Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may thăng long
MIỄN PHÍ
Số trang
87
Kích thước
496.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1087

phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may thăng long

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TY MAY

THĂNG LONG

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

a Giới thiệu về công ty

Công ty cổ phần may thăng long (nguyên là công ty may thăng long)

là doanh nghiệp may xuất khẩu được thành lập ngày 8 – 5 – 1958.

Tên giao dịch quốc

tế:

Thang Long Garment Joint Stock Company.

Tên viết tắt: THALOGA.

Trụ sở chính: 250 phố Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng –

Hà Nội.

Các cơ sở khác: Xí nghiệp may Nam Hải – tỉnh Nam Định.

Liên doanh may Thăng long G & A – tỉnh Hà

Nam.

Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm:

250 Minh Khai và 37 – 39 Ngô Quyền – Hà

Nội.

Tổng số vốn: 23 tỷ

Tổng số lao động: hơn 2500 cán bộ công nhân viên

THALOGA được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất

các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách

hàng trong nước và nước ngoài. Hệ thống quản lý chất lượng của

THALOGA đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và đã thực hiện chuyên

môn hóa sản xuất các mặt hàng.

Sản phẩm chủ yếu của THALOGA gồm sơmi nam nữ, quần âu, bộ

comple, jacket các loại, quần áo bò, các sản phẩm qua giặt mài, các loại

áo khoác, bộ đồng phục người lớn và trẻ em, quần áo thể thao, quần áo

dệt kim…

THALOGA có 05 xí nghiệp may tại Hà Nội, Hòa Lạc (Hà Tây),

Nam Định và 01 Công ty liên doanh tại Hà Nam với 98 dây chuyền sản

xuất sử dụng nhiều loại thiết bị của các nước tiên tiến trên thế giới như:

Mỹ, Nhật, CHLB Đức… cùng nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại như

máy bổ túi tự động, máy thêu điện tử, dây chuyền may sơmi và dây

chuyền may quần jean tự động, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi

tính…

Năng lực sản xuất của THALOGA khoảng trên 12.000.000 sản phẩm

may mặc các loại/năm. Sản phẩm của THALOGA nhiều năm được bình

chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, đã được xuất khẩu và có uy tín

1

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,

Đông Âu, Châu Phi, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…

b. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Những năm đầu hình thành

Thực hiện chủ trương của Bộ chính trị và thành ủy Hà Nội giai đoạn

đó là ra sức cải tạo Công nghiệp, củng cố thành phần kinh tế quốc

doanh, Trung ương đầu tư xây dựng các nhà máy: Cơ khí Hà Nội, dệt

kim Đông Xuân, văn phòng phẩm Hồng Hà, gỗ Cầu Đuống, cao su Sao

Vàng, thuốc lá Thăng Long…Nằm trong điều kiện và bối cảnh lịch sử

đó, Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) chủ trương thành lập

một cơ sở may mặc xuất khẩu tại Hà Nội.

Ngày 08/5/1958, sau gần một tháng chuẩn bị, Bộ Ngoại Thương đã

chính thức ra Quyết định thành lập Công ty may mặc xuất khẩu – tiền

thân của Công ty may thăng long, thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu

tạp phẩm. Tổng số cán bộ, công nhân ngày đầu của Công ty chỉ có 28

người.

Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, Công ty đã tổ chức phong

trào thi đua, ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch

năm với tổng sản lượng 392 129 sản phẩm đạt 112.8% chỉ tiêu.

Năm 1959, kế hoạch Công ty được giao tăng gấp 3 lần năm 1958. Số

lượng công nhân chính thức tăng lên đến 1361 người và 3524 người ở

các cơ sở gia công. Quy mô Công ty không ngừng được mở rộng nhưng

không được tập trung.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm của đất nước ( 1961 –

1965)

Tháng 7 – 1961, được phép của Bộ chủ quản, Công ty chính thức

chuyển địa điểm làm việc về 250 phố Minh Khai. Địa điểm mới có

nhiều thuận lợi, mặt bằng rộng rãi tạo điều kiện tập trung các cơ sở sản

xuất còn phân tán trước đó, tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín khá

hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng gói.

Trong thời gian này Công ty cũng được Bộ trang bị thêm 178 máy

chạy điện của Cộng hòa dân chủ Đức, đây là loại máy hiện đại hồi bấy

giờ, máy cắt vòng, máy tiện, máy khoan, máy mài. Thay đổi thiết bị từ

thủ công sang máy chạy điện đã đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật mặt

hàng may xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác

nghiên cứu, cải tiến dây chuyền sản xuất một cách khoa học, hợp lý. Cả

5 năm Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975)

Trong giai đoạn giặc Mỹ đem máy bay ra đánh phá miền Bắc, hầu

hết Công ty phải sơ tán về địa bàn nông thôn tỉnh Hà Bắc, Hà Nam…tuy

nhiên Công ty vẫn cố gắng hoàn thành kế hoạch sản xuất.

2

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

Đầu năm 1969, Bộ thương mại có quyết định sát nhập Công ty gia

công may mặc với xí nghiệp may xuất khẩu Hà Nội. Qua 3 năm thực

hiện công tác cải tiến quản lý xí nghiệp (1969 – 1971) tuy còn nhiều mặt

cần khắc phục nhưng cơ bản Công ty đã có những thành tích đáng kể,

một trong số đó là lần đầu tiên Công ty nhận gia công mặt hàng của

Pháp – một trung tâm “mốt” của Châu Âu.

Những ngày tháng khó khăn nhất có lẽ là 12 ngày đêm khói lửa trên

bầu trời Hà Nội (18-12 đến 29 – 12 – 1972). Có lúc số giờ thực tế sản

xuất chỉ còn 10%, năm 1972 Công ty chỉ đạt 67% chỉ tiêu nhưng đó là

con số được viết bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của toàn bộ

đội ngũ công nhân viên Công ty.

Năm 1973, Mỹ bị buộc ngừng bắn phá miền Bắc. Công ty đã gấp rút

khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt tay ngay vào sản xuất. Thời gian

này, Bộ Công nghiệp nhẹ đầu tư thêm cho 3 phân xưởng may và phân

xưởng cắt nâng số máy ở phân xưởng may lên 391 chiếc, phân xưởng

cắt 16 chiếc…Tình hình sản xuất năm 1973 – 1975 đã có những tiến bộ

rõ rệt: tổng sản lượng tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1973

100,77%, năm 1974 đạt 102,28%, năm 1975 102,27%.

Cùng thủ đô và cả nước tiến lên xây dựng CNXH

Năm 1979 Công ty mang tên: Xí nghiệp May Thăng Long

Năm 1981 Xí nghiệp bắt đầu gia công áo sơ mi cao cấp cho Cộng

hòa Dân chủ Đức (liên bang Đức ngày nay) với số lượng 400.000 sản

phẩm. Năm 1985 tăng 1.300.000 sản phẩm tiếp đến xí nghiệp nhận hợp

đồng gia công cho Pháp và Thụy Điển. Giữ vững nhịp độ tăng trưởng

từng năm, năm 1981 xí nghiệp giao 2.669.771 sản phẩm, năm 1985 giao

3.382.270 sản phẩm sang các nước: Liên Xô, Đức, Pháp, Thụy Điển.

Năm 1986 sản lượng giao nộp của xí nghiệp đạt 109,12%. Sản phẩm

xuất khẩu đạt 102,73%. Năm 1987 tổng sản phẩm giao nộp đạt

108,87%, hàng xuất khẩu đạt 101,77%.

Trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước (1988 – 2003)

Trong những năm 1990 – 1992, tình hình Quốc tế tiệp tục diễn biến

ngày càng phức tạp. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan

rã và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. Khủng hoảng kinh tế - xã hội

gay gắt, lạm phát cao (67%), các thế lực phản động trong và ngoài nước

tăng cường chiến dịch “diễn biến hòa bình”. Tất cả những điều trên đặt

đất nước vào trong tình thế hiểm nghèo. Tình hình vô cùng khó khăn,

đặc biệt đối với một xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước

phe XHCN, có thể nói xí nghiệp may Thăng Long đã “mất trắng” thị

trường của mình. Để tìm câu trả lời cho vấn đề “tồn tại hay không tồn

tại”, lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nâng cao trình độ công

nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới chất lượng cao đủ sức

xâm nhập các thị trường mới giàu tiềm năng như Tây Âu, Nhật đồng

thời cũng chú trọng thị trường trong nước. Trong năm 1990 – 1992, xí

3

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

nghiệp đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ dây chuyên công

nghệ lạc hậu trước đây bằng thiết bị mới của Cộng hòa liên bang Đức và

Nhật Bản.

Đi đôi với việc cải tiến công nghệ, bộ máy quản lý và cơ cấu lao

động cũng được sắp xếp lại. Bước đầu tinh giảm biên chế từ 3.016

xuống 2412 người, phòng nghiệp vụ từ 14 phòng xuống còn 7 phòng, tỷ

lệ lao động gián tiếp từ 18.5% xuống còn 8%.

Tháng 6 – 1992 xí nghiệp may Thăng Long đổi tên thành Công ty

may Thăng Long.

Năm 1995, Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan

hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài có tên tuổi như:Công ty Kowa,

Marubeny (Nhật Bản), Công ty Rarstab (Pháp), Công ty Valeay, Tech

(Đài Loan). Đàm phán ký hợp đồng trả nợ Nga, Libi (tổng giá trị hơn

600.000 USD). Thực hiện phương thức kinh doanh “mua đứt bán đoạn”

năm 1995 đạt 21,200 tỷ đồng, chiếm 43,26% doanh thu, trong đó giá trị

các hợp đồng FOB xuất khẩu đạt 13,702 tỷ đồng, chiếm 28% doanh thu.

Năm 1996, Công ty đầu tư 6 tỷ đồng thành lập xí nghiệp may Nam

Hải tại thành phố Nam Định. Tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các bạn

hàng mới. Sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận với Việt Nam, Công ty là

đơn vị đầu tiên của nghành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu được

20.000 sản phẩm áo sơmi bò sang thị trường Mỹ.

Năm 1998, Công ty đã được tặng cờ của Bộ Công nghiệp công nhận

là đơn vị có tỷ lệ hàng FOB cao nhất trong nghành. Giá trị bán hàng

(FOB + nội địa) chiếm tỷ trọng 80% trên tổng doanh thu.

Năm 2001, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng công trình nhà máy

may Hà Nam với tổng số vốn đầu tư trên 30 tỷ. Sản phẩm Công ty đạt

giải thưởng Cúp sen vàng tại Hội chợ xuất khẩu và tiêu dùng và là 1

trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu.

Năm 2002, Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ 5.500.000 sản

phẩm tăng 150% so với năm 2001. Mạng lưới tiêu thụ hàng nội địa của

Công ty lên tới 80 đại lý. Sản phẩm quần bò nữ đạt huy chương Vàng,

sản phẩm dệt kim đạt huy chương Bạc tại Hội chợ Quốc tế hàng công

nghiệp Việt Nam. Doanh thu nội địa đạt trên 20 tỷ đồng. Tỷ trọng FOB

chiếm 50% doanh thu.

Năm 2003, Công ty phấn đấu đạt kinh nghạch xuất khẩu 67,5 triệu

USD, tăng 50% so với năm 2002, ký hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc

sang thí trường Mỹ, đảm bảo việc làm cả năm cho gần 4000 cán bộ

công nhân viên.

Những thành tích mà Công ty đã đạt được cho tới năm 2003:

Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2002)

Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1997)

Huân chương Lao Động hạng Nhất (năm 1988)

Huân chương Lao Động hạng Nhì (năm 1983)

4

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

Huân chương Lao Động hạng Ba (năm 1978, 1986, 2000, 2002)

Huân chương Chiến Công hạng Nhất (năm 2000)

Huân chương Chiến Công hạng Nhì (năm 1992)

Huân chương Chiến Công hạng Ba(năm 1996)

Ngoài những phần thưởng cao quý trên Công ty còn nhận được nhiều

bằng khen và giấy khen của Bộ Công nghiệp, UBND thành phố Hà Nội,

Tổng công ty Dệt may Việt Nam, UBND quận Hai Bà Trưng. Hệ thống

quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.

Bảng kê một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty từ năm 1991 đến

năm 2002

m

Số lao

động

(người)

Giá trị

SXCN

(1)

(Triệu

đồng)

Tổng

doanh

thu

(Triệu

đồng)

Kinh

nghạch

xuất

khẩu

(2) (Tr

USD)

Số

lượng

SP

sản

xuất

(3)

(1000

chiếc

)

Số

lượng

SP

xuất

khẩu

(3)

(1000

chiếc

)

Tổng

vốn đầu

(Tr

đồng)

Nộp

ngân

sách

(1000 đ)

Thu

nhập

bp/ng/t

h

(1000

đ)

199

1

2.183 3.296 12.059 1.213 1.126 701 705.000 179

199

2

2.115 5.230 27.459 946 863 5.316 1.891.00

0

397

199

3

2.100 6.480 29.536 1.596 1.554 5.597 1.733.00

0

420

199

4

2.279 8.456 41.239 1.992 1.809 1.262 1.943.00

0

496

199

5

2.071 19.30

2

48.720 1.967 1.919 3.850 1.267.00

0

567

199

6

2.013 22.77

9

53.910 14 1.889 1.862 5.964 1.381.00

0

620

199

7

2.000 27.50

0

64.500 23 1.509 1.420 41.257 1.500.00

0

735

199

8

1.996 35.93

6

78.881 28 1.590 1.384 14.105 1.645.00

0

835

199

9

2.000 42.43

9

97.000 31 2.567 2.224 8.520 2.874.00

0

920

200

0

2.165 47.56

0

112.170 37 3.670 3.204 12.669 3.370.00

0

1.000

200

1

2.300 55.68

3

130.378 40 4.065 3.474 20.200 3.470.00

0

1.100

200

2

2.856 71.53

0

160.239 44 5.390 5.027 39.000 3.118.00

0

1.100

Ghi chú:

(1): Giá cố định năm 1994

(2): Tính giá nguyên phụ liệu

(3): Qui sơmi

5

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

Năm 2004 tới nay

Năm 2004 là năm đánh dấu sự chuyển đổi lớn lao của Công ty may

Thăng Long từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ

phần với 51% số cổ phần do Nhà nước chi phối.

Đây cũng là năm mà toàn nghành dệt may nói chung và công ty cổ

phần may Thăng Long nói riêng gặp nhiều khó khăn về thị trường và

vốn, vì thị trường Mỹ phải áp dụng hạn nghạch ngay từ đầu năm. Thị

trường EU sau 2 tháng cấp phép tự động nhưng sau đó một số cat lại bị

dừng gây khó khăn cho việc thực hiện các đơn hàng đã ký với khách.

Các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ cạnh tranh gay gắt về giá cả

trong khi đó các chi phí đầu vào như xăng dầu, vận chuyển, nguyên phụ

liệu… lại tăng.

Đối mặt khó khăn Công ty vẫn tiếp tục hoạt động và có những điều

chình cho phù hợp với tình hình mới. Ngay khí có quyết định của Bộ

Công nghiệp cho phép chuyển đổi sang công ty CP, thực hiện nghị

quyết của hội đồng quản trị, công ty nhanh chóng tổ chức sắp xếp lại bộ

máy, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới

công nhân viên, các cổ đông hiểu rõ và yên tâm công tác.

Xây dựng các chỉ tiêu khoán như khoán quỹ lương trên doanh thu,

khoán các chi phí cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh,tiết giảm các

chi phí trong sản xuất.

Xây dựng, hoàn thiện các quy chế phù hợp với thực tế của công ty

CP.

Tổ chức lại phòng thị trường nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm

khách hàng, mở rộng thị trường.

Chủ động giải quyết các vấn đề, các liên doanh làm ăn ko hiệu quả.

Tuy nhiên, năng suất lao động của công ty vẫn còn thấp, hiệu quả sử

dụng vốn chưa cao. Năng suất tính chung cho cả năm 2004 của từng xí

nghiệp như sau:

- XN1 bình quân 157 USD/người/tháng.

- XN2 bình quân 144 USD/người/tháng.

- XN3 bình quân 135 USD/người/tháng.

- XN Nam Hải bình quân 127 USD/người/tháng.

Nếu tính chung cho cả 4 XN thì năng suất bình quân/người/tháng là

141 USD so với chỉ tiêu 180 USD mới đạt 78%.

Các mặt hàng bán ra lượng mã hàng có giá trị cao còn ít, điều này

cho thấy công ty cần chú ý tới việc nâng cao thương hiệu hàng hóa

THALOGA và hiệu quả của khâu tiếp thị kinh doanh hàng may mặc.

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004 như sau:

- Tổng doanh thu: 112 tỷ 610 triệu VNĐ (trong đó xuất khẩu: 76 tỷ

807 tr, doanh thu gia công 55 tỷ 471 tr)

- Giá trị tài sản cố định: Giá trị còn lại: 70 tỷ 198 tr VNĐ

- Vay ngắn hạn: 54 tỷ

6

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

- Vay dài hạn: 59 tỷ

- Thành phẩm tồn kho NĐ: 21 tỷ

- Lợi nhuận: 1 tỷ 978 tr

Kết quả đạt được chưa khả quan lắm song về cơ bản công ty đã đảm

bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động kể cả những ngày tháng

trái thời vụ.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

a. Cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong công ty

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Nguồn: phòng Kế toán

Chức năng của các bộ phận trong Công ty

7

XN may

3

XN may

2

XN may

1

XN may

Hà Nam

XN may

Nam Hải

XN may

phụ trợ

Đại hội đồng cổ

đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm sát

P. Kế

toán

P.KH

X-NK

P.Kỹ

thuật

P.KTC

T

P.Thị

trường

Văn

Phòng

Ban giám đốc

P.CB

SX

P.KD

TH

Nguyễn Xuân Sáng Tin 44 B

Đại hội đồng cổ đông: tập hợp những người có cổ phần trong công

ty may Thăng Long.

Hội đồng quản trị: được chọn ra từ đại hội đồng cổ đông, là những

người có số cổ phần lớn nhất có quyền đưa ra các đường lối, chính sách

hoạt động cho công ty

Ban kiểm sát: giám sát hoạt động của toàn bộ công ty từ hội đồng

quản trị tới ban giám đốc, đồng thời chịu sự giám sát của hội đồng quản

trị.

Ban giám đốc: bao gồm 1 tổng giám đốc và 5 phó giám đốc, điều

hành các công việc của công ty.

Phòng Kế toán (phòng tài vụ): chịu trách nhiệm toàn bộ công tác

hạch toán, kế toán của Công ty, có trách nhiệm kiểm tra các chi phí phát

sinh trong quá trình sản xuất ở các xí nghiệp và toàn công ty

Phòng kỹ thuật: có chức năng nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ

khoa học vào sản xuất. Khi có kế hoạch thì triển khai các mẫu, may thử

các mẫu và thông qua khách hàng duyệt, trước khi đưa vào sản xuất

hàng loạt, lập định mức, tổ chức kỹ thuật.

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu(P.KHX-NK): Nhiệm vụ đặt ra

các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, năm, điều động sản xuất, ra lệnh sản

xuất tới từng phân xưởng, nắm kế hoạch của từng xí nghiệp, có trách

nhiệm tổng hợp cân đối vật tư

Phòng thị trường: nhiệm vụ mua nguyên phụ liệu, xây dựng các

phương án sản xuất kinh doanh. Tìm khách hàng để ký hợp đồng gia

công may mặc, ký kết các hợp đồng mua bán nguyên liệu với nước

ngoài, làm thủ tục xuất nhập khẩu, thanh toán, mở L/C, giao dịch đàm

phán với khách hàng.

Phòng kiểm tra chất lượng(P.KTCL): có nhiệm vụ kiểm tra chất

lượng sản phẩm mẫu khi sản xuất, được thành lập thành mạng lưới từ

công ty tới các xí nghiệp.

Văn phòng: có nhiệm vụ quản lý lao động, chịu trách nhiệm tuyển

dụng khi cần thiết, xác định mức tiền lương, tính thưởng năng suất.

Phòng kinh doanh tổng hợp (P. KDTH): nhiệm vụ chủ yếu là hoạt

động tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm về việc đưa hàng hóa tới tay

người tiêu dùng. Bên cạnh đó lập các báo cáo doanh thu nội địa, các chi

phí phát sinh trong quá trình bán hàng.

Phòng chuẩn bị sản xuất (P.CBSX): có chức năng, nhiệm vụ

thống kê lượng nguyên phụ liệu cho một lô hàng sản xuất, thông kê các

yếu tố cần thiết cho một dây chuyền sản xuất, tư vấn cho bộ phận

nguyên vật liệu.

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!