Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP,  NÔNG
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
439.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1800

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Mục lục

Lời nói đầu

CHƯƠNG I:SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ Ở TỈNH

HẢI DƯƠNG 4

I - khái quát chung về hải dương trong 5 năm qua(1996-2000)

4

1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế văn hoá xã hội Hải Dương 4

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.2 Dân số lao động

II - Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và điều kiện kinh tế ,văn hoá xã hội

nông thôn hải dương .

1- Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp .

2- Điều kiện kinh tế văn hoá ,xã hội nông thôn Hải Dương .

III, Diễn biến ,thực trạng nông nghiệp ,nông thôn hải dương trong 5 năm

qua (1996-2000):

1- Sản xuất nông nghiệp :

2-Sản xuất lâm nghiệp.

3-Sản xuất thuỷ sản.

Iv - sự cần thiết và khả năng vận dụng của chuyên đề ở hải dương

CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

I - khái quát chung về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá:

1- Khái niệm :

2- Tác dụng của công nghiệp hoá.

3- Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

3.1 - Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất:

3.2 - Xây dựng cơ cấu hợp lý và phân công lại lao động xã hội:

3.3 - Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm

còn lại của thập kỷ 90 (1996-2000) ở Việt Nam .

II - Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

1

1- Khái niệm về chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê:

1.1 - Khái niệm về chỉ tiêu thống kê

1.2 - Hệ thống chỉ tiêu thống kê:

2 - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá

và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn:

2.1- Nhóm chỉ tiêu phản ánh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tổng

hợp của nền kinh tế:

2.2- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH nông nghiệp, nông

thôn.

CHƯƠNG III-ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG

KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ

TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG

I - Khái niệm và các phương pháp về phân tích thống kê:

1-Khái niêm

2 - Các phương pháp phân tích thống kê thường sử dụng:

II - Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về quá trình CNH - HĐH:

CHƯƠNG IV-PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I - Hiệu quả quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:

II - Về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nông

nghiệp, nông thôn:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

Lời nói đầu

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện Đảng, Nhà nước và

nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Đặc biệt sau 5

năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, một Đại hội có ý nghĩa lịch sử, đánh

dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới. Thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá (CNH) - hiện đại hoá (HĐH), xây dựng nước Việt Nam độc lập,

dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng XHCN.

Về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là quá trình đẩy mạnh

CNH - HĐH là xây dựng được một nền kinh tế phát triển cân đối và bền vững

với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát huy được mọi năng lực của con người

phục vụ vào quá trình xây dựng đất nước.

Quà trình đẩy mạnh CNH - HĐH được thực hiện ở tất cả các ngành

của toàn bộ nền kinh tế. Ở các địa phương và ở các vùng lãnh thổ với sự chỉ

đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.

Để cho việc thực hiện quá trình đó một cách có hiệu quả nhất, và cũng

cần có những cơ sở để kiểm tra hiệu quả, chất lượng qua quá trình đó chúng ta

phải có một hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình chuyến biến công nghiệp

hoá, hiện đại hoá trong nền kinh tế.

Để thấy một phần nào thực trạng quá trình CNH - HĐH và có những

đánh giá đúng đắn quá trình CNH - HĐH ở nước ta. Trong chuyên đề này em

xin giới thiệu "Hệ thống chỉ tiêu CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn và áp

dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích quá trình CNH - HĐH

ở tỉnh Hải Dương".

Do vấn đề này có nội dung rất mới và rộng nên không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Vậy em đề nghị các thầy, các cô cùng các bác ở Cục Thống

kê Hải Dương. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Trần Ngọc Phác và bác trực

3

tiếp phụ trách thực tập Phạm Đức Đông hết sức giúp đỡ để cho đề tài được

hoàn chỉnh.

CHƯƠNG I:

SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ

Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

-------------

I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẢI DƯƠNG TRONG 5 NĂM QUA(1996-2000)

1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế văn hoá xã

hội Hải Dương

1.1 Điều kiện tự nhiên

Hải Dương nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với diện tích

đất tự nhiên là 1648,4 km2 (năm 2000) xấp xỉ bằng 1,866 lần diện tích đất tự

nhiên tỉnh Hưng Yên,1,792 lần Hà Nội 1,11 lần Hải Phòng và 1,3 lần diện

tích đất tự nhiên đồng bằng sông Hồng . Điều đó cho ta thấy Hải Dương cũng

là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên vào loại lớn ở đồng bằng sông Hồng ,chỉ

đứng sau Hà Tây và Nam Định .

Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Hải Dương trong vòng 5 năm qua về

tình hình sử dụng đất cũng có nhiều sự nhiều thay đổi cả về các loại đất và cơ

cấu của nó .

Như ta đã biết Hải Dương có một tuyến giao thông quan trọng nối

thành phố Hà Nội với thành phố Hải Phòng đó là quốc lộ 5 .Với sự phát triển

của tuyến giao thông quan trọng này đã góp phần thúc đẩy sự trao đổi buôn

bán giữa Hải Dương với hai thành phố lớn đó .Mặt khác phía bắc Hải Dương

giáp với 3 tỉnh là Quảng Ninh ,Bắc Giang và Bắc Ninh,phía tây giáp với

Hưng Yên và đi xuống phía nam là giáp với Thái Bình

Hải Dương có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn và

sâu sắc của gió mùa Châu Á.Trong năm hình thành hai mùa khá rõ rệt, phù

4

hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng. Tiềm

năng nhiệt độ ,độ ẩm khá dồi dào và phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh

Nhiệt độ trung bình hàng năm xấp xỉ 23,2 0 C, nhiệt độ cao nhất trung

bình là 36, 0 C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 7,3 0 C. Độ ẩm trung bình hàng

năm là 86 % ở trạm Hải Dương và 80 % ở trạm Chí Linh . Số giờ nắng trung

bình năm 1.427 giờ ở trạm Hải Dương và 1.455 giờ ở trạm Chí Linh .Với

những thông tin về nhiệt độ và độ ẩm lượng mưa và số giờ nắng của Hải

Dương trung bình trong 5 năm qua như vậy là rất thuận lợi cho việc phát triển

sản xuất nông nghiệp ,lâm nghiệp và thuỷ hải sản .

Nét đặc trưng của khí hậu của Hải Dương nói riêng và của đồng bằng

châu thổ sông Hồng nói chung là có một mùa đông lạnh từ tháng 11 năm

trước kéo dài đến hết tháng tư năm sau , có những tiết mưa phùn trong mùa

khô do ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa châu Á .Đó là điều kiện hết sức thuận

lợi cho việc tăng vụ trong năm ;vụ đông với các cây ưa lạnh như su hào, bắp

cải v..v..

1.2 -Dân số lao động .

Hải Dương hiện có 12 đơn vị huyện, thành phố với 238 xã ,14 thị

trấn .Dân số trung bình năm 2000 là 1.664,7 nghìn người trong đó dân số nam

trung bình là 805,7 nghìn người ,chiếm 48% tổng dân số ;nữ 859 nghìn

người ,chiếm 52%. Dân số thành thị là 230 nghìn người ,chiếm 13,8% ;dân số

nông thôn là 1434,7 nghìn người ,chiếm 86,2% .Mật độ dân số trung bình

chung cho toàn tỉnh là 1009,9 người /km2

tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh

năm 2000 là 10,6 0

/0 0

Ta có thể thấy công tác y tế và công tác kế hoạch hoá gia đình ở Hải

Dương là rất tốt vì đã giảm tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng tự nhiên dân số một cách

nhanh chóng vào năm 1997 tỉ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh là 13,2 phần

nghìn và tỉ lệ sinh là 18,2% .Lực lượng lao động của tỉnh (1/7) năm 2000 là

879.893 người .Trong đó lao động trong các ngành kinh tế của địa phương là

5

825.164 người chiếm 93,78%;trong khu vục nhà nước chiếm 6,22% tức là

54.729 người .Nếu phân chia lao động theo lao động nông thôn và lao động

thành thị thì lao động nông thôn có 719.840 người chiếm 81,81 % và lao động

thành thị có 160.053 ngưòi chiếm 18,19 % trình độ của lực lượng lao động

được chia làm 4 cấp ;Chưa tốt nghiệp PTTH ,tốt nghiệp PTTH ,có trình độ

trung học chuyên nghiệp-cao đẳng và có trình độ đại học trở nên . Nếu lực

lượng lao động phân chia theo ngành kinh tế chia ra lao động trong ngành

công nghiệp, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, lao động

trong ngành dịch vụ và các ngành khác .

II - CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỀU

KIỆN KINH TẾ ,VĂN HOÁ XÃ HỘI NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG .

1- Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp .

Theo số liệu thống kê năm 2000 ,toàn tỉnh Hải Dương hiện có 98. 393

ha đất nông nghiệp; diện tích đất canh tác là 82.200 ha; tổng số lao động trên

địa bàn là 879.893 người trong đó lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có

739.048 người chiếm 83,99% ,có 871 trạm bơm lớn nhỏ trong toàn tỉnh phục

vụ cho sản xuất nông nghiệp với tổng công xuất hoạt động 2.929.100 m3

/giờ,

vậy công suất trung bình của mỗi trạm bơm 3.362,9 m3

/giờ ;có 1838 máy kéo

các loại với tổng công suất hoạt động trung bình 23.968 CV hay công suất

trung bình của mỗi kéo là 13,04 CV /1 cái , cho thấy phần lớn các loại máy

kéo của tỉnh là máy kéo lớn (> 12CV) ;có 4130 máy bơm các loại với tổng

công suất thiết kế là 36.216.000 m3/giờ. Diện tích có thể được tưới tiêu chủ

động cả năm là 80.930 ha tổng chiều dài kênh mương hiện có là 9.031 km

trong đó có 30 km đã dược kiên cố hoá bằng ngân sách của địa phương và

trung ương ,chiếm 0,33% tổng chiều dài kênh mương hiện có, đây là con số

rất nhỏ để phản ánh tình hình kiên cố hoá kênh mương của Hải Dương .

Việc phục vụ vận chuyển để sản xuất nông nghiệp cũng là một điều

hết sức quan trọng. Hiện toàn tỉnh có 1.600 chiếc máy kéo, công nông phục

6

vụ sản xuất nông nghiệp; 4.200 hộ nông thôn đã mắc điện thoại ... Các trạm

phục vụ sản xuất, trồng trọt chăn nuôi tuy có một số nhưng hoạt động không

hiệu quả .

Do cơ chế thị trường và xoá bỏ làm ăn tập thể kiểu hợp tác xã chuyển

sang giao khoán thẳng cho hộ ,cho từng hộ nông dân tự hoạch toán và tự sản

xuất nên việc thống kê tình hình cung cấp vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu cho

nông nghiệp, nông thôn là điều hết sức khó khăn và có thể nói là không làm

được .

Với thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp nông thôn của tỉnh

Hải Dương trong vòng 5 năm qua (1996-2000), cho ta thấy không ít yéu kém

và nhiều mặt còn hạn chế cần phải đầu tư mới và đầu tư bổ sung để taọ được

một cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn xứng đang để đẩy mạnh

và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

của cả nước nói chung và của tỉnh hải dương nói riêng, góp phần phát triển

nông nghiệp, nông thôn tương ứng với vị trí xứng đang của nó .

2- Điều kiện kinh tế văn hoá ,xã hội nông thôn Hải Dương .

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Hải Dương trong vòng năm 5 năm

qua theo giá hiện hành là 43,32% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là

1.932.450 triệuVND .Trong khi đó, tốc độ tăng trương GDP đầu người là

37,94% hay 1,0564 triệu VND/người . Qua đây ta cũng thấy được sự tăng nhanh

của GDP trong vòng 5 năm qua .

Một trong những biểu hiện về trình độ dân trí ở một địa phương trước

hết phải kể đến trình độ học vấn. Theo tài liệu của Cục Thống kê ,Sở lao động

và Sở khoa học công nghệ và môi trường trong năm 2000 của Hải Dương

như sau : Số lao động tốt nghiệp PTTH có 194.500 người chiếm 22,1% ;số

lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng là 36.500 chiếm

4,15% ;13.300 lao động có trình độ đại học trở nên ,chiếm 1,51% số lao động

chưa tốt nghiệp PTTH có 635.593 ,chiếm 72,23% .Lao động nông, lâm

7

nghiệp, thuỷ sản có 739.038 trong đó có 164.400 lao động đã tốt nghiệp

PTTH chiếm 22,24% ;12.100 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp,

cao đẳng chiếm 1,64% ;640 lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,09%

còn lại 561.908 lao động chưa tốt PTTH chiếm 76,03% . Từ kết quả trên

cho ta thấy lực lượng tham gia lao động trong nghành nông nghiệp có trình độ

rất thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 75% , còn lao động

có trình độ cao tốt nghiệp đại học trở nên thì chỉ chiêm 0,09% .

Trong toàn tỉnh hiện có 580 trường học trong đó : 276 trường tiểu học

chiếm 47,59 % ;271 trương PTCS chiếm 46,2%; 33 trường PTTH chiếm

5,69% ; có 6.400 phòng học và 13.900 giáo viên các cấp,tính trung bình cho

toàn tỉnh và cho cả 3 cấp học thì mỗi trường có khoảng 24 giáo viên .

Trong tỉnh có 287 cơ sở y tế trong đó có 18 bệnh viện và 263 trạm y tế

với 3.700 giường bệnh ;3.200 cán bộ y tế trong đó có 600 bác sĩ chiếm

18,75%

.Số giường bệnh bình quân cho một cơ sở y tế là 13 giường ,số giường

bệnh tính cho 10.000 dân là 22,3 giường ,số bác sĩ tính bình quân cho 10.000

dân là 3,6 bác sĩ thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân trung cả nước hiện

nay .

Toàn tỉnh hiện có 34.000 máy điện thoại ,bình quân 100 người dân thì

có 2,1 máy điện thoại . Nhà ở và đồ dùng gia đình theo tài liệu điều tra năm

2000 số hộ nông thôn có nhà kiên cố trong tổng hộ nông thôn chiêm 38,95%

hay 138.800 ;35.600 hộ có xe máy chiếm 9,99% ;249.500 hộ có ti vi chiếm

70% ; số hộ có radio ,casset chiếm 36,98% tương ứng 131.800 hộ ;số hộ sử

dụng nước sạch chiếm 90,52% hay có 322.600 hộ

Thông qua một số chỉ tiêu nói trên, có thể nói điều kiện kinh tế xã

hội ,nông thôn Hải Dương có nhiều tiến bộ nhưng cũng chưa phải ở dạng cao

còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết .Điều kiện kinh tế chưa thực sự tốt ,mức

8

sống và mức thu nhập bình quân đầu người còn ở mức trung bình hay dưới

mức trung bình của cả nước .

III- DIỄN BIẾN ,THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ,NÔNG THÔN HẢI

DƯƠNG TRONG 5 NĂM QUA (1996-2000):

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Hải Dương trong 5 năm đã

đạt được những thành quả to lớn nhịp độ phát triển cao; bảo đảm cung cấp,

đáp ứng nhu cầu nhu cầu lương thực ,thực phẩm trên địa bàn tỉnh cũng như

để xuất khẩu; từng bước có nhiều chuyển đổi lớn do có sự thực hiện đúng đắn

các Nghị quyết của Đại hội Đảng VIII nói chung và các Nghị quyết của Đại

hội Đảng bộ tỉnh nói riêng và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; vấn

đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong chặng

đường đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá. Để hoàn thành những mục

tiêu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản toàn diện triệt để ; 5 năm

qua toàn tỉnh đã đầu tư trung bình mỗi năm 4.725 Triệu VND cho ngành nông

nghiệp; gồm đầu tư cho tu bổ và kiên cố hoá kênh mương đê điều đầu tư xây

dựng lại và xây mới cho các công trình thuỷ lợi trong đó có hệ thống kênh

mương ,đặc biệt là việc kiên cố hoá kênh mương trong tỉnh để nâng cao diện

tích tưới tiêu cho nông nghiệp; đầu tư cho các trạm trại để xây dựng cơ sở vật

chất để lai tạo giống cây, con mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tạo ra

những cây trồng vật nuôi có chất lượng và năng suất cao ,phủ xanh đất trống

đồi trọc bảo vệ môi trường thiên nhiên, khu sinh thái đặc biệt là việc đầu tư

cho các chương trình trồng và khai thác rừng một cách có hiệu quả nhất. Sản

xuất nông,lâm ,thuỷ sản của tỉnh trong 5 năm (1996-2000) đạt được nhịp độ

phát triển vững chắc, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; từng bước

chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng công nghiệp

hoá ,hiện đại hoá nông thôn mà nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân

tỉnh đề ra trong kế hoạch hàng năm và trong 5 năm qua.

Để đạt được mục tiêu phát triển nông, lâm, thuỷ sản toàn diện ;trong 5

năm qua toàn tỉnh đầu tư xấp xỉ 216,5 tỉ đồng cho ngành nông, lâm thuỷ sản

9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!