Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích việc điều trị đái tháo đường type 2 trên bệnh nhân lớn tuổi điều trị ngoại trú tại trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VIỆC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TRÊN BỆNH NHÂN LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN
ĐỒNG NAI, THÁNG 07/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VIỆC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TRÊN BỆNH NHÂN LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN
ĐỒNG NAI, THÁNG 07/2022
i
TÓM TẮT
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Năm học: 2021 – 2022
PHÂN TÍCH VIỆC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Đặt vấn đề
Đái tháo đường là một nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa, trong đó tăng đường huyết
dai dẳng là do thiếu insulin tiết hoặc do đề kháng với hoạt động của insulin. Điều này
dẫn đối với sự bất thường của carbohydrat, chất béo và protein chuyển hóa đặc trưng
của bệnh đái tháo đường. [[27]]
Hiện nay tỷ lệ người lớn tuổi trên thế giới ngày càng tăng và tỷ lệ người lớn tuổi ở
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó. Bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ), tim mạch và ung thư là những bệnh thường gặp trên người có tuổi. Vấn đề
sức khỏe của người lớn tuổi vì vậy trở thành gánh nặng y tế. Chăm sóc và điều trị
ĐTĐ cho người có tuổi phức tạp hơn người trẻ bởi nhiều bệnh lý kết hợp, bởi nhiều
thuốc hạ đường huyết có mức độ lợi ích lẫn nguy cơ khác nhau và những chứng cứ
về lợi ích của kiểm soát đường huyết tích cực trên tim mạch chưa được khẳng định.
Trung tâm y tế thành phố Thuận An là một bệnh viện lớn trực thuộc tỉnh Bình Dương,
có vai trò và tầm quan trọng lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân trên
địa bàn thành phố Thuận An nói riêng và toàn tỉnh Bình Dương nói chung. Những
năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng gia
tăng, trong đó tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi mắc ĐTĐ chiếm tỷ lệ khá cao. Để nâng cao
chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân lớn tuổi mắc ĐTĐ tại bệnh viện thì việc
sử dụng thuốc hợp lý an toàn cho bệnh nhân là việc vô cùng cần thiết, đặc biệt là bệnh
nhân lớn tuổi mắc ĐTĐ type 2.
TRÊN BỆNH NHÂN LỚN TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THUẬN AN
Giảng viên hướng dẫn: ThS.
ii
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đơn thuốc của BN ≥ 60 tuổi mắc bệnh ĐTĐ type 2 điều trị
ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, thời gian từ 1/1/2022 đến
20/04/2022.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Tất cả các đơn thuốc thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ của bệnh nhân lớn tuổi ≥ 60 tuổi mắc bệnh ĐTĐ type
2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An trong thời gian từ
01/01/2022 đến 20/04/2022.
Kết quả
Về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu:
- Ở độ tuổi từ trên 60 tuổi đến dưới 80, số bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam. Và
ở 80 tuổi trở lên, số bệnh nhân nữ cao hơn nhiều so với bệnh nhân nam.
- Bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn lipid huyết và tăng huyết áp.
- Tại T1, BN không đạt mức các chỉ số triglycerid huyết, glucose huyết, HbA1c chiếm
tỷ lệ cao nhất. Đa số BN mắc bệnh suy thận với độ lọc cầu thận (eGFR) dưới mức
bình thường (< 90 mL/phút/1,73m2
) chiếm tỷ lệ cao. Đa số BN đạt mức kiểm soát
albumin huyết, ALT, AST, HDL, ure huyết. Tuy nhiên tỷ lệ đạt mức kiểm soát
cholesterol toàn phần chỉ ở mức trung bình.
Về thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ĐTĐ type 2:
- Danh mục thuốc hạ glucose huyết còn nghèo nàn, chỉ có 03 nhóm thuốc là biguanid,
sulfonylurea và insulin. Trong đó, chỉ sử dụng 03 thuốc: Metformin, Gliclazid,
Insulin.
- Phác đồ 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất, trong đó đa số là metformin + gliclazid.
- Các phác đồ chủ yếu được giữ nguyên trong thời gian điều trị, có hai phác đồ thay
đổi thuốc được dùng nhiều hơn cả là tăng liều và thêm thuốc/ giảm thuốc.
- Phần lớn chức năng thận không được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo sát.
Đánh giá hiệu quả điều trị:
iii
- BN đạt mức kiểm soát đường huyết chiếm tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên, sau các lần tái
khám tiếp theo, tỷ lệ BN đạt mức kiểm soát tăng lên và có cải thiện hơn các lần khám
trước đó.
Đề nghị
- Từ kết quả của đề tài, tôi xin kiến nghị với Trung tâm y tế thành phố Thuận An thực
hiện một số biện pháp để tăng hiệu quả điều trị BN ĐTĐ type 2 như sau:
+ Bổ sung thêm các xét nghiệm HbA1c (3 tháng 1 lần), HDL cholesterol, LDL
cholesterol với tần xuất gần hơn giữa các lần tái khám.
+ Bổ sung thêm các thuốc điều trị ĐTĐ (thêm nhóm thuốc mới, dạng bào chế mới,
hàm lượng mới) để mở rộng sự lựa chọn cho bác sĩ và bệnh nhân.
+ Luôn bám sát mục tiêu điều trị và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chẩn đoán
và phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
+ Ghi đầy đủ thông tin BN trên phần mềm theo dõi.
+ Chú ý đánh giá chức năng gan, thận và điều chỉnh liều trên BN suy gan, thận.
+ Hội đồng thuốc và điều trị cần tăng cường giám sát hơn nữa về hoạt động sử dụng
thuốc, bình đơn thuốc để kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình cấp phát và sử
dụng thuốc.
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT...............................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT........viii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ...............................................xiii
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................xiv
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3
2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.....................................................3
2.1.1. Định nghĩa đái tháo đường................................................................3
2.1.2. Phân loại đái tháo đường...................................................................3
2.1.2.1. Đái tháo đường type 1.......................................................................3
2.1.2.2. Đái tháo đường type 2.......................................................................4
2.1.2.3. Đái tháo đường thai kỳ......................................................................4
2.1.2.4. Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ [3] .........4
2.1.3. Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 .....................5
2.1.3.1. Yếu tố di truyền ................................................................................5
2.1.3.2. Tuổi ..................................................................................................5
2.1.3.3. Giới tính............................................................................................5
2.1.3.4. Chủng tộc..........................................................................................6
2.1.3.5. Béo phì .............................................................................................6
2.1.3.6. Hoạt động thể lực..............................................................................6
2.1.3.7. Chế độ dinh dưỡng............................................................................6
2.1.3.8. Các yếu tố nguy cơ khác [44] [83] ....................................................6
2.1.4. Biến chứng đái tháo đường type 2........................................................7
2.1.4.1. Chức năng nhận thức thần kinh .........................................................7
2.1.4.2. Hạ đường huyết.................................................................................8
v
2.1.4.3. Bệnh tim mạch..................................................................................9
2.1.4.4. Bệnh thận mãn tính ...........................................................................9
2.1.4.5. Bệnh võng mạc đái tháo đường .......................................................11
2.2. CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2..........................................11
2.2.1. Chẩn đoán đái tháo đường .................................................................11
2.2.2. Khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền
ĐTĐ ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng ......................12
2.3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ................................................13
2.3.1. Mục tiêu điều trị ..............................................................................13
2.3.1.1. Mục tiêu chung ...............................................................................13
2.3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................14
2.3.2. Biện pháp không dùng thuốc...........................................................16
2.3.2.1. Chế độ tập luyện .............................................................................16
2.3.2.2. Chế độ dinh dưỡng..........................................................................16
2.3.3. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường type 2 bằng thuốc ..................19
2.3.4. Phác đồ điều trị đái tháo đường......................................................26
2.3.5. Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2........................................28
2.3.6. Các nghiên cứu liên quan....................................................................31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................38
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................38
3.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu..........................................................................38
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................38
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................38
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................38
3.2.2. Cỡ mẫu .............................................................................................38
3.2.3. Mục tiêu khảo sát và các thông số theo dõi........................................38
3.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.....................................38
3.2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................39
3.2.3.3. Đặc điểm sử dụng thuốc..................................................................39
3.2.4. Các bước thu thập dữ liệu...................................................................39
vi
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................40
3.3. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU......................41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..........................................................45
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ....................45
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính ..........................................45
4.1.2. Bệnh mắc kèm .....................................................................................46
4.1.3. Tổng số thuốc dùng trong đơn và tổng số thuốc trị ĐTĐ dùng trong
đơn.................................................................................................................47
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG.................................................................48
4.3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THUỐC ..............................................................48
4.3.1. Các thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng trong mẫu nghiên cứu..........48
4.3.2. Tỷ lệ các thuốc điều trị ĐTĐ được dùng tại các thời điểm................50
4.3.4. Sự thay đổi phác đồ điều trị ĐTĐ.......................................................52
4.3.5. Liều dùng.............................................................................................53
4.3.6. Phân tích sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ theo kết quả xét nghiệm chức
năng thận.......................................................................................................53
4.3.7. Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose huyết ở bệnh nhân ĐTĐ.........55
4.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ......................................60
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN ...................................................................................62
5.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN .................................................................62
5.1.1. Về tuổi và giới tính bệnh nhân............................................................62
5.1.2. Về đặc điểm bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân...................................62
5.2. VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 .............................................................................................................63
5.2.1. Các thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường type 2 cho bệnh nhân
ngoại trú ........................................................................................................63
5.2.2. Tình hình phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường type 2 .................64
5.2.3. Sự thay đổi phác đồ điều trị ĐTĐ.......................................................65
5.2.4. Phân tích sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ ở bệnh nhân suy giảm chức
năng thận.......................................................................................................66
vii
5.3. VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THỂ HIỆN QUA KIỂM SOÁT CÁC CHỈ
SỐ CẬN LÂM SÀNG ......................................................................................67
5.4. VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ............69
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................70
6.1. KẾT LUẬN................................................................................................70
6.1.1. Về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .................................70
6.1.2. Về thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ĐTĐ type 2 ..........70
6.1.3. Đánh giá hiệu quả điều trị ..................................................................71
6.2. ĐỀ NGHỊ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................72
PHỤ LỤC.............................................................................................................82