Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện vợ nhặt (kim lân)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện Vợ nhặt (Kim Lân)
BÀI LÀM 1
Nông thôn và nông dân vốn là đề tài quen thuộc của thể loại truyện ngắn tưf xưa và nay.
Dù ta phân loại dòng văn học tiểu thuyết theo phương diện nào cũng không thể bỏ qua
dòng tiểu thuyết về nông thôn. Với đề tài đó, nhiều nhà văn đã trở nên nổi tiếng và học
cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị. Chẳng hạn trước Cách mạng tháng Tám có
tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, rồi tác phẩm Con
trâu của Trần Tiêu...Những tác phẩm này đã được viết với nội dung đơn giản nhưng mang
tư tưởng khá sâu sắc. Trong số những nhà văn viết về nông thôn đó, có một người tuy
viết sau và viết ít, nhưng khi tác phẩm vừa ra đời thì đã cho mọi người ưa thích và hoan
nghênh. Đó chính là truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Với truyện ngắn Vợ
nhặt, Kim Lân đã viết rất chân thật và hết sức sắc sảo và để lại ấn tượng sâu đậm trong
lòng người đọc.
Thông thường một tác phẩm chỉ có thể đứng vững khi nhà văn có nội dung mới, cách nói
mới. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân cũng vậy.
Trước hết, mới qua cái tựa đề Vợ Nhặt thôi mà nó cũng đã mang lớp ý nghĩa, nó gây cho
độc giả một sự chú ý hết sức đặc biệt trước khi thưởng thức tác phẩm. Bởi xưa nay trên
thế gian người ta nói là nhặt được cái này, cái nọ chớ có ai nói là nhặt được vợ bao giờ.
Vả lại, lấy vợ vốn là một trong ba vịêc khó nhất đời của người đàn ông: “tậu trâu, lấy vợ,
làm nhà”. Bởi vì việc dựng vợ, dựng chồng phần nhiều được tổ chức thế này thế nọ, hết
sức long trọng. Ấy vậy mà anh Tràng tự nhiên nhặt đựơc cô vợ thì quả thật là việc bất
ngờ, lý thú. Và với cái nội dung đó thì chỉ có cái nhan đề Vợ nhặt mói nói đúng và sát với
diễn biến câu chuyện mà thôi. Cũng với nhan đề độc đáo đó mà Kim Lân đã nói lên được
thân phận con người lao động nông dân trong những năm bốn mươi lăm đói kém đến nỗi
vợ mà người ta có thể nhặt được một cách dễ dàng như nhặt một cọng rơm, cọng cỏ vậy.
Một điều quan trọng hơn góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm đó chính là nghệ
thuật dựng truyện. Đọc qua những trang truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân một sự tưởng
tượng hết sức phong phú cứ gợi và diễn ra trong tâm trí của chúng ta. Một bức tranh nông
dân trong những năm bị cái đói hoành hành của một phần tư đất nước, cứ như rõ mồn
một. Nhân dân lao động bị đói, tiều tuỵ đáng thương cứ hiện lên trước mắt. Còn nỗi đau
đớn nào hơn khi chứng kiến cái cảnh “ Cái đói đã tràn về” trẻ con vì đói khát mà “chúng
ngồi ủ rũ không buồn nhúc nhích”. Trẻ em vì thế, người lớn phải trôi dạt nay đây mai đó.
Một cọng rau cho đỡ đói cũng không, đâu tới hạt cơm hạt thóc... bởi thế nhữn góc tường,
phố chợ người đói nằm “la liệt như ngã rạ” càng kinh tởm và đớn đâu khi có “cái mùi gây
gây của xác người chết”.
Kim Lân đã dân truyện dựng cảnh hiện thực một cách độc đáo như vậy nhưng về phương
diện khác cách xây dựng nhân vật và diễn biến tâm lý nhân vật lại càng độc đáo hơn.
Nhân vật Tràng hiện lên qua trang văn với đầy đủ những gì chân thật nhất của người
nông dân - người nông dân bị đói khát: “Chiếc áo vắt trên vai , dường như mỏi mệt, vật
vã của buổi chiều đè nặng trên cái lưng to của hắn”. Ôi tiếng “hắn” cái tiếng xưng gọi mà
ta đã quen thuọc ở Chí Phèo của Nam Cao nay lại hiện lên trước mắt : “Hắn ngồi khóc,
khóc rồi chửi, hắn chửi ai? Hắn chửi đời, chửi giời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những
thằng cha mẹ nào đẻ ra hắn....” Tiếng hắn vẻn vẹn vậy thôi, ghê tởm ư? Thù ghét ư?
Khinh bạc ư?