Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành cà phê tại việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân tích mô hình cạnh tranh ngành cà phê tại Việt
Nam
1. Nhà cung ứng
Những điều kiện tạo sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng
Do Việt Nam hiện đang là nước sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới. Việc các
công ty trong ngành cà phê tại Việt Nam đang ở trong vùng nguyên liệu nên có
thể loại trừ khả năng các doanh nghiệp này nhập khẩu cà phê từ nước khác mà
chỉ sử dụng nguyên nguyên liệu trong nước để giảm thiểu chi phí.
a) Nhóm này chỉ do một vài công ty thống trị và tập trung hơn ngành
nghề mà nhóm này bán hàng:
Tại Việt Nam, đa số cà phê trong nước được sản xuất bởi những hộ gia đình
với diện tích gieo trồng khoảng 2-5 ha/hộ. Các công ty Nhà nước chiếm khoảng
15% và cà phê được trồng trong những nông trại lớn. Trong lĩnh vực cung ứng cà
phê tại Việt Nam không có sự độc quyền công ty hoặc độc quyền nhóm dẫn đến
khả năng “làm giá” là không đáng kể.
Buôn Ma Thuột, Dak Lak và vùng cao nguyên Trung Bộ là những vùng sản xuất cà
phê nổi tiếng ở Việt Nam.
Tại các vùng này có 2 công ty nắm độc quyền về lĩnh vực cung ứng cà phê:
Hoàng An và Thế Bình. Các trạm thu mua của 2 công ty này phân bố rải rác các
tỉnh cao nguyên Nam Trung Bộ và tập trung thành một khối lượng lớn ở những
vùng trồng cà phê và là nơi tiếp nhận của hầu hết nông dân. Trong thời gian vừa
qua, do lượng cung của cà phê thế giới thiếu hụt trầm trọng, dẫn đến các nhà
cung ứng này liên tục nâng giá thành cà phê đầu vào để tương xứng với giá cà
phê xuât khẩu khiến cho các doanh nghiệp cà phê trong nước lâm vào tình trạng
khó khăn vì không đáp ứng được giá nguyên liệu đầu vào của 2 nhà cung ứng
trên. Tuy nhiên, các nhà cung ứng trên đã cam kết với các đối tác cà phê của họ đã
áp dụng trình độ mới dẫn đến năng suất và chất lượng cà phê đều cao hơn dẫn
đến các doanh nghiệp có thể yên tâm không tốn nhiều chi phí vào việc kiểm tra
đầu vào.
b) Nhóm này không phải bị buộc phải “giành giật” với những sản phẩm
thay thế khác có thể đem bán trong ngành nghề ấy:
Ở Tậy Nguyên, có những dự án phát triển để biến nơi đây thành nhà cung
ứng số 1 về cả cà phê lẫn ca cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, kì vọng này đã không thể
thực hiện được do việc quy hoạch thiếu đồng bộ vẫn còn lệch pha về phía cà phê
nhiều trong khi đất cà phê già cỗi (trên 20 năm) cho năng suất thấp vẫn chưa
chuyển qua trồng ca cao để đặt được lợi nhuận cao hơn. Thứ 2 là hiệu quả kinh tế
do ca cao mang lại thấp hơn nhiều so với cà phê về vấn đề năng suất và cả giá cả .
Theo thông tin tại web niengiamnongnghiep.vn một nông dân trồng cà phê dễ
dàng đặt được năng suất 3 tấn/ha với giá 20.000 đ/kg thì doanh thu là 60
triệu/ha, trong lúc đó ca cao chỉ đạt được 2 tấn/ha, doanh thu chỉ 40 triệu/ha.