Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tính thế Marketing  Honda Việt Nam.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
348.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1055

Phân tích tính thế Marketing Honda Việt Nam.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Quản trị Marketing 1.2

Lời mở đầu:

Việc thiết kế các chính sách của tổ chức theo yêu cầu, mong muốn của thị trường mục

tiêu và vào việc sử dụng tập hợp các công cụ marketing như sản phẩm, giá cả, truyền tin,

phân phối sao cho có hiệu quả, nhằm cung cấp, thúc đẩy và phục vụ thị trường. Để đáp

ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu là chìa khóa để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Các hoạt động marketing nên bắt đầu từ sự hiểu biết rõ ràng về các nhiệm vụ và mục

tiêu marketing của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động quản trị marketing trong doanh nghiệp, nhóm 2 chọn

doanh nghiệp Honda Việt Nam để phân tích tình thế marketing trong doanh nghiệp này

với dòng sản phẩm xe tay ga. Làm rõ tình thế marketing hiện tại của doanh nghiệp (thị

trường, sản phẩm, cạnh tranh, nguồn lực, phân phối, bán hàng, môi trường marketing), xu

thế vận động một cách tự phát của thị trường, sử dụng mô hình phân tích SWOT để làm

rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó đưa

ra những định hướng về marketing cho doanh nghiệp Honda Việt Nam.

Nhóm 2 – Lớp: 1007BMKT0311 1

Quản trị Marketing 1.2

I. Cơ sở lý thuyết:

Phân tích marketing là việc sử dụng các phương pháp thống kê và các mô hình nhằm

phân tích và xử lý các dữ liệu thông tin, cung cấp những dự liệu thông tin cần thiết cho

việc kế hoạch hóa thực hiện và kiểm tra marketing. Nó nhấn mạnh đến việc thiết kế các

chính sách của tổ chức theo yêu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu và vào việc sử

dụng tập hợp các công cụ marketing như sản phẩm, giá cả, truyền tin và phân phối có

hiệu quả nhằm cung cấp, thúc đẩy và phục vụ thị trường.

1. Tình thế Marketing hiện tại:

a.Thị trường:

Thị trường là tập hợp những người mua thực hiện hay tiềm năng với một sản phẩm.

Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số các cá nhân có nhu cầu và có những sản phẩm

được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy sản

phẩm mà họ mong muốn. Một thị trường có thể xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ

hoặc bất kỳ cái gì có giá trị. Trong xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết là một

điểm cụ thể. Với những phương tiện truyền thông và chuyên chở hiện đại, một nhà kinh

doanh có thể quảng cáo sản phẩm trên chương trình tivi, nhận đặt hàng của hàng trăm

khách hàng qua điện thoại và gửi hàng hóa qua bưu điện cho khách trong thời gian sớm

nhất, mà không cần bất kỳ cuộc tiếp xúc trao đổi trực tiếp nào.

Do vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp

có thể hoạt động trong 5 loại thị trường khách hàng:

- Thị trường người tiêu dùng: gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa, dịch

vụ để tiêu dùng cho chính họ.

- Thị trường kỹ nghệ hay thị trường sản xuất: bao gồm các tổ chức mua hàng hóa

và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lợi nhuận hoặc để hoàn thành các mục

tiêu khác.

Nhóm 2 – Lớp: 1007BMKT0311 2

Quản trị Marketing 1.2

- Thị trường bán lại: gồm những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để bán nhằm thu

phần trăm chênh lệch về giá.

- Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận: gồm các cơ quan nhà nước

và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa, dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích hoặc để

chuyển nhượng những hàng hóa, dịch vụ này cho những người cần chúng.

- Thị trường quốc tế: là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùng,

người sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ngoài.

b.Sản phẩm:

Sản phẩm là bất kỳ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận,

được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của con người. Khái

niệm sản phẩm và dịch vụ còn bao gồm các hoạt động, vị trí, nơi chốn, các tổ chức và ý

tưởng … Vì vậy đôi khi người ta dùng thuật ngữ khác chỉ sản phẩm, như là vật để làm

thỏa mãn (satisfier) nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer).

Sẽ là sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm

mà ít quan tâm đến lợi ích của sản phẩm đó đem lại. Nếu như thế, họ chỉ quan tâm tới

việc tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp để giải quyết một nhu cầu

c.Cạnh tranh:

Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của hoạch

định chiến lược . Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định:

- Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu? phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách

hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặc

tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới hạn về khả năng mua sắm của

họ. Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh, bao gồm đối thủ cạnh tranh về ước muốn (như

phương tiện đi lại, du lịch, nhà ở,…), đối thủ về chủng loại (ôtô, xe máy,…), đối thủ về

Nhóm 2 – Lớp: 1007BMKT0311 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!