Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích tài chính. kinh tế xã hội dự án đầu tư tàu vận chuyển gỗ tuyến quảng ninh- sài gòn. thời
MIỄN PHÍ
Số trang
52
Kích thước
364.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1084

phân tích tài chính. kinh tế xã hội dự án đầu tư tàu vận chuyển gỗ tuyến quảng ninh- sài gòn. thời

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay. đặc biệt là nước ta đã được gia nhập vào tổ

chức kinh tế thế giới WTO thì đây vừa là điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp

Việt Nam nhưng đồng thời nó cũng là thách thức lớn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào

cũng phải trải qua. Để có thể tồn tại. đứng vững và phát triển phồn thịnh trên thị

trường các doanh nghiệp cần có các chiến lược sản xuất kinh doanh và đầu tư kịp thời.

Đặc biệt vận tải biển là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.

trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. trong hoạt động phục vụ con người và cả trên

trường quốc tế.

Nhận thức rõ được điều này. khi nghiên cứu đồ án thiết kế môn học Quản trị dự án đầu

tư em đã tích cực tìm tòi tài liệu. vận dụng kiến thức môn học và với sự giúp đỡ nhiệt

tình của thầy giáo Dương Đức Khá. em đã hoàn thành được đồ án môn học với đề tài:

“ Phân tích tài chính. kinh tế xã hội dự án đầu tư tàu vận chuyển gỗ tuyến Quảng

Ninh- Sài Gòn. Thời kỳ phân tích 9 năm.”

Nội dung đồ án gồm có 5 phần chính:

1. Tổng quan về dự án tàu vận chuyển gỗ tuyến Quảng Ninh- Sài Gòn

2. Lập phương án kinh doanh cho các tàu

3. Tính kết quả kinh doanh cho từng phương án

4. Phân tích tính khả thi về tài chính của từng phương án. chọn phương án đầu tư

5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của phương án được chọn

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Huyền – Lớp: QKT46-ĐH1 1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ

Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở

rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung; của địa phương; của ngành;

của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng.

Theo khoản 1. điều 3 luật đầu tư:

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình

thành nên tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp luật.

Như vậy đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra một tài sản để tài sản này có thể

tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được mục đích của người bỏ

vốn. Hoặc nói một cách khác. đầu tư là một hoạt động bỏ vốn dài hạn vào kinh doanh

nhằm mục đích sinh lời trong tương lai.

Một hoạt động đầu tư phải thoả mãn 3 điều kiện:

- Lượng vốn bỏ ra phải đủ lớn

- Thời gian vận hành kết quả đầu tư tương đối dài

- Hoạt động đầu tư phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư

Theo khoản 7. điều 3 luật đầu tư:

Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các hoạt

động: chuẩn bị đầu tư. thực hiện đầu tư và quản lý dự án đầu tư.

Như vậy. về bản chất. hoạt động đầu tư là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng

tiền thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cỏ bản của SXKD. Do đó. đối với nền

kinh tế. hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt

động của các cỏ sở vâtạ chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với chủ đầu tư. hoạt động

đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường cơ sở vật

chất kỹ thuật mới. duy trì hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và là điều kiện

để phát triển sản xuất kinh doanh.

Những lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại là:

- Lợi ích về kinh tế: hàng năm chủ đầu tư sẽ có thu nhập thuần là bao nhiêu? Hàng

năm xã hội sẽ có thêm bao nhiêu việc làm?

- Lợi ích về ý thức xã hội: Khi dự án vận hành kéo theo các dự án khác dẫn đến làm

thay đổi bộ mặt xã hội của một khu dân cư.

Các khái niệm khác theo luật đầu tư:

* Nhà đầu tư: Là tổ chức. cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp

luật Việt Nam bao gồm:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của Luật

Doanh nghiệp

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Huyền – Lớp: QKT46-ĐH1 2

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Hợp tác xã. liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo luật hợp tác xã.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 29/11/2005.

- Hộ kinh doanh cá nhân.

- Các tổ chức. cá nhân nước ngoài. người Việt Nam định cư ở nước ngoài. người nước

ngoài thường trú tại Việt Nam.

* Chủ đầu tư:

Là tổ chức. cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu vốn hay người vay

vốn trực tiếp quản lý sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.

1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ

Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực của nền kinh tế để tiến hành các hoạt động nào đó.

với mục đích thu về một kết quả lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để có kết quả đó.

- Sự hi sinh các nguồn lực ở đây đó là các nguồn lực như vốn. cơ sở vật chất kỹ thuật.

con người).

- Kết quả dự án mang lại khi đi vào vận hành dự án sẽ làm tăng thêm các loại tài sản

sau:

+ Một là: tăng thêm về tài sản chính tức là tăng thêm tích luỹ về tiền

+ Hai là tăng thêm về tài sản vật chất tức là tăng thêm về tài sản cố định và tài sản lưu

động

+ Ba là tăng thêm về nguồn lực con người có đủ điều kiện làm việc năng suất và chất

lượng cao.

Trong các kết quả nêu trên. việc tăng thêm tài sản trí tuệ. nhân lực có vai trò quan

trọng trong mọi lúc. mọi nơi đối với các chủ đầu tư cũng như đối với nền kinh tế bởi

vì:

- Đối với các tổ chức. các cá nhân thì kết quả đầu tư sẽ quyết định sự ra đời. tồn tại và

phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

- Đối với nền kinh tế thì kết quả của việc đầu tư sẽ quyết định sự phát triển của nền

kinh tế xã hội và nó cũng là chìa khoá cho sự tăng trưởng.

Nói chung. mục tiêu của công cuộc đầu tư là phải đạt kết quả lớn hơn so với sự hy sinh

mà nhà đầu tư phải gánh chịu để thực hiện điều đó. Do đó đối với từng cá nhân. từng

doanh nghiệp đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội. là chìa

khoá của sự tăng trưởng.

1.1.3. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Các khái niệm dự án đầu tư

- Theo hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có

hệ thồng các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được kết quả và thực

hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.

- Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn. vật tư.

lao động để tạo ra kết quả tài chính. kinh tế xã hội trong một thời gian dài.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Huyền – Lớp: QKT46-ĐH1 3

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Ở góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết một công

cuộc đầu tư cho sản xuất kinh doanh đồng thời làm tiền đề cho việc ra quyết định đầu

tư và tài trợ cho dự án.

- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau

được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong

thời gian nhất định.

- Theo luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến

hành các hoạt động đầu tư trên một địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định.

Các thành phần của một dự án

Một dự án đầu tư có 4 thành phần chính

1. Mục tiêu của dự án

Một dự án có 2 loại mục tiêu: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

- Mục tiêu ngắn hạn: Được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính ví dụ như thu nhập

thuần NPV

- Mục tiêu dài hạn: Ví dụ giá trị gia tăng NVA

Các hoạt động để đạt được mục tiêu

Là những hành động. những nhiệm vụ cần thiết cần phải thực hiện để tạo ra kết quả

nhất định. Các hoạt động cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của từng bộ

phận sẽ hình thành nên kế hoạch làm việc của dự án.

Các nguồn lực cần thiết để đảm bảo cho dự án hoạt động.

Các nguồn lực bao gồm; Tiền. vật chất. nhân lực và trí tuệ của nhân lực. thông tin và

các yếu tố khác. Biểu hiện của tất cả các nguồn lực là vốn đầu tư.

Các sản phẩm được tạo ra bởi dự án.

Là những kết quả cụ thể có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự

án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.

1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một dự án kinh doanh không chỉ đơn thuần là một ý tưởng mà nó hoàn toàn thể hiện

tính cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định. Dự án kinh doanh

không phải là nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà nó phải cấu trúc nên một thực

thể mới mà thực thể mới này trước đây chưa có hoặc không sao chép một cách nguyên

bản những cái đã có. Dự án khác với dự báo ở chỗ người làm công tác dự báo không

có ý định can thiệp vào các biến cố xảy ra. Khi đó đối với dự án đòi hỏi phải có tác

động tích cực của các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở dự báo khoa học.

Hoạt động của dự án là những hoạt động trong tương lai mà theo thời gian có nhiều

yếu tố xảy ra không xét đến hoặc xét đến chưa đầy đủ và vì vậy tất cả các dự án đều ở

trạng thái không ổn định và đều có thể gặp rủi ro.

1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Huyền – Lớp: QKT46-ĐH1 4

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Dự án đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu KTXH của Nhà nước. đóng góp vào tổng

sản phẩm xã hội. vào mức tăng trưởng của nền kinh tế.

- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo ra nhiều việc làm mới thu hút được

nhiều lao động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. góp phần đảm bảo an ninh xã hội

- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của dự án đến quá

trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư ở khu vực

- Tác dụng tích cực đến môi trường. Đó là tạo ra một môi trường kinh tế năng động.

đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng. các địa phương.

- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như việc hình thành. củng cố.

nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU

TƯ TÀU.

Các yếu tố môi trường tác động đến dự án đầu tư tàu bao gồm đặc điểm của cảng xuất

phát. cảng đích và đặc điểm của tuyến đường tàu chạy trên đó. Cụ thể là:

* Đặc điểm của Cảng Quảng Ninh (Hòn Gai- Cái Lân)

- Điều kiện tự nhiên:

Cảng nằm ở vĩ độ 200

47’ Bắc và kinh độ 1070

04’ Đông. Chế độ thuỷ triều là nhật triều

với mực nước triều cao nhất là +4.0 mét. thấp nhất là 0.00 mét. Biên độ dao động lớn

nhất là 4.00 m. trung bình là 2.5m.

Cảng chịu 2 mùa rõ rệt: Tù tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Bắc- đông bắc. từ

tháng 4 đến tháng 9 là gió Nam- đông nam.

Luồng vào cảng Cái Lân có độ sâu khá ổn định. từ hòn “Một” phao số “0” đến bến đầu

có độ sâu -8.0m. Từ bến đầu đến Cái Lân dài 7km có độ sâu luồng đoạn ngoài là -6.0

đến -7.0 m. đoạn trong(3km) có độ sâu giảm dần từ -5.0 đến -4.0m.

Nói chung luồng vào cảng đủ điều kiện cho tàu trọng tải 3000-4000 DWT ra vào.

- Cầu tàu và kho bãi:

Cảng Quảng Ninh từ nhiều năm nay chủ yếu làm nhiệm vụ chuyển tải từ Hạ Long sản

lượng bình quân hàng năm khoảng 300000 tấn.

Cảng có một bến dã chiến dài 16km cho sà lan chuyển tải cập. Độ sâu trước bến

-4.0m. Cảng có một kho bằng thép diện tích 2200m2

. chủ yếu là chứa gạo và một số

hàng hoá. Cảng có 2 bãi với diện tích 30.000m2

.

Hiện nay. cảng có thêm một bến ở Cái Lân cho tàu có trọng tải 14.000 DWT và xây

tiếp một bến 14.000 T. cả 2 bến này với tổng chiều dài 330km. Khả năng thông qua

của cảng có thể đạt được 400.000 đến 450.000 tấn một năm.

* Đặc điểm của cảng Sài Gòn:

- Điều kịên tự nhiên:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Huyền – Lớp: QKT46-ĐH1 5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!