Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích nội dung và tác dụng giáo dục của cảm hứng phê phán trong dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sêkhôp ở lớp 11 Trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH
PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC
CỦA CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” CỦA SÊKHÔP
Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH
PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC
CỦA CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” CỦA SÊKHÔP
Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT
MÃ SỐ: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THANH HÙNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn
Thanh Hùng - người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau
đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp, người thân
trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
BẢNG KÝ HIỆU
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GV
HS
PPDH
THPT
TPVC
SGK
Nxb
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Trung học phổ thông
Tác phẩm văn chương
Sách giáo khoa
Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Bảng ký hiệu những chữ viết tắt trong luận văn
Mục lục................................................................................................................i
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG................................................................................................... 9
Chƣơng 1. CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG DẠY HỌC TÁC
PHẨM VĂN CHƢƠNG ............................................................................... 9
1.1. Khái niệm cảm hứng ................................................................................. 9
1.1.1. Định nghĩa........................................................................................... 9
1.1.2. Các nghĩa gần nhau của khái niệm cảm hứng. ................................... 9
1.2. Nội dung của cảm hứng sáng tạo. ........................................................... 10
1.2.1. Cảm hứng sáng tạo là tâm trạng sáng tác khác nhau của người
nghệ sĩ ......................................................................................................... 10
1.2.2. Cảm hứng sáng tạo là khả năng tạo ra niềm vui, thúc đẩy sự
tưởng tượng của nhà văn trong sáng tác. .................................................... 10
1.2.3. Cảm hứng sáng tạo là trạng thái hưng phấn tinh thần gắn liền với
sự vận động nội tâm thông qua các phản ứng cảm tính của người nghệ
sĩ trong quá trình sáng tạo........................................................................... 11
1.3. Đặc điểm của cảm hứng sáng tạo............................................................ 12
1.4. Mối quan hệ giữa cảm hứng sáng tạo với cảm quan nghệ thuật và ý đồ
sáng tác........................................................................................................... 14
1.5. Sự phong phú, đa dạng của cảm hứng sáng tạo văn học ........................ 15
1.6. Giá trị và tác dụng của cảm hứng sáng tác trong dạy học đọc hiểu tác
phẩm văn chương ở trung học phổ thông. ..................................................... 18
1.6.1. Cảm hứng sáng tác của nhà văn là tri thức đọc hiểu tác phẩm văn chương.. 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
1.6.2. Cách thức hướng dẫn học sinh phân tích, vận dụng cảm hứng sáng
tác của nhà văn (tác giả) để học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương.............. 26
1.6.3. Định hướng sự liên hệ thực tế và bài học về đạo đức, lối sống của
học sinh hiện nay từ việc đọc hiểu tác phẩm văn chương. ......................... 37
Chƣơng 2. VẬN DỤNG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG ĐỌC
HIỂU TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO” CỦA SÊKHÔP Ở LỚP
11 ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH.................. 42
2.1. Cơ sở xã hội và thời đại của cảm hứng sáng tác trong “Người trong bao”
(Sêkhôp) về khuynh hướng hiện thực phê phán cuối thời của văn học nga...... 42
2.2. Nội dung của cảm hứng phê phán trong truyện ngắn sêkhôp................. 45
2.2.1. Phê phán cái tiêu cực tầm thường dung tục...................................... 46
2.2.2. Phê phán để ca ngợi phần nhân tính tốt đẹp của con người. ............ 46
2.2.3. Phê phán để lên tiếng bênh vực những số phận bị chà đạp, những
con người nhỏ bé, bất hạnh......................................................................... 47
2.3. Nội dung của cảm hứng phê phán trong tác phẩm “Người trong bao”. . 48
2.3.1. Cảm hứng phê phán thể hiện qua hình tượng Bêlicôp một lối sống
trong bao tiêu cực........................................................................................ 48
2.3.2. Cảm hứng phê phán thể hiện qua việc xây dựng nhân vật song trùng... 52
2.3.3. Cảm hứng phê phán biểu hiện qua nghệ thuật biếm hoạ của Sêkhôp. .... 54
2.3.4. Cảm hứng phê phán thể hiện qua thái độ người cùng sống.............. 56
2.3.5. Cảm hứng phê phán được thể hiện qua nhân vật tự thú. .................. 58
2.3.6. Cảm hứng phê phán thể hiện qua ngôn ngữ ngoại cuộc ngoại suy và
thái độ khoan dung, tình cảm cứu vớt con người và xã hội của tác giả. .......... 59
2.3.7. Cảm hứng phê phán thể hiện qua cái cái chết của nhân vật chính
mang tính bi kịch lạc quan.......................................................................... 61
2.4. Tiêu đề “Người trong bao” cảm hứng phê phán con người trở thành
công cụ nhàm chán bao trùm tác phẩm.......................................................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
2.5. Hình thức biểu hiện của cảm hứng phê phán trong tác phẩm “Người
trong bao”....................................................................................................... 66
2.5.1. Biểu tượng nghệ thuật tập trung. ...................................................... 66
2.5.2. Sự tăng cấp bằng hư cấu nghệ thuật có chủ tâm............................... 67
2.5.3. Thái độ phê phán của tác giả. ........................................................... 68
2.6. Ý nghĩa phê phán xã hội và văn học trong “Ngưòi trong bao” của Sêkhôp. .. 70
2.7. Dạy học đọc hiểu “Người trong bao” của Sêkhôp để giáo dục đạo đức
lối sống cho học sinh...................................................................................... 73
2.7.1. Mối quan hệ hữu cơ giữa nhân cách con người trong truyện
Người trong bao và nhân cách học sinh THPT hiện nay............................ 73
2.7.2. Những biện pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh............... 80
Chƣơng 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN
NGƢỜI TRONG BAO (SÊKHÔP).............................................................. 86
3.1. Mục đích thực nghiệm. ........................................................................... 86
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.......................................................... 86
3.2.1. Về đối tượng thực nghiệm. ............................................................... 86
3.2.3. Về địa bàn thực nghiệm. ................................................................... 87
3.2.4. Về kế hoạch thực nghiệm. ................................................................ 87
3.3.Tiến trình thực nghiệm............................................................................. 88
3.3.1. Thiết kế bài dạy thực nghiệm ........................................................... 88
3.4. Kết quả thực nghiệm và đối chứng. ...................................................... 114
3.4.1. Bảng kết quả điểm kiểm tra:........................................................... 114
3.4.2. Nhận xét kết quả: ............................................................................ 114
3.5. Đánh giá hiệu quả của thiết kế thực nghiệm......................................... 115
C. PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 120
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong dạy học
ngày nay. Yêu cầu đó càng cấp thiết đối với việc giảng dạy ở bậc THPT. Đổi
mới phương pháp dạy học đối với môn Văn nói chung trong đó có văn học
nước ngoài nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đây là một việc
làm cần thiết và cấp bách, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Dạy học tác phẩm văn chương đặc biệt là tác phẩm văn
học nước ngoài, điều cốt lõi cần nắm được là phải biết phân tích cảm hứng
sáng tạo tác phẩm và giá trị của nó. Hơn nữa, mục đích giáo dục của tác phẩm
qua mỗi giờ giảng văn là yếu tố không thể thiếu. Nêú như trước đây trật tự bộ
ba trong yêu cầu dạy học là kiến thức, kĩ năng, thái độ thì ngày nay, theo các
nhà giáo dục trật tự trên cần đảo lại là thái độ, kĩ năng, kiến thức. Điều đó
chứng tỏ giáo dục thái độ , lối sống cho học sinh rất được coi trọng .
1.2. Người trong bao - tác phẩm hiện thực xuất sắc của Sêkhôp và nền
văn học Nga, là một truyện ngắn mới được đưa vào chương trình nên vấn đề
phân tích cảm hứng, giá trị và giáo dục lối sống qua tác phẩm còn gây trở
ngại cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như sự lĩnh hội tri thức của học
sinh. Hơn nữa, do cách tuyển chọn rút bớt tác phẩm Người trong bao của tác
giả sách giáo khoa đã làm cho việc tiếp cận phân tích, cắt nghĩa đánh giá tác
phẩm này trong quá trình dạy học thiếu toàn diện hạn chế phần nào giá trị
giáo dục và ý nghĩa đào tạo của tác phẩm, từ đó dẫn đến hiện tượng hiểu chưa
đầy đủ và thấu đáo những giá trị của tác phẩm.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giảng dạy
tác phẩm Người trong bao nhưng sử dụng phương pháp phân tích nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
dung và tác dụng giáo dục của cảm hứng phê phán trong dạy học triuện
ngắn Người trong bao của Sêkhôp thì vẫn chưa có công trình nào đề cập đến.
1.3. Hiện nay nhu cầu học tập và nghiên cứu về tác phẩm của Sêkhôp
của sinh viên và học viên ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu
phê bình văn học cũng đặc biệt chú ý đến cách tiếp nhận tác phẩm văn học
trong nhà trường trong đó có văn học nước ngoài. Văn học nước ngoài là tinh
hoa của di sản văn học thế giới có giá trị lâu dài và ảnh hưởng nhiều mặt tới
việc đào tạo con người (thế hệ trẻ ) có ý nghĩa văn hóa sâu rộng đối với tất cả
các quốc gia trong thời kì hội nhập.
Văn học nước ngoài là một bộ phận văn học quan trọng trong chương
trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông nhưng việc dạy và học tác phẩm văn
học nước ngoài trong nhà trường đến nay vẫn chưa được quan tâm một các
đúng mức (đặc biệt khi đặt trong tương quan so sánh với văn học Việt Nam).
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do văn học nước ngoài từ trước đến
nay không có trong chương trình ôn thi Đại học và chỉ chiếm một phần rất
nhỏ trong chương trình ôn thi tốt nghiệp của học sinh. Điều đó khiến đại đa số
học sinh đều coi môn văn học nước ngoài là không quan trọng. Chính tâm lý
đó khiến giáo viên gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Bên cạnh đó, cũng cần phải công nhận rằng các tác phẩm văn học nước
ngoài được đưa vào chương trình là những tác phẩm hay nhưng rất khó đối
với cả người dạy và người học bởi khác nhau về truyền thống văn hóa, thời
đại. Hơn nữa đây là những tác phẩm dịch, khoảng cách về ngôn ngữ dù đã
được các dịch giả cố gắng khắc phục nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định
gây khó khăn cho quá trình dạy và học. Chính vì thế ngay cả khi người giáo
viên có ý thức đầu tư cho bài dạy cũng gặp không ít trở ngại.
Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tôi thấy cần tìm hiểu thêm những nội
dung chi phối cách hiểu sâu hơn về tác phẩm như vấn đề cảm hứng sáng tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
của nhà văn trong tác phẩm nhằm nâng cao chất lượng dạy học khiến sau một
giờ học văn tri thức mà học sinh thu nhận được không chỉ về một tác phẩm
mà còn là những hiểu biết nhất định về một tác giả tiêu biểu cho một nền văn
học trên thế giới.
1.4. Cảm hứng sáng tạo văn học thuộc về lĩnh vực còn nhiều điều khó
nói. Nó hiển nhiên đấy nhưng khó hình dung và lí giải cặn kẽ, nó tất yếu đấy
đối với quá trình sáng tác của nhà văn nhưng khó dễ gì phân tích thành thao
tác lao động sáng tạo của nhà văn vì bản tính mỗi nghệ sĩ mỗi khác. Mỗi nhà
văn đều có cá tính sáng tạo riêng của mình. Cảm hứng sáng tạo văn học lại
phụ thuộc nhiều vào chúng nên khó quy giản vào công thức chung hoặc thuật
ngữ khoa học chính xác. Có lẽ vì thế mà các công trình từ điển văn học không
có mục từ này. Tuy vậy trong thực tế lý luận phê bình, nghiên cứu và giảng
dạy văn học đều sử dụng cảm hứng sáng tạo rất phổ biến. Cảm hứng sáng tạo
văn học không những chỉ được nghiên cứu trong tâm lý học nghệ thuật mà
còn được nghiên cứu trong lý luận văn học nữa.
Như vậy có thể nói cảm hứng sáng tạo văn học là hiện tượng chung phổ
biến cho tất cả mọi nhà văn của mọi khuynh hướng, mọi thể loại văn học,
nhưng cảm hứng phê phán chỉ hình thành và biểu hiện rõ rệt ở chủ nghĩa hiện
thực trong văn học thế giới và văn học Việt Nam. Chính vì vậy mà cảm hứng
phê phán đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
1.5. Nền văn học Nga thế kỉ XIX được đánh giá là “kỉ nguyên vàng”
và “kỉ nguyên bạc” bởi sự phong phú, tốc độ phát triển phi thường và sức
sống mãnh liệt với tên tuổi rất nhiều các đại thụ văn học Nga như: Puskin,
Gôgôn, L.Tônxtôi, Đôxtôiepxki, Sêkhôp, Paxtecnak......
Sêkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại của văn học Nga thế kỉ XIX,
“ người đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga”.
Sáng tác của ông đã “ Bao quát toàn bộ thời đại ngột ngạt của xã hội Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
dưới mấy triều đại Nga chuyên chế, của xã hội nông nghiệp lạc hậu nước Nga
tiến dần lên kĩ nghệ hóa”. Với những cách tân to lớn trong lĩnh vực truyện
ngắn và kịch, Sêkhôp dường như đã khép lại một thời kỳ, đồng thời lại mở ra
một thời kỳ mới trong lịch sử văn học Nga và thế giới. Nhà văn Buranôp đã
đánh giá những cống hiến của Sêkhôp đối với tiến trình phát triển của truyện
ngắn thế giới: “Sêkhôp là cả một trường đại học thực thụ” . Còn đại văn hào
L.Tônxtôi lại bày tỏ sự khâm phục ở chỗ: “ Sêkhôp đã sáng tạo ra những
hình thái văn chương mới, hoàn toàn mới cho tất cả thế giới, những hình thái
mà tôi chưa từng thấy ở đâu cả...Sêkhôp là một nghệ sĩ của cuộc sống. Và giá
trị tác phẩm của ông là ở chỗ nó gần gũi và dễ hiểu, không những cho mỗi
người Nga, mà cho mỗi con người nói chung. Đó là cái chính chủ yếu..”. Cho
đến nay, Sêkhôp vẫn thuộc trong số các nhà văn “muôn thuở làm ta say
mê”(M.Gorki ). Sáng tác của Sêkhôp được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943. Ở
Việt Nam hiện nay, Sêkhôp là một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất.
Sáng tác cả truyện ngắn và kịch nhưng ông được coi là bậc thầy về truyện
ngắn. Nội dung truyện Sêkhôp phong phú sâu sắc có dung lượng lớn, hình
thức lại giản dị tinh tế, tiết kiệm từ ngữ, lời ít mà ý nhiều, cô đọng như thơ.
Với nhiều tác phẩm hay đặc sắc được đánh giá cao như: Anh béo và Anh gầy,
Cái chết của một viên chức, Phòng số 6, Khóm phúc bồn tử, Tu sĩ mặc đồ
đen...và tiêu biểu là Người trong bao truyện ngắn xuất sắc của Sêkhôp - một
nhà văn hóa lớn, độc đáo của trào lưu văn học hiện thực phê phán Nga cuối
thời, được dịch, đọc và nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và trở thành “ giáo
khoa” về cuộc sống cho học sinh Việt Nam. Đây là một truyện ngắn hay
nhưng khó dạy, bởi vậy việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu phân tích giá trị
văn học và đạo đức của cảm hứng phê phán trong giáo dục lối sống cho học
sinh qua tác phẩm là vấn đề cần thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích nội
dung và tác dụng giáo dục của cảm hứng phê phán trong dạy học truyện
ngắn “Ngƣời trong bao” của Sêkhôp ở lớp 11 Trung học phổ thông”Thực
hiện luận văn này người viết hi vọng sẽ phần nào giúp học sinh phổ thông yêu
mến thêm Sêkhôp, một bậc thầy truyện ngắn. Những kiến thức thu nhận được
qua dạy học truyện ngắn đặc sắc của Sêkhôp như “Người trong bao” sẽ giúp
giáo viên liên hệ, so sánh và dạy học những tác phẩm của Lỗ Tấn (Trung
Quốc) và tác phẩm của Nam Cao được tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề.
Ở nước Nga, vấn đề Sêkhôp và các sáng tác của ông được nhiều nhà
nghiên cứu tìm hiểu, khai thác và đạt được nhiều thành tựu. Tác giả A.B.Esin
trong tác phẩm “Chủ nghĩa tâm lý của văn học Nga cổ điển”, chương viết về
Sêkhôp đã nhận định rất chính xác kiểu nhân vật của Sêkhôp là những người
bình thường chứ không phải những nhân cách cá biệt. M.Gorki cũng khẳng
định với những sáng tạo mang đầy dấu ấn cá nhân của mình Sêkhôp đã “giết
chết chủ nghĩa hiện thực” thế kỉ XIX - phá vỡ nguyên tắc và thi pháp của chủ
nghĩa hiện thực thế kỉ XIX.
Nghiên cứu và giới thiệu văn chương Sêkhôp tại Việt Nam đã được tiến
hành từ khoảng giữa thế kỉ XX do một số dịch giả như Nguyễn Tuân, Phan
Hồng Giang, Vương Trí Nhàn thực hiện. Các dịch giả cũng đã đưa ra một số
nhận định chung khái quát về nội dung và nghệ thuật văn chương Sêkhôp qua lời
giới thiệu cho các tập truyện…Những bài nghiên cứu được đưa vào giáo trình “
Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” do giáo sư Nguyễn Hải Hà chủ biên tập trung
đi vào nghệ thuật. Tác giả Đỗ Hồng Chung “Lịch sử văn học Nga” lại chủ yếu
đề cập đến nội dung của tác phẩm Sêkhôp. Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Hải Phong
trong “Giáo trình văn học Nga”đi sâu đề cập tới những biểu hiện cụ thể trong
một số sáng tác của Sêkhôp. Ngoài ra còn một số bài viết về Sêkhôp trong các