Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp container ở cảng hải phòng, thời
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và
đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nhu cầu về lưu thông hàng hoá giữa các nước ngày
càng tăng lên. Vì vậy lĩnh vực giao thông vận tải rất được quan tâm phát triển. Trong
đó, vận tải biển là một bộ phận được quan tâm nhiều nhất. Bởi vì khối lượng hàng hoá
được vận chuyển thông qua hình thức vận tải biển là rất lớn.
Việt Nam là nước có đường bờ biển chạy dài. Đây là một lợi thế để nước ta
phát triển ngành kinh tế vận tải biển. Do xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, ngành Hàng
hải Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng là những thách
thức, khó khăn lớn đòi hỏi phải vượt qua.
Hải Phòng được mệnh danh là thành phố cảng. Cảng Hải Phòng hiện đang
trong tình trạng quá tải. Tàu phải xếp lốt để được bốc hàng không phải là chuyện hiếm
thấy. Nguyên nhân của sự quá tải này là do thiết bị bốc xếp ở cảng chưa được đầu tư
đầy đủ. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các nhà quản trị là phải tìm ra một
phương án đầu tư thiết bị bốc xếp đúng đắn, có thể đáp ứng nhu cầu bốc xếp ngày
càng tăng.
Để vận dụng lý luận của môn học quản trị dự án đầu tư vào việc lập một dự án
khả thi, em đã được giao đề tài: Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị
bốc xếp CONTAINER ở cảng Hải Phòng, thời kì phân tích 9 năm.
Nội dung cơ bản sẽ được giải quyết là:
1. Tổng quan về dự án đầu tư thiết bị bốc xếp ở cảng Hải Phòng.
2. Lập phương án kinh doanh cho các thiết bị bốc xếp.
3. Tính kết quả kinh doanh cho từng phương án.
4. Phân tích tính khả thi về tài chính của từng phương án, chọn phương án đầu
tư.
5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của phương án được chọn.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1 1
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của
ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng.
Theo khoản 1 điều 3 luật đầu tư: “ Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành nên tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo tài sản để tài sản này có thể
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được mục đích của người bỏ
vốn. Hay đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
trong tương lai.
*. Hoạt động đầu tư phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Lượng vốn bỏ ra phải đủ lớn.
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư tương đối dài.
- Hoạt động đầu tư phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Theo khoản 7 điều 3 luật đầu tư: hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư
trong quá trình đầu tư bao gồm các hoạt động: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và
quản lý dự án đầu tư.
Như vậy về bản chất, hoạt động đầu tư là quá trình thực hiện việc chuyển hoá
vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh. Do
đó, đối với nền kinh t ế, hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và
duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế. Đối với chủ đầu
tư, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng
cường cơ sở vật chất kĩ thuật mới, duy trì hoạt động của cơ sở kĩ thuật hiện có và là
điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh.
Những lợi ích mà hoạt động đầu tư mang lại
- Lợi ích về kinh tế tài chính.
- Lợi ích về kinh tế xã hội.
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực của nền kinh tế để tiến hành các hoạt động nào
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1 2
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
đó, với mục đích thu về một kết quả lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để có kết quả đó.
-Sự hy sinh các nguồn lực ở đây đó là các nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, con người).
-Kết quả dự án mang lại: khi đi vào vận hành dự án sẽ làm tăng thêm các loại tài
sản sau:
Một là, tăng thêm về tài sản tài chính tức là tăng thêm tích luỹ về tiền.
Hai là, tăng thêm về tài sản vật chất tức là tăng thêm về tài sản cố định và tài sản
lưu động.
Ba là, tăng thêm về nguồn lực con người có đủ điều kiện làm việc với năng suất
và chất lượng cao.
Trong các kết quả nêu trên, việc tăng thêm tài sản trí tuệ, nhân lực có vai trò quan
trọng trong mọi lúc, mọi nơi đối với các chủ đầu tư cũng như đối với nền kinh tế bởi
vì:
* Đối với các tổ chức, các cá nhân thì kết quả của việc đầu tư sẽ quyết định sự ra
đời, tồn tại và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Đối với nền kinh tế thì kết quả của việc đầu tư sẽ quyết định sự phát triển của
nền kinh tế xã hội và nó cũng là chìa khoá cho sự tăng trưởng.
Nói chung, mục tiêu của công cuộc đầu tư là phải đạt kết quả lớn hơn so với sự hy
sinh mà nhà đầu tư phải gánh chịu để thực hiện nó. Do đó đối với từng cá nhân, từng
doanh nghiệp, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa
khoá của sự tăng trưởng.
1.1.3. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ
* Theo hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi
tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được kết quả và
thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
* Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
* Ở góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
một công cuộc đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, làm tiền đề cho việc ra
quyết định đầu tư và tài trợ cho dự án.
* Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến
nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể
trong một thời gian nhất định.
* Theo luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư trên một địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian
xác định.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1 3
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Một dự án kinh doanh không chỉ đơn thuần là một ý tưởng, mà nó hoàn toàn thể
hiện tính cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng yêu cầu nhất định. Dự án kinh
doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng, mà nó phải cấu trúc
nên một thực thể mới mà thực thể mới này trước đây chưa có hoặc không sao chép
một cách nguyên bản những cái đã có.
Dự án khác với dự báo ở chỗ: người làm công tác dự báo không có ý định can
thiệp vào những biến cố xảy ra. Đối với dự án, đòi hỏi phải có sự tác động tích cực của
các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở dự báo khoa học.
Hoạt động của dự án là những hoạt động trong tương lai mà theo thời gian có
nhiều yếu tố xảy ra không xét đến hoặc xét đến không đầy đủ. Và vì vậy, tất cả các dự
án đều ở trạng thái không ổn định và điều đó có thể gặp rủi ro.
1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Dự án đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước, đóng
góp vào tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo ra nhiều việc làm mới, thu
hút nhiều lao động. Từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh xã
hội.
- Dự án đầu tư là công cụ thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của
dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực.
- Dự án đầu tư có tác dụng tích cực đến môi trường. Nó tạo ra một môi trường
kinh tế năng động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương.
- Dự án đầu tư còn góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như:
việc hình thành, củng cố, nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hương tích cực.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ THIẾT BỊ XẾP DỠ CONTAINER
Dự án đầu tư thiết bị xếp dỡ chịu một số tác động về yếu tố môi trường như
sau:
Về điều kiện tự nhiên: Cảng biển Hải Phòng là một cảng lớn ở khu vực Bắc
Bộ nước ta. Đây là một cảng biển đã có lịch sử hoạt động từ lâu. Các thiết bị xếp dỡ
đã lạc hậu, cần thiết phải đầu tư. Đặc biệt, cảng Hải Phòng là một cảng nông vì vậy
gặp rất nhiều khó khăn khi nước triều xuống. Vì vậy cần thiết phải đầu tư những
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1 4