Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh khách sạn 5 sao ở việt nam.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, bằng
chứng là lượng khách du lịch đến Việt Nam đang ngày một gia tăng. Đặc biệt
trong thời gian gần đây, lượng khách hạng sang đến Việt Nam tăng đáng kể,
chính vì thế nhu cầu về nơi ăn, chốn nghỉ ngày càng cao hơn. Kéo theo một xu
thế tất yếu xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn 5 sao tại các thành phố lớn,
các trung tâm thương mại và ở những điểm du lịch, nghỉ dưỡng. Từ lâu Việt
Nam đã được biết tới như một điểm đến an toàn, thiên nhiên, khí hậu ôn hòa,
cảnh quan tự nhiên còn giữ được nét hoang sơ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam
đang hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thu hút rất nhiều các đối tác nước
ngoài đến cũng đã và đang thu hút ngày càng nhiều các đoàn khách MICE, là
những đoàn khách doanh nhân, chuộng những khách sạn cao cấp, đầy đủ tiện
nghi về ăn nghỉ, tiện ích hội họp…Nhận ra xu hướng và tiềm năng lớn từ thị
trường Việt Nam, rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã quyết định
đầu tư kinh doanh loại hình khách sạn cao cấp ở đây. Rất nhiều các thương hiệu
nổi tiếng đã thành công, nhưng không thể phủ nhận sự thật là cũng có một số
hãng khách sạn nổi tiếng đã thất bại tại thì trường Việt Nam và phải nhượng
quyền lại cho các hãng khác. Điểm khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp
thành công và doanh nghiệp không thành công là chính ở việc am hiểu môi
trường kinh doanh. Phân tích môi trường kinh doanh là một bước cơ bản đầu
tiên trong một chiến lược đầu tư. Sau khi nắm rõ về các đặc điểm của thị trường
mình muốn tham gia, doanh nghiệp mới có thể tiến hành xây dựng chiến lược
phù hợp với thị trường đó.
Chính vì xu hướng gia tăng trong đầu tư ngành kinh doanh khách sạn, đặc
biệt là khách sạn 5 sao và tầm quan trọng của việc phân tích môi trường kinh
doanh như trên, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH, NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN 5 SAO Ở
VIỆT NAM”
1
Bài phân tích này bao gồm các phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về ngành
Phần II: Phân tích môi trường vĩ mô sử dụng mô hình PESTEL
Phần III: Phân tích môi trường ngành sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
của Michael Porter
Phần IV: Bảng phân tích các nhân tố bên ngoài và yếu tố thành công của ngành
Phần V: Một số đề xuất cho doanh nghiệp
Mặc dù đã rất cố gắng trong khi thực hiện , song do vốn kiến thức chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài phân tích này không tránh
khỏi còn một số sai sót. Rất mong cô giáo tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để
nhóm có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài này.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGÀNH
I. Giới thiệu chung về ngành:
1. Định nghĩa và khái niệm
- Khách sạn:
Khách sạn là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp hôtel ,nghĩa là cơ sở cho thuê
chỗ trọ (lưu trú) trong một thời gian nhất định (thường là ngắn).
Theo thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du
lịch Việt Nam về hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính
phủ về cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây
dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung khách sạn là
một cơ sở lưu trú điển hình được xây dựng tại một địa điểm nhất định và cung
cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách nhằm thu lợi nhuận. Sản phẩm dịch vụ
khách sạn ngày nay không chỉ bao gồm các sản phẩm lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí mà còn bao gồm cơ sở phục vụ phòng, thương mại, thẩm mỹ,...
- Phân loại khách sạn :
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại khách sạn như theo quy mô, đặc điểm dịch
vụ, theo chế độ sở hữu và điều hành, theo xu hướng kinh doanh…Tuy nhiên,
phổ biến và được nhiều người biết tới nhất vẫn là phân loại khách sạn chất lượng
và phạm vi kinh doanh của nó, hay nói cách khác chính là hệ thống xếp hạng
khách sạn theo số sao. Khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao thông qua các tiêu
chí về vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, dịch vụ và mức độ phục
vụ, nhân viên phục vụ và vệ sinh. Trong khuôn khổ của bài phân tích này, nhóm
sẽ không nghiên cứu về tất cả những khách sạn thuộc 5 hạng nói trên mà chỉ tập
trung vào hệ thống các khách sạn 5 sao, hay còn gọi là hạng xa xỉ (Luxury).
Dựa theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ban hành kèm theo Quyết định số
02 /2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục Du lịch, các khách
sạn được coi là đạt chuẩn 5 sao nếu thỏa mãn được các yêu cầu sau đây:
3