Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2017   2020 và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1391

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2017 2020 và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THIỆN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH

GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHÁNG SINH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THIỆN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH

GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHÁNG SINH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP

GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 62 73 20 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.

.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thiện

i

.

.

i

MỤC LỤC

Lời cam đoan.............................................................................................................. ii

Mục lục....................................................................................................................... ii

Danh mục từ viết tắt.................................................................................................. iii

Danh mục bảng ......................................................................................................... iv

Danh mục hình .......................................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3

1.1. Đại cương về kháng sinh....................................................................................3

1.2. Quản lý sử dụng kháng sinh .............................................................................13

1.3. Phân tích sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.................................................22

1.4. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa Đồng Tháp....................................................25

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................27

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................27

2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................27

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................28

2.4. Quy trình nghiên cứu........................................................................................34

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................33

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................35

3.1. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp giai

đoạn 2017 – 2020.......................................................................................35

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý kháng sinh tại Bệnh viện đa

khoa Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025....................................................52

Chƣơng 4. BÀN LUẬN...........................................................................................71

4.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................71

4.2. Kết quả đạt được và các nghiên cứu có liên quan............................................71

4.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................82

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ...................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.

.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

ATC

The Anatomical Therapeutic

Chemical

Hệ thống phân loại Giải

phẫu – Điều trị - Hóa học

của Tổ chức Y tế Thế giới

BDG Biệt dược gốc

BN Bệnh nhân

BV Bệnh viện

BS Bác sỹ

Cấp cứu TH Cấp cứu tổng hợp

Chấn Thương CH Chấn thương chỉnh hình

DDD Defined Daily Dose Liều xác định hàng ngày

DOT Day of Therapy Ngày điều trị trung bình

DS Dược sĩ

ĐD Điều dưỡng

ĐT theo YC Điều trị theo yêu cầu

GARP

Global Antibiotic Resistance

Partnership

Hợp tác toàn cầu về kháng

sinh

HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

Hồi Sức TC - CĐ Hồi sức tích cực – chống độc

LS Lâm sàng

KK Kháng khuẩn

KS Antibiotics Kháng sinh

Ngoại TH Ngoại tổng hợp

Nội TH Nội tổng hợp

Nội TK Nội thần kinh

Nội TM Nội tim mạch

Nội Hô Hấp-C.X.Khớp Nội hô hấp – cơ xương khớp

Phẫu thuật – GMHS Phẫu thuật gây mê hồi sức

PK/PD

Pharmacokinetics

/Pharmacodynamics

Dược động học/Dược lực

học

SD Sử dụng

YH Cổ Truyền Y học cổ truyền

.

.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân nhóm kháng sinh Penicillin và phổ kháng khuẩn..............................4

Bảng 1.2. Các thế hệ Cephalosporin và phổ kháng khuẩn..........................................5

Bảng 1.3. Kháng sinh carbapenem và phổ kháng khuẩn ............................................6

Bảng 1.4. Các thế hệ kháng sinh nhóm quinolon và phổ kháng khuẩn ......................9

Bảng 1.5. Phân loại kháng sinh theo chỉ số PK/PD ..................................................12

Bảng 1.6. Các bước tính DDD ..................................................................................24

Bảng 2.1. Phân tích ABC..........................................................................................29

Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc kháng sinh ..............................................30

Bảng 2.3. Các chỉ số cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh tại bệnh viện ...................30

Bảng 2.4. Chỉ số chi phí sử dụng kháng sinh............................................................31

Bảng 2.5. Chỉ số đánh giá sử dụng kháng sinh ........................................................31

Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc kháng sinh...........................................................................35

Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc theo quy cách......................................................................36

Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc theo đường sử dụng ............................................................37

Bảng 3.4. Cơ cấu theo xuất xứ, gói thầu...................................................................38

Bảng 3.5. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo phân tích ABC ......................................39

Bảng 3.6. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh nhóm A theo gói thầu, xuất xứ .....................40

Bảng 3.7. Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh trong nhóm A.................................41

Bảng 3.8. Phân tích kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2017 – 06/2018 ............42

Bảng 3.9. Tần suất các mặt hàng kháng sinh theo xuất xứ từ tháng 07/2017 –

06/2018...........................................................................................................43

Bảng 3.10. Cơ cấu một số nhóm kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2017 –

06/2018...........................................................................................................44

Bảng 3.11. Phân tích kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2018 – 06/2019 ..........45

Bảng 3.12. Tần suất các mặt hàng kháng sinh theo xuất xứ giai đoạn 07/2018 –

06/2019...........................................................................................................46

Bảng 3.13. Cơ cấu một số nhóm kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2018 –

06/2019...........................................................................................................47

Bảng 3.14. Phân tích kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2019 – 06/2020 ..........48

Bảng 3.15. Tần suất các mặt hàng kháng sinh theo xuất xứ giai đoạn 07/2019 –

06/2020...........................................................................................................49

.

.

Bảng 3.16. Cơ cấu một số nhóm kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2018 –

06/2019...........................................................................................................49

Bảng 3.17. Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo từng khoa .............................50

Bảng 3.18. Các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại

bệnh viện ........................................................................................................53

Bảng 3.19. Cơ cấu thuốc kháng sinh từ tháng 07/2020 – 06/2021 ...........................59

Bảng 3.20. Cơ cấu thuốc theo quy cách từ tháng 07/2020 – 06/2021 ......................59

Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc theo đường sử dụng từ tháng 07/2020 – 06/2021.............60

Bảng 3.22. Cơ cấu theo xuất xứ, gói thầu từ tháng 07/2020 – 06/2021 ...................60

Bảng 3.23. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo phân tích ABC từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................61

Bảng 3.24. Cơ cấu tiêu thụ kháng sinh nhóm A theo gói thầu từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................61

Bảng 3.25. Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh trong nhóm A từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................62

Bảng 3.26. Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................63

Bảng 3.27. Tần suất các mặt hàng kháng sinh theo xuất xứ từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................64

Bảng 3.28. Cơ cấu một số nhóm kháng sinh theo mã ATC từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................65

Bảng 3.29. Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh theo từng khoa từ tháng 07/2020 –

06/2021...........................................................................................................65

Bảng 3.30. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh nhóm 1, 2 theo quyết định

5631/QĐ-BYT................................................................................................66

Bảng 3.31. Số lượng sử dụng kháng sinh tại các khoa giám sát..............................67

Bảng 3.32. Giá trị tiêu thụ tại các khoa giám sát ......................................................67

Bảng 3.33. Sử dụng kháng sinh nhóm 1 tại các khoa giám sát.................................68

Bảng 3.34. Sử dụng kháng sinh nhóm 2 tại các khoa giám sát.................................68

Bảng 3.35. Số lượng và tỷ lệ % bệnh nhân được kê đơn kháng sinh .......................69

Bảng 3.36. Số lượng và tỷ lệ % bệnh nhân được kê đơn kháng sinh tiêm ...............69

Bảng 3.37. DDD một số nhóm kháng sinh giai đoạn 2017 - 2021 ...........................70

.

.

i

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các nước có tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhiều nhất Thế giới năm 2015 .....14

Hình 1.2. Mức độ sử dụng penicillin tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008............15

Hình 1.3. Quy trình triển khai hoạt động của ban quản lý sử dụng kháng sinh........19

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................34

.

.

MỞ ĐẦU

Sự ra đời của kháng sinh là một bước tiến lớn của y học, giúp hàng triệu

người vượt qua các bệnh nhiễm khuẩn, từ một penicillin ban đầu đến thời điểm hiện

tại có gần hàng trăm loại kháng sinh được phát minh. Ngoài vai trò trong y học đối

với loài người, thuốc chống vi khuẩn còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia

súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động

vật, cũng như cho mục đích sản xuất.

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, thực trạng sử dụng thuốc bất hợp

lý, đặc biệt là kháng sinh đang là vấn đề rất nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Hậu

quả điển hình của việc sử dụng thuốc bất hợp lý là nguy cơ gia tăng các biến cố có

hại của thuốc không đáng có, gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tăng

tỷ lệ nhập viện cũng như tỷ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế [12] mà đối

tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là người bệnh. Nhiều loại kháng sinh

mới nhưng đồng thời cũng có nhiều loại kháng sinh bị đề kháng, nếu không có biện

pháp kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ trở lại thời kỳ chưa có kháng sinh.

Hiện nay sử dụng kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến, thiếu hợp lý làm

che lấp các dấu hiệu lâm sàng, sai lệch kết quả xét nghiệm, tăng nguy cơ tác dụng

phụ và gia tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị. Ngay

cả khi thuốc kháng sinh vẫn còn có hiệu quả điều trị thì những bệnh nhân mang vi

khuẩn đa kháng sẽ phải điều trị trong thời gian lâu hơn, cần có sự chăm sóc đặc

biệt, sử dụng các thuốc kháng sinh đắt tiền, thời gian nằm viện kéo dài, hồi phục lâu

hơn sẽ dẫn tới nguy cơ quá tải bệnh viện, tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện,…

Lạm dụng kháng sinh tác động tới cả sức khỏe và kinh tế, đây là một gánh nặng đối

với mỗi người bệnh, gia đình và hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe.

Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc

độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng

thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động. Nghiên cứu phối hợp giữa Bộ Y tế

với Dự án hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và đơn vị nghiên

cứu lâm sàng đại học Oxford kết quả cho thấy mức độ tiêu thụ kháng sinh và chi phí

.

.

mua kháng sinh ngày càng gia tăng tại tất cả các bệnh viện [6] và có xu hướng tăng

lên trong những năm tiếp theo. Vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả

trong các cơ sở y tế và cộng đồng đang là thách thức lớn của ngành y tế nước ta.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế sử dụng kháng

sinh, các nội dung quản lý được cụ thể hóa trong quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày

31 tháng 12 năm 2020: hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh

viện.

Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp là bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh có nhiệm

vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận của tỉnh

khác. Thực hiện theo quy định quyết định số 5631/QĐ-BYT mà trước đó là quyết

định 772/QĐ-BYT, bệnh viện đã thành lập ban quản lý sử dụng kháng sinh nhưng

hoạt động không hiệu quả.

Do đó đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2017 –

2020 và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý kháng sinh tại bệnh viện

đa khoa Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2025” được thực hiện với các mục tiêu sau:

Mục tiêu tổng quát

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh giai đoạn 2017 – 2020 và đề xuất giải

pháp nâng cao hoạt động quản lý kháng sinh giai đoạn 2021 – 2025.

Mục tiêu cụ thể

1. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp

giai đoạn 2017 – 2020.

2. Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý kháng sinh tại bệnh viện đa

khoa Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025.

.

.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cƣơng về kháng sinh

1.1.1. Khái niệm

Theo định nghĩa của Bộ Y tế: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng

khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn,

nấm, actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”.

Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc

tổng hợp như các sulfonamid và quinolon [9].

1.1.2. Các nhóm kháng sinh và phổ tác dụng

Theo cấu trúc hóa học, các kháng sinh được phân chia thành các nhóm sau:

1.1.2.1. Kháng sinh nhóm Beta – lactam

Nhóm beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh có

cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam gồm các phân nhóm penicillin, nhóm

cephalosporin và các beta-lactam khác [9].

Phân nhóm penicillin

Các thuốc kháng sinh nhóm penicilLin đều là dẫn xuất của acid 6-

aminopenicilanic .Trong các kháng sinh nhóm penicillin, chỉ có penicillin G là

kháng sinh tự nhiên, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Penicillium. Các kháng

sinh còn lại đều là các chất bán tổng hợp.Dựa vào phổ kháng khuẩn, có thể tiếp tục

phân loại các kháng sinh nhóm penicillin thành các phân nhóm được trình bày trong

Bảng 1.1.

Phân nhóm cephalosporin

Các cephalosporin bán tổng hợp tiếp tục được chia thành bốn thế hệ. Sự phân

chia này không còn căn cứ trên cấu trúc hóa học mà chủ yếu dựa vào phổ kháng

khuẩn của kháng sinh. Các nhóm cephalosporin được trình bày trong Bảng 1.2.

Phân nhóm beta-lactam khác

- Nhóm carbapenem

.

.

Nhóm KS có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi

khuẩn Gram-âm đó là kháng sinh nhóm carbapenem. Tên thuốc và phổ tác dụng của

một số kháng sinh trong nhóm này được trình bày trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Phân nhóm kháng sinh penicillin và phổ kháng khuẩn

Phân nhóm Tên thuốc Phổ kháng khuẩn

Các penicillin phổ KK

hẹp

Penicillin G

Penicillin V

Cầu khuẩn Gram-dương, trừ các

chủng S. aureus.

Các penicillin phổ KK

hẹp đồng thời có tác dụng

trên tụ cầu

Methicilin

Oxacilin

Cloxacilin

Cầu khuẩn Gram-dương, có tác

dụng trên S. aureus và S.

epidermidis chưa kháng

methicilin.

Các penicillin phổ KK

trung bình

Ampicilin/ chất ức

chế beta-lactamase

Amoxicilin/ chất

ức chế beta￾lactamase

Cầu khuẩn Gram-dương, trừ các

chủng S. aureus.

Vi khuẩn Gram-âm như

Haemophilus influenzae, E. coli,

và Proteus mirabilis.

Các penicillin phổ KK

rộng đồng thời có tác

dụng trên trực khuẩn mủ

xanh

Carbenicilin

Ticarcilin

Vi khuẩn Gram-âm như

Pseudomonas, Enterobacter,

Proteus spp. Cầu khuẩn Gram￾dương và Listeria monocytogenes,

kém hơn piperacilin trên

Pseudomonas.

Mezlocilin

Piperacilin

Tụ cầu Gram-dương và Listeria

monocytogenes. Pseudomonas,

Klebsiella.

- Các chất ức chế beta-lactamase

Các chất này cũng có cấu trúc beta-lactam, nhưng không có hoạt tính kháng

khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra. Các chất

hiện hay được sử dụng trên lâm sàng là acid clavulanic, sulbactam và tazobactam.

.

.

- Nhóm monobactam

Kháng sinh monobatam là kháng sinh mà công thức phân tử có chứa beta￾lactam đơn vòng. Chất điển hình của nhóm này là aztreonam. Thuốc chỉ có tác dụng

trên vi khuẩn Gram-âm, không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương và vi khuẩn

kỵ khí. Tuy nhiên, hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae và có tác dụng đối với

P. aeruginosa.

Bảng 1.2. Các thế hệ cephalosporin và phổ kháng khuẩn

Thế hệ Tên thuốc Phổ kháng khuẩn

Cephalosporin thế hệ 1 Cefazolin

Cephalexin

Cefadroxil

Cầu khuẩn Gram-dương (trừ

enterococci, S.epidermidis và S. aureus

kháng methicilin). Vi khuẩn kỵ khí

trong khoang miệng nhạy cảm (trừ B.

fragilis). Moraxella catarrhalis, E. coli,

K. pneumoniae, và P. mirabilis, yếu

Gram-âm

Cephalosporin thế hệ 2 Cefoxitin

Cefuroxim

Cefotetan

Vi khuẩn Gram-âm so với thế hệ 1 Một

số thuốc như cefoxitin, cefotetan cũng

có hoạt tính trên B. fragilis

Cephalosporin thế hệ 3 Cefotaxim

Cefpodoxim

Cefdinir

Ceftriaxon

Ceftazidim

Tác dụng kém trên cầu khuẩn Gram￾dương.

Tác dụng mạnh vi khuẩn họ

Enterobacteriaceae. Ceftazidim và

cefoperazon có hoạt tính trên P.

aeruginosa.

Cephalosporin thế hệ 4 Cefepim Thuốc có hoạt tính trên cả các chủng

Gram-dương, Gram-âm (bao gồm

Enterobacteriaceae và Pseudomonas)

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!