Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt nghiệp THPT hai môn toán và ngữ văn của học sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN CAO SƠN
PHÂN TÍCH MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM THI
TUYỂN SINH ĐẦU VÀO VÀ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT
HAI MÔN TOÁN VÀ NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Đo lƣờng và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
Hà Nội, 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Phân tích mối tương quan giữa
điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt nghiệp THPT hai môn Toán và
Ngữ văn của học sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” hoàn toàn là kết quả
nghiên cứu của chính bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một
công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận văn,
tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình
bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất
cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn tƣờng
minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Cao Sơn
2
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng –
Viện đảm bảo chất lƣợng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời đã nhiệt
tình, tận tâm hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến quý Thầy (Cô) của Viện
Đảm bảo chất lƣợng giáo dục và các giảng viên tham gia giảng dạy khóa học
đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức về chuyên ngành Đo lƣờng - Đánh giá trong
giáo dục cũng nhƣ cung cấp cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa học cho
các học viên.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn thành tới đồng nghiệp, bạn bè thân thiết,
gia đình và đặc biệt là những ngƣời bạn khóa học K7 luôn động viên, khích lệ
tôi trong suốt quá trình học tập chƣơng trình Cao học Đo lƣờng và Đánh giá
trong giáo dục.
Xin trân trọng cảm ơn ./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Cao Sơn
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài luận văn...........................................................................................8
2. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................................8
3. Những kết quả mong đợi của đề tài ...........................................................................9
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..........................................................10
5. Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................11
8. Phƣơng thức chọn mẫu .............................................................................................11
9. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.............................................................................11
Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................11
Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 12
1. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................12
1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài........................................................................13
1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc........................................................................19
2. Cơ sở lí luận của đề tài ..............................................................................................23
2.1. Giáo dục THPT ...................................................................................................23
2.2. Lí luận về kỳ tuyển sinh đầu vào.......................................................................26
2.2.1. Tuyển sinh ....................................................................................................26
2.2.1.1. Thi tuyển sinh ...........................................................................................26
2.2.1.2. Điểm tuyển sinh THPT.............................................................................27
2.3. Lí luận về kì thi đầu ra (tốt nghiệp THPT) ......................................................31
2.4. Mối tƣơng quan giữa điểm thi đầu vào và điểm thi tốt nghiệp ......................36
2.5. Kiểm tra, đánh giá ..............................................................................................36
2.5.1. Khái niệm kiểm tra ......................................................................................36
2.5.2. Khái niệm đánh giá......................................................................................38
2.5.3 Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
học sinh ………………………………………………………………………………….. 41
2.5.3.1 Mục đích của việc kiểm tra - đánh giá ……………………………….....41
2.5.3.2 Ý nghĩa của việc kiểm tra - đánh giá ………………………………...…41
4
2.5.4 Các yêu cầu sƣ phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh ……………………………………………………………………………………43
2.6 Khung lí thuyết ……………………………………………………………….45
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 46
2.1. Địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………………….48
2.1.1 Thi tuyển sinh lớp 10 ...........................................................................................48
2.1.2 Thi tốt nghiệp THPT ............................................................................................49
2.2 Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................................50
2.3 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................53
2.3.1 Giai đoạn nghiên cứu lí luận…………………………………………………….53
2.3.2 Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn .……………………………………………….54
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .…………………………………………………………...54
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM THI TUYỂN SINH ĐẦU
VÀO VÀ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT CỦA HAI MÔN TOÁN VÀ NGỮ VĂN .…55
3.1. Phân tích mối tƣơng quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt
nghiệp THPT của môn Ngữ văn...................................................................................55
3.2. Phân tích mối tƣơng quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt
nghiệp THPT của môn Toán.............................................................................................72
3.3. Kiểm định giả thuyết ..............................................................................................87
3.3.1 Giả thuyết H1: Điểm đầu vào lớp 10 của môn Ngữ văn cao thì điểm đầu ra
tốt nghiệp THPT cũng cao……………………………………………………………….87
3.3.2 Giả thuyết H2: Điểm đầu vào lớp 10 của môn Toán cao thì điểm đầu ra tốt
nghiệp THPT cũng cao......................................................................................................88
3.3.3 Giả thuyết H3: Có sự khác nhau về kết quả đầu ra giữa dân tộc và địa bàn
cƣ trú của học sinh.................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................91
1. Kết luận.......................................................................................................................91
2. Khuyến nghị ...............................................................................................................92
3. Những hạn chế của nghiên cứu.................................................................................93
4. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp ………………………………………………...94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 95
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDTHPT Giáo dục trung học phổ thông
GDTX Giáo dục thƣờng xuyên
ĐH Đại học
TSĐH Tuyển sinh đại học
ĐTB Điểm trung bình
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mẫu nghiên cứu 58
Bảng 3.1.1: Thống kê điểm đầu vào lớp 10 môn Ngữ văn của học sinh 61
Bang 3.1.2: Thống kê điểm đầu vào lớp 10 môn Ngữ văn của học sinh
theo khóa học 63
Bảng 3.1.3: Thống kê điểm đầu ra lớp 10 môn Ngữ văn của học sinh 64
Bảng 3.1.4: Thống kê điểm đầu ra lớp 10 môn Ngữ văn của học sinh
theo khóa học 65
Bảng 3.1.5: Kiểm định Independent Samples T- Test giữa kết quả đầu
ra môn Ngữ văn với các nhóm dân tộc 67
Bảng3.1.6: Thống kê số lƣợng điểm theo từng mức của môn Ngữ văn
đối với hai nhóm dân tộc khác nhau. 67
Bảng 3.1.7: Kiểm định Independent Samples T- Test giữa kết quả đầu
ra môn Ngữ văn với các nhóm hộ khẩu 68
Bảng3.1.8: Thống kê số lƣợng điểm theo từng mức của môn Ngữ văn
đối với hai nhóm hộ khẩu thƣờng trú khác nhau. 69
Bảng 3.1.9: Bảng hệ số tƣơng quan giữa các biến trong phƣơng trình
hồi quy 71
Bảng 3.1.10: Đánh giá sự phù hợp của mô hình 71
Bảng 3.1.11: Phân tích ANOVA 72
Bảng 3.1.12: Ƣớc lƣợng các hệ số hồi quy cho mô hình 72
Bảng 3.1.13: Điểm đầu vào, đầu ra môn Ngữ văn của học sinh
khóa học 2008 - 2011 73
Bảng 3.2.1: Thống kê điểm đầu vào lớp 10 môn Toán của học sinh 78
Bảng 3.2.2: Thống kê điểm đầu vào lớp 10 môn Toán của học sinh theo
khóa học 80
Bảng 3.2.3: Kiểm định Independent Samples T- Test giữa kết quả đầu
ra môn Toán với các nhóm dân tộc 83
Bảng3.2.4: Thống kê số lƣợng điểm theo từng mức của môn Toán đối
với hai nhóm dân tộc khác nhau 84
Bảng 3.2.5: Kiểm định Independent Samples T - Test giữa kết quả đầu
ra môn Toán với các nhóm hộ khẩu 86
Bảng3.2.6: Thống kê số lƣợng điểm theo từng mức của môn Toán đối
với hai nhóm hộ khẩu thƣờng trú khác nhau. 87
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Biểu đồ mô tả mẫu nghiên cứu 58
Hình 3.2: Biểu đồ mô tả mẫu học sinh theo dân tộc 59
Hình 3.3: Biểu đồ mô tả mẫu học sinh theo giới tính 59
Hình 3.1.1: Biểu đồ các mức điểm đầu vào môn Ngữ văn 62
Hình 3.1.2: Biểu đồ thống kê điểm đầu vào lớp 10 môn Ngữ văn của học
sinh theo khóa học 63
Hình 3.1.3: Biểu đồ các mức điểm đầu ra môn Ngữ văn 65
Hình 3.1.4: Biểu đồ độ lệch giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra môn Ngữ
văn khóa học 2009 – 2012 75
Hình 3.1.5: Biểu đồ độ lệch giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra môn Ngữ
văn khóa học 2010 – 2013 76
Hình 3.1.6: Biểu đồ phân bố độ lệch giữa điểm đầu vào và điểm đầu ra
của các học sinh trong 3 khóa học (độ lệch >=1,00) 78
Hình 3.2.1: Biểu đồ các mức điểm đầu vào môn Toán 79
Hình 3.2.2: Biểu đồ các mức điểm đầu vào môn Toán theo khóa học 81
Hình 3.2.3: Biểu đồ các mức điểm đầu ra môn Toán 82
Hình 3.2.4: Biểu đồ các mức điểm đầu ra môn Toán theo khóa học 83
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ trƣớc đến nay giáo dục luôn đƣợc xem là quốc sách hàng đầu, chính
vì vậy ngành giáo dục luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của xã hội, các nhà
lãnh đạo, các chuyên gia. Đặc biệt trong thời gian vài năm trở lại đây giáo dục
luôn đƣợc sự quan tâm và tạo điều kiện từ các cấp lãnh đạo, của Đảng và
Chính phủ, các ban ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa trong tất cả các lĩnh vực về xã hội, kinh
tế, thƣơng mại, khoa học công nghệ và lĩnh vực giáo dục cũng không nằm
ngoài xu thế đó. Nƣớc ta đang ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn với thế
giới trên nhiều lĩnh vực, nhiều phƣơng diện. Để hội nhập và phát triển đất
nƣớc thì giáo dục với chức năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để đáp
ứng nhu cầu của lịch sử cần phải phát huy tối đa nội lực, đƣa ra các chính
sách, các giải pháp tối ƣu mang tính khoa học tiên tiến để nâng cao chất lƣợng
đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu và sứ mạng đã đề ra.
Trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, chất lƣợng đào tạo đƣợc tính
bằng sản phẩm đầu ra. Ngành giáo dục nƣớc ta đang từng bƣớc nghiên cứu và
thay đổi để theo kịp các nƣớc tiên tiến trong khu vực và tiệm cận với thế giới,
trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào việc đổi mới chất lƣợng giáo
dục bậc THPT. Các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT ngày
càng nhận đƣợc sự quan tâm, theo dõi của công luận. Xã hội muốn biết, muốn
nắm đƣợc chất lƣợng của các kì thi này để từ đó định hƣớng cho học sinh là
con em của họ. Kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không chỉ là kì thi
xác định điểm tuyển sinh đầu vào mà còn có ý nghĩa xác định chất lƣợng đào
tạo của bậc THCS. Kết quả này nhằm phân luồng học sinh và giúp cho ngành
giáo dục của mỗi địa phƣơng kịp thời đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn
9
chất lƣợng trong 3 năm học tiếp theo và đƣợc đánh giá bằng kì thi tốt nghiệp
THPT.
Từ những hƣớng tiếp cận nhƣ trên về vấn đề chất lƣợng đào tạo trong
quá trình học bậc THPT cần đƣợc nghiên cứu xem xét, nhằm giúp các trƣờng
nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của mình, từ đó đƣa ra các giải pháp
hoặc những kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lƣợng đào
tạo.
Xuất phát từ những lý do đó, đề tài đã chọn vấn đề: “Phân tích mối
tương quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt nghiệp THPT
hai môn Toán và Ngữ văn của học sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”
2. Ý nghĩa của đề tài
Từ thực tiễn của việc phân tích mối tƣơng quan giữa điểm tuyển sinh
đầu vào và điểm thi tốt nghiệp (đầu ra) hai môn Toán và Ngữ văn của học sinh
THPT trên địa bàn tỉnh sẽ giúp chúng ta biết đƣợc thực chất điểm thi hai môn
này giữa hai kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp là có mối tƣơng quan thuận hay
nghịch. Nghĩa là nếu chúng có mối tƣơng quan thuận ta có thể dự đoán đƣợc
điểm thi tốt nghiệp của học sinh căn cứ vào điểm thi tuyển sinh đầu vào và
ngƣợc lại. Đề tài sẽ giúp ngành giáo dục Cao Bằng đánh giá lại thực trạng chất
lƣợng giảng dạy, học tập của hai môn Toán và Ngữ văn nói riêng, chất lƣợng
các chƣơng trình giáo dục bậc THPT của tỉnh nói chung, nhìn nhận đƣợc
những kết quả trong công tác dạy và học của các cơ sở giáo dục, từ đó đƣa ra
những chiến lƣợc, giải pháp, mô hình và cách thức quản lí phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lƣợng đào tạo của Sở.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ giúp dự đoán chất lƣợng
của học sinh đã tốt nghiệp bậc THPT và theo học bậc học cao hơn, từ đó có
thể có những kiến nghị về phƣơng thức tuyển chọn vào đại học với các cấp
lãnh đạo, quản lí cao hơn.