Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
Đề tài
Phân tích nước thải
nuôi tôm sau xử lý
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 1 GVHD: Trần Văn Thắm
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
LỜI NÓI ĐẦU
------
Nước ta đang trên con đường công nghiêp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
XHCN, nền kinh tế đang từng bước hòa nhập theo sự phát triển của thế giới. Đặc
biệt hiện nay khi nước ta gia nhập WTO đã tạo những điều kiện thuận lợi để phát
triển đất nước. Cũng vì thế mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt, vì vậy
thách thức đặt ra cho nước ta là không nhỏ đòi hỏi phải biết phát huy được những
ngành nghề được coi là thế mạnh cho sự phát triển kinh tế.
Nghề nuôi tôm ở nước ta đã mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế nước
nhà. Nhưng thực tế những năm qua các vùng nuôi tôm đang gặp phải khó khăn lớn
là nạn tôm bị chết hàng loạt, nhiều nơi không những không thu được vốn mà còn
thua lỗ, năng suất tôm đáp ứng cho thị trường trong nước và nước ngoài giảm
xuống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, do sự phát triển của nhiều
ngành công nghiệp, thâm canh nông nghiệp đã có tác động xấu đến nguồn nước
nuôi tôm; điều quan trọng hơn là do sự thiếu quan tâm của người nuôi đến việc xử
lý nước thải sau mỗi vụ nuôi làm ảnh hưởng đến vụ nuôi sau.
Để có thể đưa ra phương pháp xử lý tối ưu và đánh giá được phương pháp đó
hiệu quả cao hay không, trước hết cần phải biết được hàm lượng các thành phần có
trong nước thải trước xử lý và sau xử lý. Đứng trước nhu cầu đó, trong thời gian
thực tập tốt nghiệp em đã sử dụng vốn kiến thức ít ỏi để tìm hiểu và “phân tích
nước thải nuôi tôm sau xử lý”. Đề tài này chỉ mang tính chất thử nghiệm để học
hỏi, trao đổi kinh nghiệm và làm quen với thực tế.
Đề tài gồm các phần như sau:
Chương 1: Vấn đề môi trường trong nuôi tôm
Chương 2: Nội dung phân tích
Chương 3: Pha hóa chất
Chương 4: Kết luận và đánh giá
Tài liệu tham khảo
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 2 GVHD: Trần Văn Thắm
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
Tuy đã rất cố gắng học hỏi dựa trên những kiến thức đã học và thực tế tại
phòng thử nghiệm chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Phú Yên nhưng do khả
năng và thời gian thực tập có hạn nên cuốn báo cáo của em không tránh khỏi những
sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn để đề tài này
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 3 GVHD: Trần Văn Thắm
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG PHÚ YÊN
Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Phú Yên là cơ quan trực thuộc của
Sở khoa học-công nghệ Phú Yên, được thành lập ngày 31/8/1989 theo quyết định
202/UB 31/8/1989 của UBND tỉnh Phú Yên.
Địa chỉ: 08-Trần Phú-Phường 7-Thành phố Tuy Hòa-Phú Yên
Website:www.phuyengov.vn/skhcn
Lãnh đạo sở:Lê Văn Cựu, Đào Tứ Xuyên,Huỳnh Duy Hiếu
Sơ đồ tổ chức của Chi Cục
Bộ phận gián tiếp
Bộ phận trực tiếp
Nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Phú Yên:
-Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kĩ thuật địa phương
-Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, địa phương, tiêu
chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực.
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 4 GVHD: Trần Văn Thắm
Chi Cục Trưởng
Phó Chi Cục Trưởng Phó Chi Cục Trưởng
Phòng thử
nghiệm
Phòng TCCLvà TTB
Phòng Hành
Chính tổng hợp
Phòng Đo
Lường
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
-Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực
hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và
môi trường theo phân công của cơ quan nhà nước.
-Tiếp nhận công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản
xuất kinh doanh tại địa phương, tiếp nhận bản công bố hợp quy lĩnh vực được phân
công và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học-Công nghệ về hoạt động
công bố hợp quy,hợp chuẩn trên địa bàn.
-Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn.
-Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường đáp ứng yêu cầu của
địa phương;thực hiện việc kiểm định,hiệu chuẩn về đo lường trong lĩnh vực và
phạm vi được công nhận.
-Tổ chức thực hiện việc kiểm tra phép đo, hàng đóng gói sẵn theo định
lượng, thực hiện các biện pháp để các tổ chức cá nhân có thể kiểm tra phép đo,
phương pháp đo.
-Tổ chức việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lí của nhà nước về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hoạt động kiểm tra
về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn, hàng hóa
xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 5 GVHD: Trần Văn Thắm
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
Chương 1:
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TÔM
1.1.Đại cương về nước
Nước trong thiên nhiên được chia làm 3 loại: Nước trong khí quyển, nước
mặt, nước ngầm.
1.1.1.Nước trong khí quyển: Nước mưa, tuyết, sương.
Nước này chứa các tạp chất chủ yếu là các khí hòa tan như CO2 , H2S, NO2,
SO2… Ngoài ra còn chứa các chất hữu cơ, các tạp chất này có lẫn trong khí quyển
và phụ thuộc vào vùng công nghiệp mà tạp chất trong đó khác nhau. Nước trong khí
quyển hầu như không chứa các muối hòa tan như Ca2+, Mg2+
.
1.1.2.Nước mặt: Nước sông ao, hồ, kênh, biển.
Nước này chứa các tạp chất như nước trong khí quyển đồng thời còn có các
muối tan như: Ca2+, Mg2+, Na+… Ngoài ra nó còn có thể chứa một số nguyên tố quý
hiếm, các tạp chất phóng xạ với hàm lượng tương đối ít.
Nước mặt thường bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, hóa
chất bảo vệ thực vật. Đối với nước ao hồ ít có điều kiện lưu thông, tích lũy lâu dài
các nguồn phân bón dư thừa chất dinh dưỡng như N, P làm hàm lượng oxi hòa tan
trong nước rất thấp và thường hay xảy ra quá trình phì dưỡng dẫn tới sự phát triển
của các loại rong tảo. Các nguồn nước tiếp nhận các dòng thải nước sinh hoạt bị ô
nhiễm bởi các chất hữu cơ, các vi khuẩn gây bệnh. Các nguồn nước tiếp nhận các
dòng thải công nghiệp hay bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại như các kim loại nặng,
phóng xạ, các chất hữu cơ.
Nước trên bề mặt được chia làm 2 loại:
+ Nước ngọt: Khi hàm lượng muối NaCl<1g/l
+ Nước mặn: Khi hàm lượng muối NaCl>1g/l. .
1.1.3.Nước ngầm: Nước giếng, nước mạch
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 6 GVHD: Trần Văn Thắm
Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Phân tích nước thải nuôi tôm sau xử lý
Thành phần của nước ngầm phụ thuộc vào thành phần hóa học của lớp đất
đá, lớp bề mặt mà nguồn nước đó đi qua. Tạp chất cơ bản có trong nước ngầm là
các hợp chất hòa tan, các khí(CO2 , H2S). Một số vỉa nước ngầm có chứa các
nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe con người. Nước ngầm đủ trong do lọc qua
các lớp đất đá.
Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các hợp chất hòa tan do ảnh
hưởng của điều kiện địa tầng, các quá trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực. Ở
những vùng có điều kiện phong hóa tốt, có nhiều chất thải bẩn và lượng mưa lớn thì
nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hòa tan, các chất hữu cơ. Bản chất
địa tầng của đất có ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước ngầm.
Đặc tính chung của thành phần và tính chất của nước ngầm là nước có độ
đục thấp, nhiệt độ và thành phần hóa học ít thay đổi, nước không có oxi hòa tan,
nước ngầm có sự thuần khiết vi khuẩn lớn.
1.2.Vấn đề môi trường trong nuôi tôm
Nuôi tôm đang phổ biến ở những vùng ngập mặn, gần biển và mang lại lợi
nhuận rất lớn cho nhân dân. Nuôi tôm ở quy mô bán công nghiệp phát triển rộng đã
gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường khí, nước…Thành phần nước thải nuôi tôm
không lớn như nước thải công nghiệp nhưng do lưu lượng thải ra quá lớn cộng thêm
lượng bùn đáy ao khiến chất lượng môi trường xung quanh bị suy giảm nhiều.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm là do mức tập trung
nuôi cao nhưng chưa có phương án xử lý nước và thiếu sự quan tâm của nhà nước.
Nước thải nuôi tôm chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, H2S, NH3 được tạo ra
từ quá trình phân hủy chất hữu cơ.
-Khí: Trong quá trình nuôi việc sử dụng hóa chất đã phát thải vào môi trường
một lượng khí dưới tác dụng của vi khuẩn xuất hiện như H2S, NH3, CH4…các chất
này rất độc cho ao, hồ.Trong giai đoạn chăm sóc tôm, khi tôm bị bệnh cần dùng hóa
chất để khử chất độc trong ao hay thuốc trị bệnh tôm. Nếu dùng nhiều lần hay quá
liều sẽ dẫn đến tình trạng tồn thuốc làm cho một số vi khuẩn phát triển không tốt
cho tôm. Ngoài ra quá trình chạy máy nổ còn sinh sinh khí thải chứa SO2, NOx,CO..
SVTH: Nguyễn Thị Phượng Vĩ Trang 7 GVHD: Trần Văn Thắm