Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich nghe thuat trong bai thue mau ban an che do thuc dan phap
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong bài Thuế Máu (Bản Án
Chế Độ Thực Dân Pháp)
Bài làm
Những năm hai mươi của thế kỉ XX là thời kì các nước đế quốc thi nhau bành
trướng, xâm lược, vơ vét của cải tài nguyên nhân lực của các thuộc địa. Cuộc
sống của nhân dân nô lệ ở những nơi này vô cùng tủi nhục và cực khổ. Trong
tình hình đó, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã nổ ra. Đó
chính là cuộc xâu xé giữa các nước đế quốc đang giành giật ảnh hưởng quyền
lợi. Cuộc xung đột ác liệt đó đẩy nhân dân lao động ở nhiều nước tư bản, người
dân lao động nghèo khổ ở các xứ thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Đây chính là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước, người
chiến sĩ cộng sản kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong thời kì này, Bản án chế
độ thực dân Pháp là tác phẩm chính luận được Người viết bằng tiếng Pháp. Để
hoàn thành tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã đọc rất nhiều tài liệu, tiếp xúc
trao đổi với rất nhiều nhân chứng thể hiện qua tác phẩm rất nhiều con số cụ thể. Bản án chế độ thực dân Pháp có nội dung phong phú gồm 12 chương và phần
phụ lục. Mười hai chương vừa nói, nửa chương viết về một chủ đề. Cả tác
phẩm là một bản cáo trạng phong phú, đanh thép về các tội ác tày trời của thực
dân về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Qua tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện lòng căm thù sâu sắc, mãnh liệt đối với những thế
lực thống trị tàn bạo, tình yêu thương sâu xa, thắm thiết đối với những kiếp
người nô lệ bần khổ. Bản án chế độ thực dân Pháp còn chứng tỏ ý chí chiến
đấu giành độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tác phẩm này cũng thể hiện một nghệ thuật trào phúng đả kích sắc sảo đa dạng
của Người. Thuế máu là chương mở đầu. Qua đây, tác giả đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả
nghĩa, các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc sử dụng người thuộc
địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm
khốc đã nói. Thuế máu lên án một trong những tội ác ghê tởm nhất của thực
dân đế quốc là lợi dụng xương máu của những con người nô lệ, bần khổ. Trước hết chúng ta thấy nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Ái Quốc được thể
hiện ở cách đặt tên chương và trình tự bố cục các phần trong chương. Thuế máu là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Tên chương vừa gợi lên số phận
thảm thương của người dân thuộc địa, vừa bao hàm được lòng căm phẫn và
thái độ mỉa mai đối với những tội ác ghê tởm của bọn thực dân. Trong thực tế
không có thuế nào gọi là “thuế máu”. Thuế máu là cách đặt tên của tác giả
nhằm phản ánh một thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân, ở các nước
thuộc địa: biến người dân nơi đây thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh
phi nghĩa. Các phần trong chương được bố cục theo một trình tự thời gian: Trước, trong
và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Với cách bố cục này, bộ
mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân
Pháp xung quanh việc bóc lột thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt
khác, thân phận thảm thương của người dân ở các xứ thuộc địa cũng được miêu
tả một cách cụ thể, sinh động.