Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ HÀ
PHÂN TÍCH LỢI THẾ
SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ HÀ
PHÂN TÍCH LỢI THẾ
SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH
THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở
các nghiên cứu khác, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Hà
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn
Khánh Doanh _ người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học cũng
như Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
đã chia sẻ nhiều tài liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Hà
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt .....................................................................................vii
Danh mục các bảng ........................................................................................viii
Danh mục các biểu đồ ......................................................................................ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH....5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 5
1.1.1.1. Kinh tế đối ngoại.................................................................................. 5
1.1.1.2. Ngoại thương........................................................................................ 5
1.1.1.3. Xuất khẩu ............................................................................................. 7
1.1.1.4. Lợi thế so sánh ..................................................................................... 9
1.1.1.5. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ............................................... 10
1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh ............................................................ 11
1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo ................................ 11
1.1.2.2. Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler................................................ 13
1.1.2.3. Lý thuyết H - O của Heckscher và Ohlin........................................... 14
1.1.2.4. Lý thuyết lợi thế hiện đại ................................................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
1.2.1. Xinh-ga-po ............................................................................................ 18
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.2.2. Thái Lan ................................................................................................ 19
1.2.3. Phi-líp-pin.............................................................................................. 20
1.2.4. Ma-lai-xi-a............................................................................................. 21
1.2.5. In-đô-nê-xi-a ......................................................................................... 22
1.3. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước......................................... 26
1.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu ............................................................ 26
1.3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu .......................................................... 31
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 33
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 33
2.2.1.1.Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................... 33
2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp..................................................................... 33
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 34
2.2.3.1. Phương pháp tổng quan lịch sử.......................................................... 34
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 35
2.2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh.......................................................... 35
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 36
2.3.1. Đo lường mức độ lợi thế so sánh .......................................................... 37
2.3.2. Đo lường mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu ...................................... 37
2.3.3. Đo lường triển vọng xuất khẩu ............................................................. 38
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA .................................... 39
3.1. Giới thiệu về thị trường NAFTA ............................................................. 39
3.1.1. Lịch sử ra đời của NAFTA ................................................................... 39
3.1.2. Sơ lược về thị trường NAFTA .............................................................. 41
3.2. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA .. 44
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.3. Phân tích lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường NAFTA................................................................................................ 52
3.3.1. Kết quả về lợi thế so sánh ..................................................................... 52
3.3.1.1. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
NAFTA............................................................................................................ 52
3.3.1.2. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ .. 56
3.3.1.3. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ca-na-đa 58
3.3.1.4. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mê-hi-cô 60
3.3.2. Tính ổn định về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ......................................... 62
3.3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA ... 65
3.4. Đánh giá, kết luận về lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường NAFTA........................................................................................... 70
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY LỢI THẾ SO
SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
NAFTA ........................................................................................................... 73
4.1. Quan điểm, phương hướng phát huy lợi thế so sánh ............................... 73
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA................................................. 76
4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách................................................... 76
4.2.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ................................................ 76
4.2.1.2. Chính sách tài chính - tín dụng đối với xuất khẩu.............................. 77
4.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm................................................................ 79
4.2.2.1. Phát triển khoa học - công nghệ........................................................ 79
4.2.2.2. Hạ giá thành sản phẩm _ biện pháp nâng cao tính cạnh tranh cho hàng
Việt Nam trên thị trường NAFTA................................................................... 80
4.2.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm.......................................................... 81
4.2.2.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu .................................................. 82
4.2.3. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 84
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
4.2.4. Giải pháp về kênh phân phối................................................................. 87
4.2.5. Giải pháp về liên kết, hợp tác trong xuất khẩu ..................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC....................................................................................................... 92
Phụ lục 1: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA.... 95
Phụ lục 2: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.... 105
Phụ lục 3: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ca-na-đa. 115
Phụ lục 4: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mê-hi-cô. 123
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
ĐVT
EU
FDI
GDP
NAFTA
ODA
R&D
WB
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Đơn vị tính
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Hỗ trợ phát triển chính thức
Nghiên cứu và phát triển
Ngân hàng thế giới
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh .............................................. 12
Bảng 1.2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh – thay đổi do chuyên
môn hóa........................................................................................... 12
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ba nước thành viên NAFTA 2012.......................... 43
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang NAFTA......................... 45
Bảng 3.3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang NAFTA .............. 48
Bảng 3.4: Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang NAFTA ............. 50
Bảng 3.5: Cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu
sang NAFTA................................................................................... 52
Bảng 3.6: 10 mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có chỉ số lợi thế so sánh
cao nhất giai đoạn 1999 - 2011....................................................... 54
Bảng 3.7: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế so sánh cao nhất ......... 57
Bảng 3.8: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa có lợi thế so sánh cao nhất 59
Bảng 3.9: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô có lợi thế so sánh cao nhất 61
Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger & Kreinin........................... 63
Bảng 3.11: Chỉ số F-K của nhóm hàng 0........................................................ 65
Bảng 3.12: Chỉ số F-K của nhóm hàng 1........................................................ 66
Bảng 3.13: Chỉ số F-K của nhóm hàng 2........................................................ 67
Bảng 3.14: Chỉ số F-K của nhóm hàng 3........................................................ 67
Bảng 3.15: Chỉ số F-K của nhóm hàng 4........................................................ 68
Bảng 3.16: Chỉ số F-K của nhóm hàng 5........................................................ 68
Bảng 3.17: Chỉ số F-K của nhóm hàng 6........................................................ 69
Bảng 3.18: Chỉ số F-K của nhóm hàng 7........................................................ 69
Bảng 3.19: Chỉ số F-K của nhóm hàng 8........................................................ 70
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Dân số ba nước thành viên NAFTA năm 2012 ........................ 41
Biểu đồ 3.2: GDP của ba nước thành viên NAFTA năm 2012..................... 42
Biểu đồ 3.3: GDP bình quân đầu người của ba nước thành viên NAFTA
2009 - 2012 .............................................................................. 43
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to
lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong
những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã
hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Thời kỳ 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình
quân 17,3% /năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng
bình quân 7,21 % / năm), vượt mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 – 2010 và vượt chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đã đề ra
trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010. Việt Nam có
vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hoá toàn cầu. Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
thế giới đã tăng từ 0,24% trong năm 2001 lên 0,46% trong năm 2010. Hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có mặt trên thị trường của 220 nước và
vùng lãnh thổ.
Với thị trường Bắc Mỹ - NAFTA, Việt Nam tập trung chủ yếu vào
việc phát triển quan hệ với Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, song cũng cố
gắng duy trì, mở rộng thị phần và nâng cao kim ngạch buôn bán với thị
trường Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp
Việt Nam và NAFTA có thể xâm nhập thị trường của nhau một cách dễ dàng
là do sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu kinh tế và các lợi thế so sánh của hai bên.
Đây chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và
NAFTA phát triển cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Với thế mạnh về
khoa học và công nghệ, Mỹ và Ca-na-đa có khả năng cung ứng nhiều sản
phẩm quan trọng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam như máy móc, thiết
bị, đặc biệt là máy móc thiết bị nguồn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao.
Ngược lại, các nước thành viên NAFTA cũng có nhu cầu cao về các mặt hàng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
như các loại tài nguyên khoáng sản, hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng may mặc
- những mặt hàng cần nhiều nguyên liệu và lao động mà các nước này ít có
lợi thế trong sản xuất, còn Việt Nam lại có khả năng sản xuất và xuất khẩu.
Trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là
yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ưu thế sẵn có để trao đổi và
bổ sung lẫn nhau nhằm huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế.
Và đối với Việt Nam, việc tận dụng tối đa những lợi thế so sánh là điều cần
thiết để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới nói chung và xâm nhập
thị trường NAFTA nói riêng.
Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh
tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng
trưởng, nước ta phải tìm ra các mặt hàng có lợi thế so sánh cao để đẩy
mạnh xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhất trong
quá trình công nghiệp hoá giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt với một thị trường
tiềm năng nhưng có sức cạnh tranh lớn như NAFTA, Việt Nam cần thiết
phải đầu tư nghiên cứu để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp.
Với tình hình trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích
lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực
Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh.
- Phân tích lợi thế so sánh của từng nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường NAFTA và các thị trường thành viên.
- Tìm ra những nhóm mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có lợi thế so
sánh cao nhất nhằm hướng đến một cơ cấu xuất khẩu chiến lược.