Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích nghệ thuật mô tả các pho tượng của Huy Cận trong bài thơ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích nghệ thuật mô tả các pho tượng của Huy Cận trong bài
thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" Bài làm
"Các vị La Hán chùa Tây Phương" là một bài thơ không chỉ hay về nội dung
mà còn có nhiều đặc sắc về nghệ thuật. Mà nghệ thuật chủ yếu là mô tả và khắc
họa các pho tượng
Viết về mười tám vị La Hán chùa Tây Phương, người làm thơ đứng trước một
khó khăn: đó là làm thế nào cho người đọc hình dung được một cách sinh động
hình ảnh của từng pho tượng lại cũng phải làm cho người đọc có một cái nhìn
tổng quát về tất cả mười tám pho tượng. Nếu Huy Cận đi theo hướng tả lại lần
lượt mười tám pho tượng ấy, mỗi pho tượng một khổ thơ thì người đọc sẽ thấy
đủ mặt từng vị một nhưng bài thơ sẽ quá dài, không cần thiết. Nhưng nếu đi
theo hướng khái quát chung thì người đọc lại không thể hình dung được một
cách sinh động mỗi một pho tượng như thế nào. Trước yêu cầu ấy, Huy Cận đã
có một giải pháp nghệ thuật hợp lý: phối hợp đặc tả cụ thể với bao quát toàn
thể. Nhờ đó mà đem đến cho người đọc một cảm nhận khá toàn diện: vừa có
riêng vừa có chung, vừa gần vừa xa. vừa có điểm trọng tâm, vừa có diện mở
rộng, vừa chi li cụ thể, lại vừa khái quát tổng thể... đủ để cho người đọc hình
dung được về cái thế giới riêng của mười tám vị La Hán này. Ba khổ thơ đầu nghiêng về đặc tả. Còn ba khổ thơ tiếp theo lại nghiêng về bao
quát. Huy Cận chỉ chọn ba gương mặt tiêu biểu cho ba tâm tính, ba khí chất, ba
thời điểm điển hình của cuộc họp này. Pho tượng thứ nhất xem ra là một tâm tính điềm đạm, bình tĩnh như là phong
thái của người từng trải. Mặc dù trong lòng rối bời lên một tâm sự lớn nhưng
vẫn có khả năng kiềm chế, tiết chế, không cho cảm xúc lộ ra ngoài. Pho tượng
này hiện ra với dáng điệu trầm ngâm, lặng lẽ suy tưởng một mình. Nhưng bên
trong cái dáng lặng lẽ, ít lời ấy người ta vẫn thấy rõ một ngọn lửa lòng, một
ngọn hoả tâm đang thiêu đốt: "Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay". Ở khổ thứ hai, nhà thơ miêu tả pho tượng dường như tương phản với vị trên
Đây là pho tượng có một tâm tính xốc nổi và nông nổi. Tất cả nhiệt tình bên
trong đều tràn cả ra ngoài, tất cả những cảm xúc đều hiện ra trong cử chỉ, hành
động. Tâm tình của pho tượng ấy làm toát lên một sự nôn nóng, vội vã, hấp tấp. Phải chăng đây là một người trẻ tuổi, còn đầy sức lực: "Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng, biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo