Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
56
Kích thước
288.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1312

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

Việc chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc tham gia sâu rộng vào sự

phân công lao động quốc tế, Việt Nam đang từng bước hòa nhập, thay đổi và đi đúng

quỹ đạo của sự phát triển quốc tế. Để nền kinh tế ngày càng phát triển đuổi kịp các

nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì xuất khẩu được xem là một trong

những ngành kinh tế chiến lược. Đồng thời xuất khẩu cũng là một trong những bộ

phận quan trọng tạo động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước, góp phần làm tăng

kim ngạch xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động

đưa đất nước ngày một giàu mạnh.

Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, việc mua bán bao giờ cũng có sự cạnh

tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp

họ phải chịu áp lực từ nhiều phía. Trước xu thế quốc tế hóa và hội nhập các nền kinh

tế chúng ta gặp phải những thách thức lớn về khả năng cạnh tranh trong sản xuất và

xuất khẩu nông sản mà chúng ta chưa có mấy lợi thế, thể hiện trên các mặt: chất

lượng, mẫu mã, quy cách và tính đa dạng của sản phẩm, cũng như chưa tạo lập được

các thị trường và các bạn hàng lớn nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định, giá

cả biến động thường xuyên gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người

xuất khẩu. Với những hạn chế trên đòi hỏi phải phát huy tốt các lợi thế về điều kiện

tự nhiên xã hội và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả

hàng hóa nông sản xuất khẩu trên thị trường. Đó là vấn đề có tính cơ bản để Việt

Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất cả

nước với diện tích cây ăn quả là 253.000 héc ta, trong đó diện tích cây ăn quả ở Tiền

Giang chiếm 20 % diện tích toàn vùng. Công ty Rau Quả Tiền Giang là doanh nghiệp

nhà nước trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang là một đơn vị kinh doanh

xuất khẩu rau quả. Ngoài những khó khăn chung của ngành chế biến xuất khẩu rau

quả, Công ty Rau Quả Tiền Giang còn có những khó khăn và lợi thế riêng của mình.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 1 SVTH: Hà Thị Lan Hương

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của đơn vị, em chọn đề

tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền

Giang”.

II. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của

Công ty Rau quả Tiền Giang. Cụ thể là phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm của

công ty ở các thị trường, đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh và qua đó

đưa ra biện pháp về sản phẩm và hoạt động marketing để đẩy mạnh xuất khẩu.

III. Phương pháp nghiên cứu:

Thực tập ở công ty, tìm hiểu tình hình hoạt động thực tế, tập hợp số liệu có liên

quan đến công ty trong 3 năm từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh, báo cáo tài chính.

Số liệu từ sách báo, tạp chí, internet.

Phương pháp so sánh: phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách

dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích là

chỉ tiêu cơ sở.

-Phương pháp tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu

cơ sở thể hiện tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ

tăng trưởng.

IV. Phạm vi giới hạn của đề tài:

Luận văn được thực hiện tại Khoa Kinh tế trường đại học Cần Thơ; thông tin,

số liệu thu thập tại công ty Rau quả Tiền Giang qua 3 năm: 2003, 2004, 2005 trong

thời gian thực tập là 3 tháng.

Do thời gian hạn hẹp, liên quan đến công tác xuất khẩu và là xuất khẩu rau quả

ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế nội dung nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào

các nội dung sau:

1. Một số lý luận chung và thực tiển.

2. Phân tích sản lượng giá trị xuất khẩu của công ty trên các thị trường.

3. Một số kết luận rút ra từ phân tích cộng với các giải pháp và kiến nghị.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 2 SVTH: Hà Thị Lan Hương

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -

Vì còn nhiều giới hạn về không gian, thời gian và nội dung nên đề tài không

tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất mong nhận được nhứng ý kiến đóng góp của

quí thấy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 3 SVTH: Hà Thị Lan Hương

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh xuất khẩu :

1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu :

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trong

phạm vi nội địa mà mở rộng ra toàn thế giới. Việc mua bán này có thể đem lại hiệu

quả rất cao hoặc hiệu quả kinh tế xấu vì đây là việc mua bán giữa nước này với nước

khác, không dễ dàng khống chế các chủ thể nước ngoài trong hoạt động mua bán

ngoại thương.

Doanh nghiệp xuất khẩu có lời từ các hoạt động mua bán xuất khẩu thì không

chỉ có doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả mà đứng trên góc độ nền kinh tế, nền

kinh tế thu được một lượng ngoại tệ từ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy doanh

nghiệp xuất khẩu phải tuân theo sự quản lý của nhà nước, nghĩa là nhà nước quản lý

các doanh nghiệp xuất khẩu ở tầm vĩ mô bằng các công cụ riêng như tỉ giá hối đoái,

thuế quan, những hạn mức đối với những mặt hàng được coi là chủ lực của nước ta

và những mặt hàng định hướng cho nền kinh tế để hạn chế bớt những rủi ro, thiệt hại

cho doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.

Do vậy có thể nói hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường

rất đặc biệt.

2. Nhiệm vụ, vai trò của xuất khẩu :

2.1. Nhiệm vụ của xuất khẩu

Để đưa Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực, nhiệm vụ của công tác

xuất khẩu là:

- Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp

hóa , hiện đại hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

- Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương

đối của đất nước, kích thích các ngành nghề phát triển.

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 4 SVTH: Hà Thị Lan Hương

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -

- Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền

kinh tế.

- Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua việc tạo

công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các

nước nhất là các nước trong khu vực, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc

tế, thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước: “đa dạng hóa và đa phương hóa

quan hệ kinh tế tăng cường hợp tác khu vực”.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ kể trên, công tác xuất khẩu phải thấy rõ những

vai trò quan trọng sau:

2.1. Vai trò của xuất khẩu:

- Là nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển

sản xuất. Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một nước thường dựa vào ba nguồn

chủ yếu là viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để

thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất thiết yếu để phục vụ công cuộc công

nghiệp hóa đất nước. Trong kinh tế xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với

nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề cho nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng cường

nhập khẩu, đồng thời tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng

trưởng kinh tế, việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều

ngành nghề mới ra đời phục vụ cho sản xuất gây phản ứng dây chuyền giúp các

ngành kinh tế khác phát triển theo, tăng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển

nhanh.

- Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất để

đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới về quy cách và chất lượng sản phẩm đồng

thời người lao động được nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành

theo huớng sử dụng có hiệu quả lợi thế của đất nước.

- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực nâng cao đời sống người dân

vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm,

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 5 SVTH: Hà Thị Lan Hương

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!