Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế dựa thên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PhÐp biÖn chøng vÒ mèi liªn hÖ phæ biÕn vµ vËn dông ph©n tÝch mèi liªn hÖ gi÷a x©y
dùng nÒn kinh tÕ ®éc lËp tù chñ víi héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bước vào thế kỉ XXI, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề
mang tính thời đại mang tính sống còn đối với sự phát triển của mỗi quỗc gia.
Nước Việt Nam chúng ta lại đang đứng trước một vận hội mới, thời cơ nhiều
nhưng cũng không ít thách thức khó khăn. Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển
nh một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan là một xu
hưóng mới của quá trình phát triển của kinh tế thị trường, phản ánh trình độ
phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phân công lao động
quốc tế và quốc tế hoá sản xuất đã trở thành phổ biến.
Đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn
tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có
quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú.Đến
nay toàn cầu hoá kinh tế đã thu hút nhiều quốc gia ở khắp các châu lục, đã có
27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời và hoạt động. Đây là sự phát
triển mới chưa từng có. Cuộc sống càng chứng tỏ không một quốc gia dù lớn
dù giàu đến đâu, cũng không thể tự mình sản xuất được tất cả những sản
phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó hội nhập
kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan trong đIêu kiện hiện nay.
Mặt khác toàn cầu hoá kinh tế đang làm cho các quốc gia ngày càng phụ
thuộc nhau về vốn, công nghệ, nguyên liệu và thị trường, nó tạo điều kiện
cho chủ nghĩa thực dân kinh tế phát triển dưới những hình thức ngày càng
tinh vi, nguy hiểm không kém gì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Vi vậy cần xây
dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, vững mạnh chống lại những ảnh hưởng
tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế với kinh tế trong nước.
Nói như vậy không phải là tách rời độc lập tự chủ và hội nhập, mà hai quá
trình này diễn ra một cách song song, có sự liên hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau
giúp cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
1