Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích, đánh giá hàm lượng po43- trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử uv-vis. qua đó, đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước bàu thạc gián – vĩnh trung, thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
818.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1101

Phân tích, đánh giá hàm lượng po43- trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử uv-vis. qua đó, đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước bàu thạc gián – vĩnh trung, thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

----------

ĐỖ THỊ NHƯ THẢO

Phân tích, đánh giá hàm lượng PO4

3-

trong nước bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. Qua

đó, đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước Bàu Thạc Gián –

Vĩnh Trung, thành phố Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN HÓA PHẨM

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA 

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Như Thảo

GVHD : ThS. Phạm Thị Hà

Lớp : 08CHP

1. Tên đề tài: Phân tích, đánh giá hàm lượng PO4

3-

trong nước bằng phương pháp

quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. Qua đó, đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước

Bàu Thạc Gián – Vĩnh Trung, thành phố Đà Nẵng.

2. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị:

- Nguyên liệu: Mẫu nước tại Bàu Thạc Gián – Vĩnh Trung, thành phố Đà

Nẵng.

- Dụng cụ: Cốc, phễu, đũa thủy tinh, ống đong, bình định mức, pipet các loại.

- Thiết bị: Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS hiệu Jasca V-530, cân

phân tích hiệu Precisa XT 220-A, thiết bị lấy mẫu.

- Hóa chất:

+ Amonimolipdat: (NH4)6Mo7O24.4H2O.

+ Kaliđihiđrogenphotphat: KH2PO4.

+ SnCl2 tinh khiết loại phân tích.

+ FeCl3.6H2O.

+ NaF tinh khiết phân tích.

+ Nước cất.

3. Nội dung nghiên cứu:

 Nghiên cứu quy trình xác định PO4

3-

trong nước bằng phương pháp quang

phổ hấp thụ phân tử UV-VIS.

3

 Tìm điều kiện thích hợp cho quá trình phân tích đánh giá hàm lượng PO4

3-

trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS.

- Khảo sát thời gian ổn định phức màu.

- Khảo sát lượng thuốc thử amonimolipdat, lượng tác nhân khử SnCl2 thích hợp

cho quá trình.

- Khảo sát ảnh hưởng của Fe3+ đến quá trình phân tích xác định PO4

3- bằng

phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS, đưa ra phương pháp loại trừ ảnh

hưởng của Fe3+ bằng cách tạo phức FeF6

3-

.

 Đề xuất quy trình phân tích xác định hàm lượng PO4

3-

trong nước bằng

phương pháp quang phố hấp thụ phân tử UV-VIS.

 Áp dụng quy trình đã đề xuất để phân tích và đánh giá hàm lượng PO4

3-

trong nước, qua đó đánh giá sự phú dưỡng nguồn nước Bàu Thạc Gián – Vĩnh

Trung, thành phố Đà Nẵng.

4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hà, Giảng viên bộ môn hóa phân tích -

Khoa Hóa – Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng.

5. Ngày giao đề tài: Ngày

6. Ngày hoàn thành:

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

PGS – TS Lê Tự Hải ThS. Phạm Thị Hà

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 25 tháng 5 năm 2012.

Kết quả điểm đánh giá:…

Ngày …tháng 05 năm 2012

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức cho phép và nguy hiểm……….13

Bảng 2.1. Bảng giá trị xây dựng đường chuẩn………………………………...…..32

Bảng 3.1. Giá trị mật độ quang của dãy dung dịch chuẩn…………...……………37

Bảng 3.2. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3- ở các thời gian khác nhau....38

Bảng 3.3. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3-

với lượng thuốc thử

amonimolipdat khác nhau………………………………...………………………..39

Bảng 3.4. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3-

với lượng thuốc thử thiếc (II)

clorua khác nhau…………………………..……………………………………….40

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Fe3+ đối với việc xác định PO4

3-…......41

Bảng 3.6. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3-

khi có mặt Fe3+ và được loại

trừ bằng F-………………………………………………….………………………42

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp……………..........43

Bảng 3.8. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp xác định PO4

3-…….........44

Bảng 3.9. Kết quả độ chính xác của phương pháp xác định PO4

3-

.................…......45

Bảng 3.10. Kết quả phân tích một số mẫu ở Bàu Thạc Gián – Vĩnh Trung đợt 1....46

Bảng 3.11. Kết quả phân tích một số mẫu ở Bàu Thạc Gián – Vĩnh Trung đợt 2....47

5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ máy đo quang 2 chùm tia...............................................................18

Hình 1.2. Sơ đồ chu trình photpho……………………...…………………………22

Hình 1.3. Bản đồ hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung………………...…………………..25

Hình 1.4. Quang cảnh hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung……………...………………..26

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu………………...…………………………………...36

Hình 2.2. Sơ đồ mặt cắt vị trí lấy mẫu………………...…………………………..36

Hình 3.1. Đồ thị đường chuẩn xác định PO4

3-…………...………………………..37

Hình 3.2. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3- ở các thời gian khác nhau....38

Hình 3.3. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3-

với lượng thuốc thử

amonimolipdat khác nhau……………………………...…………………………..39

Hình 3.4. Giá trị mật độ quang của dung dịch PO4

3-

với lượng thuốc thử thiếc (II)

clorua khác nhau………………………..……………………………………….…40

Hình 3.5. Đồ thị mật độ quang của dung dịch PO4

3- khi có mặt Fe3+ ở các nồng độ

khác nhau……………………….………………………………………….………41

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mật độ quang của dung dịch PO4

3-

khi có mặt Fe3+ và

được loại trừ bằng F-………………………………………………………..……..42

6

MỞ ĐẦU

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống

con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và môi trường

nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới

hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai

trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của

nước.

Nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt của con người và đóng vai trò cực kì

quan trọng trong sản xuất. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời

có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ

thoáng khí trong đất…..Tuy nhiên, do hoạt động của con người mà làm cho môi

trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải

công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lý đúng mức, các

loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ,

nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Điều đó dẫn đến sự ô

nhiễm trầm trọng đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của

đất nước, sức khỏe, đời sống của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực. Cùng

với sự phát triển của nền công nghiệp nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng

gia tăng đến mức báo động.

Nằm giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, Bàu Thạc Gián - Vĩnh Trung có

diện tích hơn 29220m2

, có dung lượng nước chứa từ 40.000 - 52.000m3 gồm hai bàu

nhỏ thông nhau và lấy đường Hàm Nghi làm ranh giới. Bàu ở phía Đông thuộc

phường Vĩnh Trung, phía Tây thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê thành phố

Đà Nẵng. Đây là nơi tập trung nước thải của cả khu vực dân cư rộng khoảng 50ha,

mật độ từ 200 - 300 người/ha. Ngoài ra, hồ Thạc Gián - Vĩnh Trung còn làm nhiệm

vụ điều hoà nước vào mùa mưa để giảm ngập lụt cho các tuyến đường Nguyễn Văn

Linh, Nguyễn Hoàng, Hàm Nghi, khu dân cư các phường Nam Dương, Vĩnh Trung,

Thạc Gián...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!