Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích thương vụ M & A của Công ty cổ phần Hùng Vương và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A
CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG VÀ
CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
AN GIANG
SVTH: ĐÀO DIỄM TRANG
MSSV: 1154040708
Ngành: Tài Chính
GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Kiều đã nhiệt tình hướng dẫn và
truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu giúp em hoàn thành tốt bài khóa
luận này. Xin cảm ơn các anh/chị trong bộ phận Kế toán – Tài chính của Công ty Cổ
phần Hùng Vương, đặc biệt là chị Vũ Ngọc Hạnh Dung đã hướng dẫn và giúp đỡ em
trong quá trình làm việc và thực hiện bài báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường Đại học Mở TPHCM, đặc biệt là Khoa Đào tạo Đặc biệt đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường, từ đó làm
nền tảng để áp dụng vào thực tế và thực hiện bài khóa luận.
Trong quá trình làm bài khóa luận, khó tránh khỏi những sai sót, rất mong
Thầy/cô bỏ qua. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thêm nhiều kinh
nghiệm và kiến thức để làm nền tảng cho con đường sự nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KHÓA LUẬN......................................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................
1.3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................
1.5. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................
1. . KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN....................................................................................
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYÊT VỀ M&A.......................................................................
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ M&A ....................................................................................
2.1. KHÁI NIỆM VỀ M&A.................................................................................................
2.2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP...............................................
2. . ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY TRONG M&A .....................................................................
2. . PHÂN LOẠI TRONG M&A......................................................................................
2. . PHƯƠNG THỨC TRONG M&A..............................................................................
2.6. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA M&A ............................................................................
B. VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TRONG M&A................................................................................1
2.1. PHƯƠNG PHÁP THỊ TRƯỜNG ..............................................................................
2.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ CÔNG TY TRONG M&A....................
C. NHỮNG RÀO CẢN TRONG M&A TẠI VIỆT NAM ..................................................2
CHƯƠNG . PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A CỦA CTCP HÙNG VƯƠNG (HVG)
VỚI CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG (AGF)..............................................................2
A. TÌNH HÌNH M&A CỦA HÙNG VƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY........2
B. PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A CỦA CÔNG TY HVG VÀ AGF...........................2
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG (HVG) .......................
3.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................
. . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN
GIANG (AGF) ....................................................................................................................
3.4. LÝ DO HVG MUỐN THÂU TÓM AGF, LỢI ÍCH MÀ THƯƠNG VỤ NÀY
ĐEM LẠI CHO CẢ HAI CÔNG TY................................................................................
3.5. QUÁ TRÌNH THÂU TÓM AGF CỦA HVG............................................................
. . PHƯƠNG PHÁP THÂU TÓM ..................................................................................
.7. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU AGF TRƯỚC THÂU TÓM ...............................................
3.8. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA 2 DOANH
NGHIỆP HAI NĂM SAU THƯƠNG VỤ M&A .............................................................
CHƯƠNG . NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................
4.1. NHẬN XÉT VỀ THƯƠNG VỤ M&A.......................................................................
.1.1. Mặt mạnh, yếu của thương vụ M&A đối với 2 doanh nghiệp ........................
.1.2. Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của HVG liên
quan đến thương vụ thâu tóm Agifish.........................................................................
4.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................
KẾT LUẬN .............................................................................................................................
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KHÓA LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được
hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh
quyết liệt giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt
động này đã tạo ra một xu thế, hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung
nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính và thị trường.
Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã được khởi động từ năm . Tính đến năm
, cả nước đã có vụ M&A với tổng giá trị là triệu đô la. Năm , số vụ
M&A là với tổng giá trị là triệu đô la. Một số vụ M&A điển hình là: Công ty
Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Dai-ichi mua lại Bảo
Minh CMG, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé.
Trong vòng năm qua, hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A) ở Việt Nam đã
và đang tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị, và có lý do để tiếp tục tin tưởng
vào tương lai khả quan của hoạt động M&A ở Việt Nam. Mục tiêu của nước ta là thu
hút hơn nữa nguồn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị
trường.... Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại
Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong
những năm tới.
M&A chính là sự thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh
nghiệp của người chủ sở hữu. Ở nhiều nước, hoạt động M&A được pháp luật thừa
nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A
phát triển cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, khó tránh khỏi việc các
doanh nghiệp làm ăn ngày càng yếu kém, thua lỗ, suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị
giảm sút, ...thì M&A được xem là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên dẫn đến phá
sản. Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ở Việt Nam không mới. Tuy
nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm chung, dù tiềm lực tài chính của doanh
nghiệp suy giảm, nhưng hoạt động này vẫn được xem như một trong những giải pháp
để củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương (HVG) được nhiều nhà đầu tư biết đến
qua các thương vụ M&A đình đám và mang lại những kết quả khả quan, Hùng Vương
không chỉ là một trường hợp điển hình trong việc chủ động lựa chọn việc mua bán, sáp
nhập (M&A), mà còn là công ty sử dụng phương thức thâu tóm nhiều lần, với kết quả