Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng được hình thành rất sớm và nó đã đóng góp
rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự nghiệp
đổi mới, là động lực góp phần tích tích cực trong công cuộc xây dựng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của
Nhà nước đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng đa dạng, năng động và
phát triển. Để làm được điều đó Nhà nước phải đầu tư rất nhiều.Trong những năm
qua nhờ thực hiện chính sách đổi mới của đất nước, nền kinh tế nông ngiệp có
những bước phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông dân được nâng cao.
Qua đó ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ trong việc đầu tư cho bà con nông
dân thiếu vốn sản xuất nhằm hỗ trợ tín dụng, đưa nền nông nghiệp phát triển theo
con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Nông nghiệp Nông thôn.
Cùng với các Ngân hàng nông nghiệp trên cả nước, Ngân Hàng Nông Nghiệp
Và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Hồ cũng góp phần rất lớn vào quá trình
phát triển nông nghiệp nông thôn (công nghiệp..) trong tỉnh nhà nói riêng và sự
phát triển của đất nước nói chung, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải
thiện đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần…
Tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng lại có hạn nhưng nhu cầu vốn của nền
kinh tế thì rất lớn. Điều quan trọng là làm sao để nguồn vốn của Ngân hàng đến
tận tay người sản xuất một cách kịp thời và đầy đủ, sử dụng đúng mục đích phát
triển sản xuất, luôn áp dụng và cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản
xuất, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn (công nghiệp…) từng bước nâng
cao mức sống của từng người dân, hộ sản xuất, các tổ chức kinh tế…
Từ đó thấy được, tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng có vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế nước nhà.
Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ” để làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn Huyện Long Hồ.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên đề tài sẽ đi vào phân tích các mục tiêu
cụ thể sau:
-Phân tích tình hình huy động vốn.
-Phân tích doanh số cho vay qua 3 năm.
-Phân tích doanh số thu nợ qua 3 năm.
-Phân tích dư nợ qua 3 năm.
- Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm
-Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
-Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng qua một số tỷ số tài chính.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
huyện Long Hồ.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài là số liệu trong thời gian 3
năm 2005, 2006, 2007.
Thời gian tiến hành đề tài từ 25/02/2008 đến 25/04/2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Là các số liệu, những thông tin phản ánh hoạt động tín dụng của NHNO &
PTNT huyện Long Hồ.
Hoạt động của NHNO& PTNT huyện Long Hồ rất phong phú và đa dạng với
nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã
Trang 2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế, tuy nhiên do sự hạn về mặt thu thập số liệu
nên đề tài không tránh khỏi những sai sót.
Trang 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một quan hê vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ
hoặc hiện vật trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn
lẫn lãi trong một thời gian nhất định.
2.1.2 Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú
trong quản lý tín dụng. Các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để
phân loại:
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
* Tín dụng ngắn hạn:
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn tối đa một năm và thường
được bổ sung cho thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cho
vay phục vụ sản xuất kinh doanh của các phương án có chu kỳ ngắn.
* Tín dụng trung hạn:
Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn trên một năm đến năm
năm.Loại tín dụng này thường dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn
nhanh.
* Tín dụng dài hạn:
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn thu hồi vốn trên năm năm, tín
dụng dài hạn dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản cải tiến kỹ thuật và mở rộng
sản xuất đối với các dự án.
2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Căn cứ vào đối tượng thì tín dụng chia làm hai loai:
* Tín dụng vốn lưu động:
Tính dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu
động của các tổ chức kinh tế, tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho
vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thường được
Trang 4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
chia ra làm các loại như sau: cho vay dự trữ, cho vay chi phí sản xuất và cho vay
để thanh toán dưới hình thức chiết khấu chứng từ có giá.
* Tín dụng vốn cố định:
Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng dược cung cấp để hình thành tài sản cố
định, loại tín dụng này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định cải tiến và
đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, loại
tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung hạn và dài hạn.
2.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng được chia làm 2 loại:
* Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá:
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá là loại tín dụng được cung cấp cho
các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và
kinh doanh.
* Tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng.
2.1.2.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng
Căn cứ vào chủ thể tín dụng người ta chia ra làm các loại như sau:
* Tín dụng thương mại:
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trước khi nhận
hàng hoá.
* Tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ chức
tín dụng với các doanh nghiệp cá nhân.
* Tín dụng nhà nước:
Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nước ta
với các quốc gia hay các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế.
2.1.2.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ
* Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là
người trả nợ trực tiếp.
Trang 5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
* Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người
trả nợ là hai đối tượng khác nhau.
2.1.2.6 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
* Tín dụng có đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở như thế chấp, cầm cố
hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba
* Tín dụng không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách
hàng.
`2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng
2.1.3.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng
vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
2.1.3.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi
đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.1.3.3 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào
một thời điểm nhất định.
2.1.3.4 Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả
năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ
chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản gọi là tài khoản nợ quá hạn.
2.1.3.5 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động của Ngân
hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với
nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay qua nhỏ đều không tốt, bởi vì
nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp,
ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động
ngày không có hiệu quả.
Công thức tính:
Dư nợ
Dư nợ / tổng vốn huy động =
Tổng vốn huy động
Trang 6