Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich tinh nghe thuat trong hai dua tre
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
129.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1593

Phan tich tinh nghe thuat trong hai dua tre

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích tính nghệ thuật trong Hai đứa Trẻ của Thạch Lam

Bài làm

Mỗi lần đọc Thạch Lam trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của

khu vườn êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hoàng lan. Phía ngoài

cánh cổng là một thế giới ồn ào, phồn tạp, nắng nôi, nhưng bên trong là bầu

không khí mát rười rượi thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư

và cảm nhận, lắng nghe những điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy, ít sự kiện, hành

động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa

những cuộc đời giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ. "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống

tù đọng, mòn mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất

liệu rất "văn xuôi" đó, nhà văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức

thi vị, không có gì chung với sự thi vị hoá cuộc sống một cách tầm thường. Thi

vị (hay chất thơ) của tác phẩm gắn liền với dụng công của nhà văn muốn khêu

gợi trí tưởng tượng nơi người đọc và đánh động khả năng cảm nhận của các

giác quan bằng lối hành văn hoặc cách tổ chức lời văn khá riêng biệt. Đây

chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải thích: viết về các sự

vật, sự việc tầm thường, đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều này phá

vỡ một ngộ nhận (chí ít là của người đọc) về tính quyết định của vật liệu. Thực

ra nghệ thuật chính là một sự chế ngự vật liệu, vật liệu thông qua những

phương thức, phương tiện diễn tả đặc thù. Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật, sự việc. Nhưng điều đó không có

nghĩa ở đây chỉ có sự khớp đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu

mở đầu thiên truyện chứng tỏ điều đó: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của

huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều". Cái lõi ngữ pháp của

câu chỉ được nhận ra ở vế sau, nhưng sự cảm nhận của người đọc đã thực sự

được khởi hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong câu này

cái đáng chú ý còn có từ "gọi". Nó xác lập một tương quan mới (dù vô hình)

giữa các sự vật mà từ báo hiệu chẳng hạn không nói lên được. Dĩ nhiên câu văn

vừa nêu không chỉ Thạch Lam mới viết nổi. Nhưng điều quan trọng là nó xuất

hiện có quy luật chứ không ngẫu nhiên, nhằm nhấn mạnh một điều gì khác hơn

những sự kiện nổi trên bề mặt. Xin chú ý thêm hai câu văn khác đứng kề nhau: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran

ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Trong câu đầu dường như thừa một

chữ "chiều", xét theo góc độ thông tin bình thường. Nhưng thực ra ở đây còn

có thông tin về tâm trạng mà riêng hai chữ "chiều rồi" chưa truyền tải được (do

thiếu vắng nhịp điệu). Mặt khác, nếu không có chữ chiều "thừa ra" ấy, sự

buông lơi êm đềm của câu sau sẽ ít có hiệu quả. Tính chất thừa tiếp hô ứng của

mạch văn cũng thiếu trọn vẹn. Rõ ràng đọc giả đang bị dẫn dắt bởi văn chứ

không phải cái gì khác. Suốt truyện ngắn, nhà văn nhiều lần nhấn mạnh sự "ngây thơ" của hai nhân vật

chị em qua các nhận xét như: "Liên không hiểu sao...", "Liên tưởng là...", "tâm

hồn Liên... có những cảm giác mơ hồ không hiểu", "vũ trụ thăm thẳm bao la

đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ...","Liên thấy mình sống

giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết...". Rất có thể nhân vật của truyện "không

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!