời đại khác nhau. “Có thể thấy trong Tây hành kiến văn kỷ lược dung nạp cả
phong cách ký, ghi chép cảnh thực, người thực, việc thực cùng với tiếng nói nghị
luận, biện luận, biện thuyết, so sánh ngoại đề. Điều này khiến cho các trang du kí
luôn giữ được sự cân bằng giữa một bên là vị thế quan chức - nhà Nho gắn với lối
văn chức năng hành chính với những quan sát cá nhân vốn luôn hướng đến phát lộ
tiếng nói trữ tình ngoại đề. Sự cân bằng này nói lên đặc điểm nhiều hơn là xác định
giá trị tác phẩm, cho thấy tiếng nói con người cá nhân và xu thế ly tâm chưa đủ
vượt được từ trường của những hình thức qui phạm, quan phương” [71, 79]. Ông
kết luận: “du kí có sự thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan xen, thâm nhập, chuyển
hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức độ khác biệt nhau”
[71, 9]. Cũng vậy, Kim Nhạn trong luận văn thạc sĩ “Du kí, bộ phận độc đáo trong
sự nghiệp của nhà văn Phạm Quỳnh” (2013) cũng đã nhận thấy nỗ lực hiện đại hóa,
làm mới văn chương Việt Nam thông qua việc hỗn dung thể loại trong du kí Phạm
Quỳnh dưới ảnh hưởng của văn chương Pháp.
Gần đây, luận án tiến sĩ “Kí như một hình thức diễn ngôn” (2012) của Nguyễn
Thị Ngọc Minh đã ứng dụng lí thuyết diễn ngôn và kí hiệu học văn hóa để lật lại và
phác thảo mới lí thuyết về loại hình văn học kí, tập trung vào hai đặc trưng quan
trọng nhất là mã thể loại và mã tư tưởng hệ. Mã thể loại là lớp tu từ của sự thật
trong kí, được chồng xếp lên lớp ngôn ngữ sự thật. Tuy nhiên, tác giả chỉ ra: “sự
thật trong kí không phải bao giờ cũng có thể qui chiếu đến một thực tại vật lí, bởi sự